Phân tích quan hệ nhân quả Granger

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 41 - 42)

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.4. Phân tích quan hệ nhân quả Granger

Sau khi có được các kết quả hồi quy từ mơ hình GEE, trong phần này sẽ tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa những thay đổi trong các thước đo dịng tiền có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc ΔTobins_Qit, nhằm kiểm tra vấn đề nội sinh có thể có giữa các thước đo và biến phụ thuộc ΔTobins_Qit làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Từ đó, hỗ trợ hay bác bỏ tính hợp lý của các giả thuyết dự đoán về việc thay đổi các thước do dòng tiền dẫn đến những thay đổi hiệu quả tài chính cơng ty.

Để tiến hành các kiểm định này, Kroes và cộng sự (2014) đã thực hiện kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger bằng cách tiếp tục sử dụng hồi quy GEE một lần nữa theo hai mơ hình (4) và (5) như sau:

Mơ hình ΔX→ ΔY :

ΔYit = β0+ β1(ΔYit-1)+ β2(ΔYit-2)+ β3(ΔY it-3)+ β4(ΔY it-4)+β5(ΔXit-1)+ β6(ΔXit-2)+ β7(ΔXit-3) + β8(ΔXit-4) +eit. (4)

Mơ hình ΔY→ ΔX :

ΔXit = β0+ β1(ΔXit-1)+ β2(ΔXit-2)+ β3(ΔX it-3)+ β4(ΔX it-4)+β5(ΔYit-1)+ β6(ΔYit-2)+ β7(ΔYit-3) + β8(ΔYit-4) +eit. (5)

Trong đó, ΔYit là biến phụ thuộc ΔTobins_Qit, ΔXit lần lượt có thể sẽ là 05

biến giải thích ΔDSOit, ΔDIOit, ΔDPOit, ΔCCCit, ΔOCCit. Nếu kết quả hồi quy từ mơ hình (1), (2) và (3) cho biết sự thay đổi của cả 05 thước đo DSO, DIO, DPO, CCC, OCC đều có ý nghĩa thống kê và giải thích được cho biến phụ thuộc ΔTobins_Qit, thì trong bước này ta sẽ có 05 phép đo kiểm định mối nhân quả Granger.

Khi chạy mơ hình (4), mục đích là xác định xem một trong các biến trễ ΔXit-1, ΔXit-2, ΔXit-3, ΔXit-4, của biến ΔXit có ý nghĩa thống kê và giải thích được cho ΔYit hay khơng.

Tương tự, khi chạy mơ hình (5), mục đích là xác định xem một trong các biến trễ ΔYit-1, ΔYit-2, ΔYit-3, ΔYit-4, của biến ΔYit có ý nghĩa thống kê và giải thích được cho ΔXit hay khơng.

Nếu trong bước kiểm định (ΔX→ΔY) có ít nhất một biến trễ ΔXit có ý nghĩa thống kê và giải thích được cho biến ΔYit và trong bước kiểm định (ΔY→ΔX) khơng có bất kỳ biến trễ nào của ΔYit có ý nghĩa thống kê và giải thích được cho ΔXit , thì có nghĩa ΔX giải thích và có quan hệ nhân quả Granger với ΔY. Điều này cũng có nghĩa là khơng có vấn đề nội sinh xảy ra giữa biến giải thích ΔXit và biến phụ thuộc ΔYit. Nghĩa là kết quả hồi quy sẽ ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu một cách mạnh mẽ. Còn ngược lại, nếu cả trong 02 bước kiểm định (ΔX→ΔY) và (ΔY→ΔX) lần lượt đều có ít nhất một biến trễ ΔXit hoặc ΔYit có ý nghĩa thống kê và giải thích được cho biến cịn lại thì có nghĩa là đã có vấn đề nội sinh xảy ra giữa biến giải thích ΔXit và biến phụ thuộc ΔYit. Do vậy, kết quả hồi quy sẽ ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết nghiên cứu sẽ khơng cịn vững chắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cổ tức và sự chiếm đoạt từ các cổ đông kiểm soát, bằng chứng từ các công ty niêm yết ở việt nam (mô hình GEE generalized estimating equations) (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)