CHƢƠNG 2 : THIẾT KẾ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐO LƢỜNG
2.3.3. Biến kiểm soát
a. Thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của năm trước ( )
Được xác định là tỷ lệ thay đổi trong nắm giữ tiền mặt của công ty ở năm t – 1.
=
Khi áp dụng lý thuyết trật tự phân hạng, sự thay đổi của tiền nắm giữ theo thời gian của các công ty phụ thuộc vào sự gia tăng của các nguồn lực nội bộ của cơng ty trong cùng khoảng thời gian đó. Tuy nhiên, các cơng ty có thiết lập một mức tiền nắm giữ tối ưu phù hợp với chính sách của mình và có xu hướng tái lập mức tiền nắm giữ tối ưu đó, do đó, mọi sự thay đổi về tiền trong quá khứ sẽ được điều chỉnh về mục tiêu. Vì vậy, thay đổi trong tiền nắm giữ của năm trước càng nhiều thì tiền nắm giữ trong năm nay càng thấp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong nghiên cứu của Palazzo (2011) bắt nguồn từ nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999).
b. Tỷ số giữa dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng tài sản (CF)
Được xác định là Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên Báo cáo dòng tiền chia cho Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế tốn của cơng ty.
Khi áp dụng lý thuyết trật tự phân hạng, các công ty sẽ ưu tiên các nguồn lực nội bộ để tài trợ cho các cơ hội đầu tư trong tương lai. Dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu chủ yếu và ổn định nhất đối với toàn bộ các doanh nghiệp, do đó, sự tăng giảm của dịng tiền này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nắm giữ tiền của doanh nghiệp. Dịng tiền càng lớn thì tiền tích lũy càng lớn. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Almeida, Campello và Weisbach (2004), Simutin (2010), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011).
c. Giá trị sổ sách trên giá thị trường (BM)
Được xác định bằng cách lấy logarit của tỷ lệ Giá trị sổ sách trên Giá thị trường của cổ phiếu. Giá trị sổ sách trong công thức này được xác định bằng chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu cộng với chỉ tiêu Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại rồi chia cho Số lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm đó. Giá thị trường của cổ phiếu là giá bán của cổ phiếu tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm được lấy trên sàn chứng khốn mà cơng ty niêm yết.
BM = Ln
Chỉ tiêu này được sử dụng trong nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Almeida, Campello và Weisbach (2004), Simutin (2010), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011). Theo các nghiên cứu trên, vì giá trị sổ sách của công ty không bao hàm các cơ hội tăng trưởng trong tương lai, các nhà nghiên cứu kỳ vọng rằng tỷ số giá thị trường kết hợp với giá trị sổ sách, sẽ cao hơn khi cơng ty có các cơ hội tăng trưởng tốt hơn trong tương lai, do đó chỉ tiêu này được xem như là một nhân tố quan trọng trong việc xác định chính sách nắm giữ tiền của các công ty. Chỉ số này càng nhỏ tức là cơng ty càng có nhiều cơ hội đầu tư trong tương lai, do đó cơng ty sẽ càng nắm giữ nhiều tiền. Tuy nhiên, có những ý kiến ngược lại, Palazzo (2011) cho rằng chỉ số này sẽ tương quan âm với tiền nắm giữ.
d. Quy mô công ty (Size)
Được xác định bằng logarit của Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm. Số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế tốn của cơng ty.
Size = Ln(Tổng tài sảnt)
Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Almeida, Campello và Weisbach (2004), Palazzo (2011). Theo kết quả nghiên cứu của Palazzo (2011), quy mơ cơng ty có thể có tương quan dương với tiền nắm giữ của cơng ty, vì cơng ty với quy mơ càng lớn thì nhu cầu đầu tư và kinh doanh là càng lớn, do đó cần phải nắm giữ tiền để đáp ứng các nhu cầu này. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu khác lại thể hiện mối tương quan âm trong vấn đề này.
e. Tỷ số giữa cổ phần phát hành trong năm và tổng tài sản (NetEquity)
Được xác định bằng chỉ tiêu Tiền thu từ phát hành cổ phiếu và vốn góp trừ cho chỉ tiêu Chi trả cho việc mua lại, trả lại cổ phiếu và chỉ tiêu Cổ tức đã trả trên Báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
NetEquity =
Các chỉ tiêu này được thu thập trên báo cáo dòng tiền hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), và Palazzo (2011). Theo lập luận của các nghiên cứu này, các cơng ty tiến hành huy động vốn góp càng nhiều thì sẽ tích lũy càng nhiều tiền để đáp ứng cho các nhu cầu đầu tư trong tương lai gần.
f. Tỷ số giữa tổng nợ phát hành trong năm và tổng tài sản (NetDebt)
Được xác định bằng chỉ tiêu Tiền thu từ các khoản đi vay trừ đi chỉ tiêu Tiền trả cho các khoản vay trên Báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
NetDebt =
Các chỉ tiêu này được thu thập trên báo cáo dòng tiền hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011), Palazzo (2011). Theo lập luận của các nghiên cứu này, các công ty phát hành nợ trong năm càng nhiều sẽ có được chỉ tiêu số dư tiền trong năm càng nhiều do các nhu cầu cần thiết phải đáp ứng – chính là mục đích của các khoản vay.
g. Chi tiêu vốn đầu tư (NetInv)
Được xác định bằng chỉ tiêu Đầu tư cho tài sản cố định cộng với chỉ tiêu Đầu tư vào các doanh nghiệp khác trừ cho chỉ tiêu Bán các tài sản cố định trong Báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu Tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
NetInv =
Các chỉ tiêu này được thu thập trên báo cáo dòng tiền hàng năm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được sử dụng trong các nghiên cứu của Opler, Pinkowitz, Stulz, và Williamson (1999), Darcey McVanel và Nikita Perevalov (2008), Simutin
(2010), Jarrad Harford, Sandy Klasa và William Maxwell (2011), Palazzo (2011). Theo đó, chi tiêu vốn đầu tư sẽ là hoạt động tiêu tiền của các doanh nghiệp và do đó sẽ đưa đến việc chi tiêu vốn càng nhiều thì tiền tích lũy càng thấp.
Bảng 2.1. Tóm tắt phương pháp đo lường các biến
Biến Diễn giải Cách xác định biến và nguồn dữ liệu
Tỷ lệ thay dổi trong nắm giữ tiền mặt so với năm trước.
Tỷ số giữa chỉ tiêu tiền và các khoảng tương đương tiền trên chỉ tiêu tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng trên vốn cổ phần
Nội suy từ mơ hình chiết khấu thu nhập cịn lại với giá trị tới hạn là 12, ROE dự báo được tính theo mơ hình hồi quy chéo Fama-Macbeth
CF
Tỷ số giữa dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh và tổng tài sản
Chỉ tiêu Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của Báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu tổng tài sản của Bảng cân đối kế toán.
BM
Logarit tự nhiên của tổng giá trị sổ sách của công ty chia cho giá trị thị trường của công ty
Giá trị sổ sách của công ty được xác định bằng tổng của Chỉ tiêu vốn chủ sở hữu + chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập hoãn lại từ Bảng cân đối kế toán chia cho số lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm đó. Giá thị trường của cổ phiếu là giá bán của cổ phiếu tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm.
Size Lograrit tự nhiên của tổng tài sản
Chỉ tiêu tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
NetEquity
Tỷ số giữa cổ phần phát hành trong năm và tổng tài sản tại năm đó
Chỉ tiêu tiền thu từ phát hành cổ phiếu và vốn góp trừ cho chỉ tiêu chi trả cho việc mua lại, trả lại cổ phiếu và chỉ tiêu cổ tức đã trả trên báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán.
Biến Diễn giải Cách xác định biến và nguồn dữ liệu Netdebt Tỷ số giữa tổng nợ phát hành trong năm và tổng tài sản tại năm đó
Chỉ tiêu tiền thu từ các khoản đi vay trừ đi chỉ tiêu tiền trả các khoản đi vay trên báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
NetInv
Tỷ số giữa đầu tư ròng trong năm cho tài sải cố định và tổng tài sản tại năm đó
Chỉ tiêu đầu tư cho tài sản cố định cộng với chỉ tiêu đầu tư vào các công cụ nợ cộng với chỉ tiêu đầu từ vào các doanh nghiệp khác trừ cho chỉ tiêu bán các tài sản cố định trong báo cáo dòng tiền chia cho chỉ tiêu tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán.
Dựa vào bài nghiên cứu gốc của Palazzo và các bài nghiên cứu khác cùng với việc phân tích các học thuyết về nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp, tác giả đưa ra tổng hợp các biến tác động và kỳ vọng về dấu được nêu trong Bảng 2.4:
Bảng 2.2. Tổng hợp các biến tác động và kỳ vọng về dấu
Biến độc lập Kỳ vọng của tác giả
Re + ∆CH - CF + BM - Size + NetEquity + NetDebt + NetInv -