Kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của Vietcombank Tân Định trong thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện thực hiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Tân Định đến năm 2020 (Trang 84 - 85)

6. Kết cấu của luận văn

3.1 Kế hoạch, mục tiêu kinh doanh của Vietcombank Tân Định trong thờ

thời gian tới

3.1.1 Kế hoạch kinh doanh

Bảng 3.1 Kế hoạch kinh doanh của Vietcombank Tân Định năm 2018

Đơn vị: Tỷ VND

STT Chỉ tiêu Items Thực

hiện 2017 Kế hoạch 2018

Tăng trưởng

1 Tổng dư nợ Average Loan

balance 7,190.0 10,066.0 40%

2 Tổng huy động Average

Deposit balance 15,678.0 21,165.3 35%

3 Thu nhập lãi thuần Net Interest

Income (NII) 710.0 994.0 40%

4 Thu dịch vụ thuần Net Fee Income 45.0 60.8 35%

5

Thu nhập KD ngoại tệ,vàng, chứng khoán,

khác

Trading Income 5.9 7.7 30%

6 Tổng thu nhập hoạt động Total Operating

Income (TOI) 760.9 1,062.4 40%

7 Tổng chi phí hoạt động Total Operating

Expenses 515.5 721.6 40%

8 Lợi nhuận sau khi phân bổ

Profit After

Cost Allocation 245.4 340.8 39%

9 Dự phòng rủi ro Provision 2.0 2.5 25%

10 Lợi nhuận trước thuế Profit Before

Tax 243.4 338.3 39%

11 Lợi nhuận sau thuế Net Profit After

Tax 182.6 253.7 39%

Như vậy có thể nhận thấy, năm 2018 là một năm đặt khá nhiều kỳ vòng về sự tăng trưởng của Vietcombank Tân Định với các con số tài chính dự kiến đều tăng trưởng hai con số. Kế hoạch dư nợ tăng 40%, chủ yếu là tập trung cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa kết hợp phát triển mảng dư nợ khách hàng cá nhân. Tình hình huy động hứa hẹn sẽ có nhiều thách thức hơn và chủ yếu tập trung tăng huy động dân cư và đối tượng là chủ doanh nghiệp (tăng 35%). Kế hoạch thu phí dịch vụ thuần tăng 35%, chủ yếu do Hội sở chính nhìn thấy được cơ hội phát triển các sản phẩm payroll (trả lương) của chi nhánh Tân Định do địa bàn tập trung khá nhiều doanh nghiệp và ở trung tâm TPHCM- Thành phố lớn nhất và sôi động nhất cả nước. Phí dịch vụ chủ yếu đến từ dịch vụ thẻ và chuyển tiền trong, ngoài nước.

3.1.2 Mục tiêu

Quan điểm 1: Cải tiến quản trị nguồn nhân lực phải dựa trên cơ sở hoàn thiện

cơ cấu tổ chức, mở rộng mạng lưới PGD trực thuộc chi nhánh phù hợp với tình hình thực tiễn của ngân hàng quốc gia.

Quan điểm 2: Cải tiến quản trị nguồn nhân lực phải có sự đồng bộ, thống nhất

phối hợp từ lãnh đạo đến nhân viên, các bộ phận, từ nhận thức cho đến hành động.

Quan điểm 3: Cải tiến quản trị nguồn nhân lực trước hết cần tôn trọng, tạo

mọi điều kiện, chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần cho nguồn nhân lực của toàn chi nhánh, chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thực hiện công việc và tạo động lực và đặc biệt đổi mới các công nghệ thuộc thẩm quyền chi nhánh được chuyển đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hoàn thiện thực hiện quản trị nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Tân Định đến năm 2020 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)