CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.4 Các nghiên cứu về động lực làm việc
1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.4.1.1 Nghiên cứu của Linder (1998)
Mục đích của nghiên cứu nhằm mơ tả tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên. Cơng trình nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu các Doanh nghiệp Piketon vàTrung tâm Khuyến nông, Đại học bang Ohio. Nghiên cứu dựa trên mơ hình mười yếu tố động viên của Kovach (1987). Kết quả nghiên cứuchỉ ra rằng có 10 yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viênvới mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thứ tự sau: (1) Công việc thú vị; (2) Được cơng nhận đầy đủ thành tích cơng việc; (3) Cảm giác được tham gia; (4) Công việc ổn định; (5) Lương cao; (6) Sự thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; (7) Điều kiện làm việc tốt; (8) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên; (9) Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị; (10) Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề cá nhân.
1.4.1.2 Nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011)
Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên kinh doanh tại Malaysia. Mơ hình nghiên cứu này xuất phát từ lý thuyết hai nhân tố của Herzberg, sử dụng các nhân tố tác động đến ĐLLV của nhân viên. Kết quả cho thấy các nghiên cứu đã chứng minh rằng có tất cả 11 nhân tố độc lập: (1) Tiền; (2) Quan hệ với đồng nghiệp; (3) Quan hệ với cấp trên; (4) Công việc ổn định; (5) Điều kiện làm việc; (6) Thành đạt; (7)Thăng tiến; (8) Bản chất công việc; (9) Sự công nhận; (10) Phát triển nghề nghiệp; (11) Chính sách cơng ty. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng biến điều kiện làm việc là biến động lực quan trọng nhất, tiếp theo là cơng nhận, chính sách cơng ty và các yếu tố tài chính.
1.4.1.3 Nghiên cứu của Shaemi Barzoki và cộng sự (2012)
Shaemi Barzoki và các cộng sự đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV dựa trên lý thuyết của Herzber. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tất cả 7 yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên bao gồm: (1) An tồn nghề nghiệp; (2) Chính sách cơng ty; (3) Mối quan hệ với đồng nghiệp; (4) Giám sát và mối quan hệ với cấp trên; (5) Điều kiện làm việc; (6) Cuộc sống cá nhân; (7) Tiền lương và thưởng. Trong đó, yếu tố tiền lương và thưởng có tác động nhiều nhất đến ĐLLV và trái lại yếu tố cuộc sống cá nhân có sự ảnh hưởng ít nhất.
1.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
1.4.2.1 Nghiên cứu “Thang đo động viên nhân viên” của Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy, 2011
Nghiên cứu về Thang đo động viên nhân viên đã được Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy xây dựng năm 2011 dựa trên mô hình mười yếu tố tạo ĐLLV của Kovach và các nghiên cứu liên quan khác. Kết quả cho thấy thang đo động viên nhân viên gồm 4 thành phần: (1) Công việc phù hợp; (2) Chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý (lương thưởng, phúc lợi, thăng tiến); (3) Quan hệ tốt trong công việc; (4) Thương hiệu công ty. Trong các nhân tố đó, chính sách và chế độ đãi ngộ hợp lý đóng vai trị quan trọng nhất, có tác động mạnh nhất đối với việc động viên kích thích cán bộ cơng nhân viên.
Nghiên cứu “Thang đo động viên nhân viên” của Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy, (2011) là mơ hình nghiên cứu về thang đo động viên nhân viên, về các yếu tố tạo ĐLLV cho nhân viên dựa trên rất nhiều cơ sở lý thuyết, các mơ hình nghiên cứu nước ngồi và được khảo sát, phân tích kiểm định, điều chỉnh lại cho phù hợp với các doanh nghiệp tại TP.HCM. Đây là một nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ĐLLV của nhân viên có giá trị cao và có ý nghĩa phù hợp. Do đó, tác giả kế thừa thang đo ĐLLV của mơ hình nghiên cứu này và vận dụng phù hợp với tình trạng thực tế của Công ty CP Cấp Nước Gia Định.
1.4.2.2 Nghiên cứu Những nhân tố tác động đến động lực làm việc của Lưu Thị Bích Ngọc và ctg, 2013
Mục đích nghiên cứu là xác định những nhân tố tác động đến ĐLLV của nhân viên, sử dụng là phương pháp định lượng. Có tất cả 136 nhân viên trả lời bảng câu hỏi, bảng câu hỏi được đặt ra dựa trên mơ hình của Teck-Hong và Waheed (2011). Kết quả cho thấy là có tất cả 11 nhân tố đáng tin cậy để đưa vào khảo sát đều. Thông qua việc phân tích hồi quy cho kết quả là chỉ có 4 trong số 11 biến động lực có sức ảnh hưởng đáng kể tác động đến ĐLLV của nhân viên. Đó là (1) Mối quan hệ với cấp trên; (2) Phát triển nghề nghiệp; (3) Điều kiện làm việc; (4) Bản chất công việc
1.4.2.3 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên của Bùi Thị Thanh & Đoàn Tấn Sang, 2016
Mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên tại Nhà máy Phân bón Cửu Long và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ĐLLV của nhân viên tại Nhà máy. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ĐLLV của nhân viên, nâng cao hiệu quả sản xuất của nhà máy.
Thang đo nghiên cứu được kế thừa từ thang đo 10 yếu tố công việc của Kovach (1987). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của nhân viên theo thứ tự tầm quan trọng từ cao đến thấp gồm: (1) Cấp quản lý; (2) Đào tạo và thăng tiến; (3) Công việc thú vị; (4) Đồng nghiệp; (5) Thu nhập và phúc lợi; (6) Chính sách khen thưởng và công nhận.
Như vậy, tác giả đã trình bày một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLVcủa nhân viên, sau đây tác giả sẽ tóm tắt các yếu tố dưới Bảng 1.3
Bảng 1.3: Bảng tổng kết các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV của Người lao động Mơ hình Nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐLLV
Nghiên cứu của Linder (1998)
Công việc thú vị, Được cơng nhận thành tích cơng việc, Cảm giác được tham gia, Công việc ổn định, Lương cao, Sự thăng tiến & phát triển nghề nghiệp,
Điều kiện làm việc tốt, Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, Xử lý kỷ luật khéo léo, tế nhị, Sự hỗ trợ của quản lý trực tiếp
Nghiên cứu của Teck-Hong và Waheed (2011)
Bản chất công việc; Thăng tiến; Thành đạt; Điều kiện làm việc; Công việc ổn định; Quan hệ với cấp trên; Tiền; Quan hệ với đồng nghiệp; Chính sách cơng ty; Phát triển nghề nghiệp; Sự công nhận
Nghiên cứu của Shaemi Barzoki và cộng sự (2012)
An tồn nghề nghiệp; Chính sách cơng ty; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Giám sát và mối quan hệ với cấp trên; Điều kiện làm việc; Cuộc sống cá nhân; Tiền lương và thưởng
Nghiên cứu của Trần Kim Dung & Nguyễn Ngọc Lan Vy (2011)
Cơng việc phù hợp; Chính sách, chế độ đãi ngộ hợp lý (lương thưởng, phúc lợi, thăng tiến); Quan hệ tốt trong công việc; Thương hiệu công ty
Nghiên cứu của Lưu Thị Bích Ngọc và ctg (2013)
Mối quan hệ với cấp trên; Phát triển nghề nghiệp; Điều kiện làm việc; Bản chất công việc
Nghiên cứu của Bùi Thị Thanh & Đoàn Tấn Sang (2016)
Cấp quản lý; Đào tạo và thăng tiến; Công việc thú vị; Đồng nghiệp; Thu nhập và phúc lợi; Chính sách khen thưởng và công nhận
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)