Đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Phú Yên (Trang 45 - 49)

2.3.1. Xử lý nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ

3.1. Đánh giá hoạt động xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM Phú Yên

3.1.1. Kết quả xử lý nợ xấu của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2013-2016

3.1.1.1. Kết quả xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2013-2016

Tính từ thời điểm triển khai Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức

tín dụng” (năm 2013) đến năm 2016, tổng số nợ xấu được xử lý và thu hồi của các

chi nhánh NHTM trên địa bàn đạt 596,137 tỷ đồng. Trong đó: + Cơ cấu lại nợ: 26,785 tỷ đồng

+ Bán tài sản bảo đảm thu hồi nợ: 23,502 tỷ đồng + Khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ: 12,913 tỷ đồng

+ Đề nghị thi hành án cưỡng chế thu hồi nợ: 22,232 tỷ đồng + Bán nợ cho công ty mua bán nợ/VAMC: 273,556 tỷ đồng + Xử lý rủi ro: 79,753 tỷ đồng

+ Giải pháp khác thu hồi nợ: 130,406 tỷ đồng

3.1.1.2. Thuận lợi trong xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2016

- Vấn đề xử lý nợ xấu được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ ngành trong việc thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC), các chi nhánh NHTM trên địa bàn đã tích cực thực hiện các giải pháp cơ cấu lại nợ, xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ xấu cho VAMC, thu hồi nợ, sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro, kiểm sốt gia tăng nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, khơi thơng dịng vốn phục vụ nền kinh tế.

- Đa số khách hàng có dư nợ xấu trên địa bàn đều có thiện chí hợp tác với Ngân hàng tìm hướng giải quyết để trả dứt điểm cho ngân hàng.

- Hầu hết tài sản đảm bảo xử lý để thu hồi nợ nằm ở vị trí thuận lợi, khả năng phát mãi, giao dịch dễ dàng.

- Những chính sách tín dụng của Chính phủ, NHNN đã kịp thời tác động đến khách hàng vay vốn góp phần làm giảm nợ xấu. Việc thực hiện việc cơ cấu nợ, miễn giảm lãi tiền vay, các chính sách cho vay với lãi suất ưu đãi đã tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho khách hàng giảm được chi phí trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, được tiếp tục vay mới để tiếp tục sản xuất khi có phương án sản xuất khả thi.

- Có sự phối hợp các cơ quan liên quan Cơng an, Viện kiểm sát, Tịa án và Thi hành án trong việc xử lý thu hồi nợ được quan tâm và ngày càng cải thiện.

3.1.1.3. Khó khăn trong xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2016

- Thị trường bất động sản, kinh tế trong nước chưa khởi sắc gây khó khăn cho việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn cịn gặp nhiều rủi ro, nhất là sản phẩm nông nghiệp thường mất giá, thị trường đầu ra bấp bênh... làm giảm thu nhập của người nông dân và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay khi đến hạn, dẫn đến nợ xấu.

- Các quy định pháp luật trong việc xử lý tài sản còn nhiều chồng chéo, bất cập khiến việc xử lý tài sản còn chậm và gặp nhiều rủi ro.

- Mặc dù các đơn vị đã tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ nhưng một số một số khách hàng chây ỳ, bất hợp tác, làm đơn khiếu nại, khiếu kiện nhiều nơi... nhằm kéo dài thời hạn trả nợ, tranh thủ tẩu tán tài sản thế chấp hoặc làm giảm giá trị tài sản thế chấp, khiến việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm, tài sản phát mãi có khả năng khơng thu hồi đủ nợ và phát sinh nhiều vấn đề bất cập khác.

- Khách hàng chết, khách hàng đi khỏi địa phương; đã xét xử nhưng đang kháng cáo, kháng nghị chờ phúc thẩm; tổ chức hòa giải lần 1, lần 2 nhưng khơng thành; Tịa án đang thụ lý, chưa xử; vi phạm pháp luật Công an đang thụ lý.

- Khách hàng bán hết tài sản và bỏ vùng, trốn, mất tích; tài sản chưa bán được; gia đình đang khó khăn chưa có nguồn thu; Cơ quan thi hành chưa có thơng báo; đang thi hành án, nhưng do giá trị tài sản đưa ra chưa phù hợp với giá trị thị trường nên việc bán tài sản kéo dài; đang yêu cầu kê biên tài sản; tài sản đang tranh chấp đang chờ xử lý.

- Việc xử lý tài sản thơng qua Tịa án và Thi hành án để thu hồi nợ còn nhiều vướng mắc, kéo dài, chưa thật sự quyết liệt đã tạo ra tâm lý ỷ lại rất lớn trong một bộ phận khách hàng.

- Đối với tài sản qua thi hành án đã tổ chức bán và bàn giao tài sản cho người mua, nhưng chưa chuyển tiền bán tài sản cho Ngân hàng để thu nợ.

- Hồ sơ khởi kiện chưa bảo đảm tính pháp lý dẫn đến vụ việc kéo dài.

3.1.2. Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu và các giải pháp đang sử dụng 3.1.2.1. Những mặt đạt được 3.1.2.1. Những mặt đạt được

(1) Nâng cao chất lượng cơng tác nhận diện, phân loại và phịng ngừa nợ xấu của các NHTM trên địa bàn.

- Lãnh đạo ngành Ngân hàng Phú Yên đã ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn, đôn đốc việc phân loại nợ, cơ cấu lại nợ theo quy định của NHNN Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, các NHTM trên địa bàn đã bám sát diễn biến thực tế về quản lý nợ và tinh thần của văn bản chỉ đạo của NHNN, của nội bộ nhằm hướng đến phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức phân loại, nhận diện nợ xấu cũng như phòng ngừa nợ xấu luôn được hệ thống kiểm soát nội bộ các ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh Phú Yên kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất theo quy định, đây là cơ sở vững chắc để ngăn ngừa, xử lý nợ xấu.

(2) Các NHTM trên địa bàn đã sử dụng khá linh hoạt các biện pháp xử lý nợ xấu, đạt hiệu quả tích cực trong công tác quản lý nợ xấu.

Trong thời gian qua, các NHTM trên địa bàn đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý nợ xấu, cụ thể: (1) Cho vay tiếp để duy trì hoạt động; (2) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; (3) Giảm/miễn lãi vay; (4) Xử lý tài sản để thu hồi nợ; (5) Bán nợ cho VAMC; (6) Sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Các kết quả phân tích ở phần trên có thể thấy kết quả xử lý nợ xấu đã giải quyết khá hiệu quả các khoản nợ xấu phát sinh.

Ngoài ra, các NHTM đã thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng kinh doanh, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ gốc, lãi vay, thu hồi nợ sau xử lý rủi ro, tiết kiệm được chi phí hoạt động.

3.1.2.2. Tồn tại và nguyên nhân

- Nợ xấu của các NHTM trên địa bàn từ 2013 đến 2016 có xu hướng giảm xuống, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cơ cấu theo từng khối (khối NHTM NN và NHTM CP) có diễn biến phức tạp hơn, cụ thể: Trong năm 2013, tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM CP khoảng 7%, cao hơn mức quy định; đến năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của khối NHTM CP tuy có giảm so với năm 2016 nhưng ở mức khoảng 3,72%, cao hơn mức quy định. Điều này cho thấy, nợ xấu của các NHTM trên địa bàn qua các năm tuy giảm, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, biến động không ngừng.

Nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của sự biến động tài chính bất lợi của các khách hàng vay, ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng, gây ra nợ xấu kéo theo cao. Điều này, xuất phát từ nguyên nhân chủ quan là do khả năng thẩm định tín dụng của các ngân hàng chưa được thực hiện hiệu quả, bị động trong việc xử lý các khoản nợ khi khách hàng khơng có khả năng chi trả. Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/NHNN-QĐ hết hiệu lực thi hành từ 01/4/2015 trong điều kiện kinh tế tỉnh cịn khó khăn đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

- Trong thời gian qua, nợ xấu được xử lý bằng biện pháp bán nợ cho công ty VAMC chiểm tỷ lệ cao (48% tổng số nợ xấu được xử lý). Điều này làm gia tăng nhiều rủi ro tiềm tàng cho các NHTM trên địa bàn, vì: Các ngân hàng vẫn liên đới trách nhiệm; vẫn trích dự phòng nợ xấu đã bán và có nguy cơ hồn lại nợ nếu VAMC không xử lý được nợ sau 5 năm. Việc bán nợ cho VAMC với giá thấp hơn dư nợ thực tế, nếu VAMC khơng xử lý được nợ sau 5 năm và hồn lại nợ cho các ngân hàng với nguyên giá mua sẽ đặt các NHTM trên địa bàn đối mặt với những tổn thất rất lớn.

- Các biện pháp xử lý nợ xấu qua khởi kiện, thanh lý TSBĐ để thu hồi nợ cịn

nhiều khó khăn, vướng mắc; vẫn cịn nhiều hạn chế trong công tác phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro.

Việc xử lý thông qua khởi kiện và xử lý TSBĐ trên địa bàn còn nhiều vướng mắc về thủ tục pháp lý, chưa có sự hỗ trợ đồng bộ của các cơ quan có thẩm quyền liên quan làm mất nhiều thời gian và chi phí cho các ngân hàng. Nhiều khách hàng không hợp tác trong việc xử lý tài sản thu hồi nợ, cố tình chây ì kéo dài thời gian trả nợ, thời gian bàn giao tài sản, ngoài ra việc định giá tài sản trước khi cho vay cịn hời hợt, chưa chính xác dẫn đến khi bán tài sản thu hồi nợ thường bị tổn thất lớn cho các ngân hàng.

Hiện tại, công tác phân loại nợ, trích lập và xử lý rủi ro chưa thực sự trở thành công cụ dự phịng hiệu quả cho các khoản nợ có khả năng mất vốn. Nguyên nhân: Việc phân loại nợ xấu vẫn còn tiêu cực, do sức ép của việc gia tăng chi phí nên cơng tác phân loại, trích lập dự phịng rủi ro của một số NHTM trên địa bàn chưa hiệu quả, tỷ lệ trích lập dự phịng thấp so với nợ xấu thực tế; tỷ lệ thu nợ sau xử lý rủi ro chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn Phú Yên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)