2.3. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại trườngTrung Học Công Nghệ
2.3.2. Đánh giá từng bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ
2.3.2.1. Mơi trường kiểm sốt
Ưu điểm:
- Nhà trường ln đề cao tính chính trực và giá trị đạo đức. CBVC, NLĐ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của đơn vị.
- BGH có kiến thức, kinh nghiệm và uy tín cao, nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước, kiên quyết chống các hành vi tiêu cực.
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy có chất lượng và uy tín cao, ngày càng có sự gắn kết giữa những giáo viên công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm, yêu nghề và những giáo viên trẻ, có nhiệt huyết và trình độ.
Những hạn chế cịn tồn tại:
- Còn tồn tại một số CBVC, NLĐ thiếu quan tâm tìm hiểu những quy định và hoạt động của nhà trường, dẫn đến có những nhận thức chưa đúng đắn.
- Sự thống nhất ý kiến trong nhà trường còn chưa cao, vẫn tồn tại tâm lý lảng tránh, sợ liên lụy trách nhiệm của một số ít CBVC, NLĐ.
- Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận và cá nhân trong đơn vị còn gặp hạn chế. - Chính sách khen thưởng cịn mang tính định mức, cào bằng. Cơ chế quy định
hàng năm mỗi đơn vị sẽ có bao nhiêu cá nhân được khen thưởng dẫn đến phải bình bầu thơng qua bỏ phiếu kín. Điều này dễ dẫn đến đánh giá con người nhiều hơn là đánh giá công việc. Những cá nhân hoạt động tích cực, “va chạm” nhiều lại gặp bất lợi hơn những người khác.
2.3.2.2. Đánh giá rủi ro
Ưu điểm:
Nhà quản lý quan tâm nhiều đến các yếu tố gây trở ngại cho mục tiêu hoạt động của đơn vị thông qua việc cập nhật thường xuyên các thơng tin kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, pháp luật; ghi nhận các mặt thuận lợi và những mặt khó khăn ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong các cuộc họp giao ban, họp tồn trường và tổng kết cuối năm. Bên cạnh đó, CBVC, NLĐ có ý thức cao trong việc đánh giá rủi ro, thường xuyên tư vấn các rủi ro và các biện pháp đối phó rủi ro cho lãnh đạo trong các buổi họp tồn trường.
Những hạn chế cịn tồn tại:
Nhà trường chưa xây dựng được bộ phận dự báo và xử lý rủi ro riêng biệt. Công tác nhận diện rủi ro cịn thơ sơ, chủ yếu là so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch và kết quả thực hiện giữa các thời kỳ để tìm nguyên nhân. Các phương pháp đánh giá và phân tích rủi ro mang nhiều tính cảm tính, dẫn đến các biện pháp đối phó rủi ro thường không hiệu quả, đa phần là khắc phục hậu quả hơn là chủ động phòng ngừa.
2.3.2.3. Hoạt động kiểm soát
Nhận xét chung về hoạt động kiểm soát
Ưu điểm:
- Nhà trường đã có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các Phòng, Khoa, Tổ; mỗi hoạt động đều có sự xét duyệt và ủy quyền rõ ràng.
- Hệ thống kế toán được thiết kế tương đối phù hợp với điều kiện hiện tại của nhà trường. Các chứng từ, sổ sách, báo cáo được xử lý theo quy định của Nhà nước, thuận tiện cho cơng tác kiểm tra, tìm kiếm.
- Tài sản của nhà trường được kiểm soát tương đối tốt, công tác kiểm tra, đối chiếu giữa tài sản thực tế với sổ kế toán chi tiết. giữa số liệu của nhà trường với Kho bạc được thực hiện thường xuyên.
- Nhà trường có chú trọng tới cơng tác phân tích rà sốt, tìm hiểu ngun nhân của những hạn chế để kịp thời đưa ra những điều chỉnh, những giải pháp thích hợp.
Những hạn chế cịn tồn tại:
- Sự phân chia trách nhiệm, ủy quyền chỉ dừng lại ở các Phòng, Khoa, Tổ chưa cụ thể hóa đến từng cá nhân, gây khó khăn cho cơng tác thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể khi xảy ra sự cố.
- Cơng tác sốt xét hàng ngày, việc kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận, kiểm tra độc lập còn thiếu.
Nhận xét về cơ chế kiểm sốt cơng tác sửa chữa, mua sắm vật tư – thiết bị
Ưu điểm:
- Công tác sửa chữa, mua sắm vật tư – thiết bị đảm bảo tính độc lập giữa các chức năng: yêu cầu, phê duyệt, thực hiện, ghi nhận, quản lý tài sản.
- Các nghiệp vụ được lập chứng từ đầy đủ, mẫu biểu theo quy định và có sự xét duyệt của các cấp lãnh đạo.
Những hạn chế còn tồn tại:
- Chưa có bảng mơ tả cơng việc cũng như lưu trình xử lý các nghiệp vụ gây khó khăn trong cơng tác triển khai, đặc biệt là đối với những người chưa có kinh nghiệm. - Chưa quy định yêu cầu về thời gian hoàn thành và chất lượng của từng
khâu cũng như chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm, chậm trễ ảnh hưởng tới chất lượng công việc.
- Do việc mua mới vật tư – thiết bị phải có sự xét duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên việc mua sắm những thiết bị thực sự cần thiết gặp nhiều khó khăn, chậm trễ. Một số thiết bị như máy in, máy vi tính đã sử dụng rất lâu, cũ nát vẫn chưa được thay mới. Micro và máy chiếu còn rất thiếu.
- Việc cấp phát văn phòng phẩm như: giấy in, bút, mực in…còn theo định mức, chưa phù hợp với thực tế sử dụng ở các Phòng, Khoa, Tổ.
Nhận xét về cơ chế kiểm sốt cơng tác giảng dạy
Ưu điểm:
- Các mẫu biểu được thiết kế phù hợp, xác lập kịp thời và ký duyệt đầy đủ.
- Công tác lập kế hoạch giảng dạy và sắp xếp thời khóa biểu được thực hiện nhịp nhàng giữa các Khoa, Tổ và Phòng Đào tạo và có sự hỗ trợ lẫn nhau khá hiệu quả.
- Công tác kiểm tra, giám sát giờ giảng, bố trí phịng học cũng như xử lý vi phạm đối với giáo viên bỏ tiết, đi trễ, về sớm được thực hiện nghiêm ngặt.
- Việc góp ý, kiểm tra chéo cũng được thực hiện giữa các giáo viên thơng qua hình thức dự giờ.
Những hạn chế còn tồn tại:
- Chưa có bảng mơ tả cơng việc cũng như lưu trình xử lý các nghiệp vụ gây khó khăn trong công tác triển khai, đặc biệt là đối với những người chưa có kinh nghiệm. - Chưa quy định yêu cầu về thời gian hoàn thành và chất lượng của từng khâu cũng
như chế tài xử lý nếu xảy ra vi phạm, chậm trễ ảnh hưởng tới chất lượng cơng việc. - Chưa có hình thức đánh giá cụ thể chất lượng của các giáo viên thỉnh giảng. - Việc quản lý về đề cương, bài giảng chưa được bộ mơn, Phịng Khảo thí và
đảm bảo chất lượng giám sát chặt chẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. - Cơng tác dự giờ cịn nặng về hình thức, thường được báo trước nên có sự chuẩn
bị kỹ, mang tính đối phó nhiều hơn là đánh giá, học hỏi kinh nghiệm.
2.3.2.4. Thông tin và truyền thông
Ưu điểm:
Việc thu thập và quản lý thông tin được nhà trường thực hiện khá hiệu quả. Các kênh thông tin bên trong và bên ngồi đơn vị, đặc biệt là hệ thống thơng tin kế toán đảm bảo thơng tin chính xác và được cung cấp kịp thời, đáng tin cậy.
Những hạn chế còn tồn tại:
- Chưa có hình thức truyền đạt thơng tin kịp thời đối với các trường hợp CBVC đi công tác, đi giảng ở các đơn vị liên kết bên ngồi ít có thời gian lên trường.
- Các kênh thông tin giữa nhà trường với bên ngồi cịn thiếu, hình ảnh nhà trường chưa được phổ biến rộng rãi.
2.3.2.5. Giám sát
Ưu điểm:
Hoạt động nhà trường được sự giám sát thường xuyên của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. BGH ý thức rõ và thường xuyên giám sát hoạt động của các
Những hạn chế còn tồn tại:
Hoạt động giám sát của Ban Thanh tra nhân dân còn thiếu hiệu quả. Mỗi năm một lần hoặc khi có khiếu nại, tố cáo, Ban Thanh tra nhân dân mới tiến hành kiểm tra hoạt động và tài chính nội bộ. Điều này làm mất tác dụng của công tác giám sát thường xuyên nhằm phát hiện những gian lận và sai sót trong nhà trường.