Khi thị trường chứng khốn, bất động sản rơi vào khó khăn, thị trường ẩm thực và dịch vụ nhà hàng (F&B – Food & Beverage) vẫn tăng trưởng đều đặn qua các thời kỳ do nhu cầu ăn uống khơng vì suy thối kinh tế mà giảm sút, thậm chí F&B đã trở thành một trong ba ngành dẫn đầu về tốc độ phát triển lẫn thu hút dòng vốn từ các nhà đầu tư nước ngồi. Vì vậy, kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay đang là một ngành hấp dẫn và được rất nhiều người lựa chọn để khởi nghiệp bởi đặc thù khơng có rào cản gia nhập ngành. Năm 2016 vừa qua đã ra đời hàng loạt những nhà hàng/quán café theo xu hướng mới như các nhà hàng Nhật Bản, trào lưu “mì cay Hàn Quốc” hay những tên tuổi trà sữa nước ngoài mới gia nhập thị trường thu hút hàng dài người xếp hàng.
Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International tính tới năm 2016 cả nước có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 430.000 cửa hàng nhỏ, hơn 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 nhà hàng cà phê, bar và hơn 80.000 nhà hàng phát triển bài bản. Số liệu trên cho thấy độ phủ dày đặc của các cửa hàng ăn uống trên mỗi tuyến đường phố Việt Nam. Với những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, đặc biệt tại các khu vực trung tâm, hoạt động kinh doanh ẩm thực diễn ra vơ cùng sơi động với các món ăn khơng chỉ của Việt Nam mà còn đến từ rất nhiều các quốc gia trên thế giới.
Thực tế cho thấy, chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống có quan hệ tỷ lệ thuận với đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, do cùng với sự phục hồi của đà tăng trưởng kinh tế thì sức cầu cho sản phẩm ngành thực phẩm và đồ uống của nền kinh tế nước ta cũng ngày càng tăng lên. Tính chung trong giai đoạn 2014-2016 tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 6,29%/năm, cao rõ rệt hơn mức tăng trưởng trung bình 5,52%/năm giai đoạn 2012-2014.
Theo tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam qua các năm (Biểu đồ 2.1), tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho sự tăng trưởng “bùng nổ” của ngành thực phẩm
và đồ uống khi ngành này chiếm khoảng 15% tổng GDP và đang trong xu hướng tăng lên trong thời gian tới. Số liệu của Nielsen Việt Nam cho thấy có sự phục hồi của đà tăng trưởng diễn ra ở mảng thực phẩm (4,7%). Năm 2016, quy mô thị trường F&B của Việt Nam được đánh giá vào khoảng 30 tỷ USD.
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP và CPI của Việt Nam qua các năm
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Cùng với đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam được dự báo tăng trưởng mạnh cũng là động lực thúc đẩy ngành F&B. Theo số liệu dự báo từ Boston Consulting Group, tầng lớp trung lưu với thu nhập từ 714 USD/ tháng sẽ đạt mức 33 triệu người vào năm 2020, từ đó thúc đẩy nhu cầu ăn uống ở các chuỗi nhà hàng.
Thị trường tiêu dùng Việt Nam hiện phân hóa theo thu nhập của người tiêu dùng, trong khi thị trường tiêu dùng chung tăng trưởng tốt hơn chủ yếu nhờ vào nhóm người có thu nhập trung bình cao và thu nhập cao. Người tiêu dùng thành thị có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động giải trí, ăn uống ngồi hàng quán, đem lại nhiều cơ hội cho các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực F&B.
Theo thống kê của Decision Lab (công ty nghiên cứu thị trường) – năm 2016 cho thấy mỗi người tiêu dùng đã chi từ 35.000 - 265.000 đồng/lần ăn uống bên ngoài ở các quán ăn/vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng sang trọng vì tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian, chiếm bình qn 48% chi tiêu hàng tháng. Không những vậy mà 70% người tiêu dùng Việt Nam có thói quen ăn uống bên ngồi từ 3-5 lần/tuần; trong đó, người tiêu dùng độ tuổi 20-25 và từ 26-35 là “mạnh tay” nhất trong việc chi tiêu cho hoạt động này. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (Consumers Confidence Index) tại Việt Nam hiện đang ở mức cao nhất từ trước đến nay khi liên tục tăng trưởng mạnh mẽ - giúp Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 5 toàn cầu về mức độ lạc quan, đạt 117 điểm (tăng 5 điểm so với quý 4/2016) – mức điểm cao nhất trong 5 năm qua, theo báo cáo Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng (Consumers Confidence Index) của Nielsen, cơng ty thơng tin và đo lường tồn cầu.
Biểu đồ 2.2: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng khu vực Đơng Nam Á, Q2/2017
(Nguồn: Nielsen)
Có thể nói, đây là giai đoạn ngành dịch vụ ăn uống được “hưởng lợi” nhiều nhất và có mức tăng trưởng cao 12% ở 9 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm 2016 (theo Tổng cục thống kê, bảng 2.1)
Bảng 2.1: Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2017
Với sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường F&B trong những năm gần đây ở Việt Nam, các quỹ đầu tư đã khơng ngừng tìm kiếm những khoản đầu tư mới vào doanh nghiệp sở hữu các chuỗi nhà hàng ẩm thực. Với đặc điểm dân số đông nhất cả nước (trên 10 triệu người), thu nhập đầu người cao (GDP 6.000 USD/người/năm) và có xu hướng thích ăn ngồi vì tính tiện lợi, thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ khổng lồ đối với ngành dịch vụ ăn uống, thu hút các thương hiệu nước ngoài du nhập về Việt Nam thơng qua hình thức nhượng quyền thương hiệu. Theo thống kê của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), trong 8 năm qua, Vụ đã cấp phép cho 137 thương nhân và 148 thương hiệu, nhãn hiệu nước ngoài vào Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực nhà hàng chiếm đến 43,7% số thương vụ với 42 thương hiệu trong các ngành hàng thức ăn nhanh, bánh, cà phê, đồ uống, nhà hàng lẩu nướng.
Trong các thương hiệu đã vào Việt Nam, nổi lên là những tên tuổi như McDonald's, Baskin Robbins, Haagen-Dazs (Mỹ), Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, Pepper Lunch, Burger King (Singapore), Lotteria, Tour Les Jour, BBQ Chicken (Hàn Quốc),…Trong tình hình cạnh tranh khốc liệt của ngành, để giữ vững thương hiệu ẩm thực Việt đòi hỏi sự nỗ lực từ các chủ doanh nghiệp trong nước nói chung và Hồng Yến Group (HYG) nói riêng khi cần thiết đầu tư vào cơng nghệ, tạo nên những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, củng cố phát triển thương hiệu, mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị trường nội.