Cơ cấu nguồn vốn trong nƣớc về du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 71)

2.4. Phân tích kết quả huy động vốn đầu tƣ vào phát triển du lịch Bình Định

2.4.3.1. Cơ cấu nguồn vốn trong nƣớc về du lịch

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn trong nƣớc đầu tƣ cho Du lịch Bình Định

ĐVT: Tỷ đồng

Vốn đầu tƣ 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn Trong nƣớc 365,02 962,00 1.274,00 2.075,11 2.157,75 2.309,70

1. Ngân sách nhà nước 22,00 56,00 75,00 82,50 105,00 120,00 2. Vốn Doanh nghiệp 343,02 906,00 1.199,00 1.992,61 2.052,75 2.189,70 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Định)

0,00 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Bảng cơ cấu nguồn vốn trong nước

NSNH Vốn DN

(Nguồn: Trích dữ liệu bảng 2.12)

Hình 2.4: Cơ cấu nguồn vốn trong nƣớc đầu tƣ cho Du lịch Bình Định

Dựa vào số liệu trên ta nhận thấy tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước so với lượng vốn của doanh nghiệp trong nước đầu tư vào du lịch Bình Định tương đối thấp. Tuy nhiên nhìn chung, vốn Nhà nước cấp cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ tăng vốn ngân sách Nhà nước bình quân là 40%. Điều này chứng tỏ Nhà nước có sự quan tâm đầu tư cho lĩnh vực du lịch, mặc dù tốc độ tăng cao nhưng lượng vốn ngân sách dành cho du lịch Bình Định vẫn tương đối nhỏ so với tỉnh Khánh Hịa. Bên cạnh đó, lượng vốn trong nước đầu tư cho hoạt động du lịch cũng có xu hướng tăng liên tục qua các năm. Tốc độ tăng bình quân vốn trong nước là 54%. Điều này cũng chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước bắt đầu thấy được tiềm năng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch ở Bình Định. Để hiểu rõ hơn cụ thể cơ cấu của từng nguồn vốn trong nước, chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng nguồn vốn. Trước hết ta sẽ phân tích nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

a. Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc

Nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh về cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách Nhà nước, những năm qua Bình Định đã thực hiện nâng cấp và xây dựng mới một số cơng trình hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch và dân sinh, đặc

biệt là các cơng trình về giao thơng cầu - đường - điện, tạo nên sự liên kết giữa trung tâm du lịch thành phố Quy Nhơn tới các vùng du lịch trọng điểm, các khu dân cư đơ thị, hình thành một số khu du lịch mới, do đó đã thu hút được một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư với nhiều dự án lớn phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí chất lượng cao, khơi dậy tiềm năng du lịch tại các khu du lịch trong tỉnh, góp phần mở ra tiềm năng to lớn cho du lịch Bình Định tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Tình hình đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.11: Cơ cấu vốn ngân sách NN đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng Du lịch

ĐVT: Tỷ đồng

Vốn đầu tƣ 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Vốn % Vốn % Vốn % Vốn % Vốn % Vốn %

Ngân sách nhà nƣớc 22 100 56 100 75 100 83 100 105 100 120 100 1. Ngân sách trung ương 10 45,45 15 26,8 22 29,33 30 36,4 40 38,1 53 44,17 2. Ngân sách địa phương 12 54,55 41 73,2 53 70,67 52,5 63,6 65 61,9 67 55,83 (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư Bình Định) Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch Bình Định liên tục tăng qua các năm, chứng tỏ địa phương và Nhà nước có sự quan tâm đầu tư cho việc phát triển ngành du lịch ở Bình Định. Tỷ trọng đóng góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2006-2011 giữa Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương là 58,5%. Tỷ lệ này ở mức khá, tuy nhiên lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Bình Định như vậy là vẫn cịn thấp, bởi vì Bình Định đang ở giai đoạn đầu của hoạt động phát triển du lịch, cần đầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng tốt thì mới thu hút được các nhà đầu tư cho lĩnh vực du lịch phát triển.

Tổng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch Bình Định từ ngân sách Trung ương trong giai đoạn 2006 – 2011 là 170 tỷ đồng, từ ngân sách địa phương là

291 tỷ đồng. Trong khi đó, Quảng Ngãi: Trung ương 180 tỷ đồng, địa phương: 530 tỷ đồng; Khánh Hòa: Trung ương 900 tỷ đồng, địa phương: 433 tỷ đồng. Chúng ta có thể nhận thấy tổng lượng vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng ở Khánh Hòa và Quảng Ngãi cao hơn rất nhiều so với Bình Định. Khánh Hịa là tỉnh được Ngân sách trung ương hỗ trợ lượng vốn rất cao. Quảng Ngãi mặc dù vốn ngân sách Trung ương cũng thấp như Bình Định, nhưng Ngân sách Tỉnh Quảng Ngãi dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng rất cao. Do vậy, trong thời gian tới để thu hút được các nhà đầu tư du lịch thì Bình Định cần dành nhiều ngân sách cho đầu tư cơ sở hạ tầng hơn.

b. Nguồn vốn các doanh nghiệp trong nƣớc

Nguồn vốn các doanh nghiệp trong nước là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong các nguồn vốn đầu tư vào kinh doanh du lịch ở tỉnh Bình Định. Nguồn vốn này lấy từ vốn kinh doanh, lợi nhuận, vốn góp của các doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả trong hoạt động mở rộng đầu tư; từ nguồn vốn tích lũy của cá nhân trong và ngồi tỉnh. Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp đã làm thay đổi diện mạo của du lịch Bình Định trong một thời gian tương đối ngắn và góp phần đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách. Để thấy rõ hơn sự đóng góp của nguồn vốn này ta sẽ đi phân tích bảng số liệu về vốn góp của các doanh nghiệp trong nước cho ngành du lịch tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2006-2011 ở bảng sau:

Bảng 2.12: Các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ vào Du lịch Bình Định

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Công ty Đầu tƣ Tỉnh Tên Dự án Vốn Tổng

2006

1. Cơng ty TNHH

Quốc Thắng Bình Định Khu du lịch Bắc cầu Thị Nại 181,2

343,02

2. Cơng ty TNHH

Tân Phước Bình Định Khu du lịch Nam cầu Thị Nại 161,82 2007

1. Cơng ty

TNHH Ánh Việt Bình Định Khu du lịch Hội Vân 516

906

2. Cơng ty TNHH

Mỹ Tài Bình Định Khu du lịch Trung Lương 390

2008

1. Công ty CP Khống sản và Đầu tư Khánh Hịa

Khánh Hịa Khu Du lich Hầm Hơ - Tây Sơn 824,00

1.199,00

2. Công ty TNHH

Duyên Hải Bình Định Khu Du lịch Gềnh Ráng 375

2009

1. Cơng ty TNHH Du lịch Trung Hội

Bình Định Khu Resort Trung Hội 152,61

1.992,61

2. Cơng ty Cổ phần Thanh Niên - Bình Định

Bình Định Nhơn Lý – Cát Tiến Khu du lịch biển 1.840

2010

1. Công ty TNHH Du lịch Trung Hội

Bình Định Dự án Khu du lịch Trung Hội 2.052,75 2.052,75

2011

1. Cơng Ty CP

Phú Tài Bình Định Khu Khách sạn Nhơn Hội 125,7

2.189,70

2. Công ty CP

Vinpearl Khánh Hòa Khu Du lịch Hải Giang 2.064,00

(Nguồn: Trung tâm xúc tiến đầu tư Tỉnh Bình Định)

Tổng lượng vốn doanh nghiệp trong nước đầu tư vào ngành Du lịch Bình Định giai đoạn 2006-2011 là 8683,08 tỷ đồng. Trong đó có 9 cơng ty trong tỉnh Bình Định đóng góp lượng vốn là 5.795,08 tỷ đồng, có 2 cơng ty thuộc tỉnh Khánh Hịa đầu tư vào tỉnh Bình Định với lượng vốn 2.888 tỷ đồng. Với kết quả này ta thấy được công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư cho lĩnh vực du lịch trong nước của Bình Định cịn rất hạn chế, vì phần lớn lượng vốn đầu tư đều là các doanh nghiệp trong tỉnh tự đầu tư. Với lượng vốn thu hút được trong giai đoạn

2006-2011 đã tốt hay chưa thì chúng ta sẽ đi so sánh với các tỉnh khác được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.13: Vốn Doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ cho ngành Du lịch ĐVT: Tỷ đồng ĐVT: Tỷ đồng

Năm Quảng Ngãi Bình Định Khánh Hịa

2006 250 343,02 1.337,68 2007 360 906 1.605,75 2008 505 1.199 2.025,60 2009 867,55 1.992,61 2.655 2010 1.275,50 2.052,75 2.890,75 2011 2.648,94 2.189,70 3.582,90 Tổng cộng 5.906,99 8.683,08 14.097,68

(Nguồn: Tổng hợp Sở kế hoạch và Đầu tư 3 tỉnh)

Tổng lượng vốn đầu tư của các Doanh nghiệp trong nước đầu tư cho du lịch giai đoạn 2006-2011 của Tỉnh Quảng Ngãi là thấp nhất. Điều này là dễ hiểu vì Quảng Ngãi là thị xã được nâng lên thành phố vào năm 2005 nên cơ sở hạ tầng và sức hấp dẫn các nhà đầu tư khơng bằng Bình Định và Khánh Hịa. Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư của Quảng Ngãi liên tục tăng qua các năm, năm 2011 đã vượt qua Bình Định. Khánh Hịa là tỉnh có lượng vốn đầu tư cao nhất trong 3 tỉnh, điều này dễ hiểu vì Khánh Hịa là tỉnh có hoạt động du lịch phát triển rất mạnh, hoạt động thu hút đầu tư của Khánh Hịa rất tốt. Tỉnh Bình Định có lượng thu hút vốn đầu tư liên tục tăng qua các năm là dấu hiệu rất tốt, tuy nhiên đối với 1 tỉnh mới bắt đầu phát triển tiềm năng du lịch thì cần thu hút lượng vốn đầu tư nhiều hơn nữa để phát triển du lịch Tỉnh nhà một cách nhanh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch tỉnh bình định đến năm 2020 , luận văn thạc sĩ (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)