Như chúng ta đã biết, CSTT là một trong những chính sách hết sức quan trọng góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng bền vững. Thậm chí theo M.Friedman – đại biểu của Trường phái kinh tế tự do mới còn cho rằng: “sự tăng trưởng kinh tế ổn định của một quốc gia chỉ là kết quả của một chính sách tiền tệ ổn định”, trong đó các chính sách khác đặc biệt là CSTK chỉ đóng vai trị hỗ trợ cho CSTT trong tiến trình đảm bảo phát triển kinh tế bền vững mà thôi. Để thực hiện CSTT ổn định và đạt hiệu quả cao, có rất nhiều cơng cụ để NHTW các nước lựa chọn và kết hợp sử dụng với nhau, nhưng theo thực tế cho thấy, cơng cụ lãi suất đóng vai trị hết sức trọng yếu trong việc thực thi một CSTT hiệu quả.
Từ mục tiêu và vai trò của cơ chế điều hành lãi suất đối với CSTT cũng như đối với nền kinh tế đã trình bày ở các nội dung trước, có thể thấy cơ chế điều hành lãi suất là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong guồng máy hoạt động của CSTT. Ngồi ra, lãi suất cịn là một nhân tố hết sức nhạy cảm, lãi suất không chỉ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố vĩ mơ mà cịn có tác động trở lại đối với nền kinh tế trong nước: lãi suất làm ảnh hưởng đến hành vi và hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, ngân hàng, hộ dân cư v.v…); lãi suất là công cụ quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mơ và đo lường tình trạng của nền kinh tế. Việc thực hiện một cơ chế điều hành lãi suất có phù hợp và hiệu quả hay không sẽ quyết định sự thành bại của CSTT và từ đó có ý nghĩa quyết định đến trình độ kinh tế của một quốc gia. Nếu cơ chế điều hành lãi suất được thực thi hiệu quả, thì CSTT cũng thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, qua đó giúp nền kinh tế phát triển ổn định, hệ thống NH, thị trường tài chính và các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lạm phát được kiểm soát tốt, giá cả ổn định và đời sống của người dân được nâng cao, đảm bảo an sinh xã hội. Ngược lại, nếu cơ chế điều hành lãi suất
khơng phù hợp có thể sẽ làm cho nền kinh tế đi ngược lại với các mục tiêu mà Nhà nước đã đề ra, gây nguy hại trước mắt đến thị trường tiền tệ, sau đó là thị trường vốn và làm cho lợi ích của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế bị xâm phạm, mà đặc biệt là hệ thống NH sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, khi hầu hết các quốc gia đều đang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với thế giới thì xu hướng biến động khôn lường của nền kinh tế thế giới đã và đang diễn ra sẽ có ảnh hưởng khơng nhỏ đến các nước. Mặt khác, cùng với việc hiện nay hầu hết các quốc gia đều theo đuổi cơ chế tự do hóa tài chính thì q trình thực thi cơ chế điều hành lãi suất càng trở nên khó khăn và cấp thiết hơn. Với ý nghĩa đó, việc phân tích tình hình và đề ra các giải pháp nhằm hồn thiện cơ chế điều hành lãi suất của NHTW, từ đó góp phần điều hành CSTT theo đúng mục tiêu đề ra và đảm bảo tăng trưởng ổn định nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và trọng yếu.
1.4. Tìm hiểu về cơ chế điều hành lãi suất của NHTW Nhật Bản (BOJ) giai đoạn 2006 – 2012 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1 Cơ chế điều hành lãi suất của NHTW Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2012
Về tính độc lập của NHTW Nhật Bản
BOJ có mơ hình NHTW trực thuộc Chính phủ (cụ thể là trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản). Hiện tại, hệ số độc lập của BOJ được đánh giá ở mức 2,5 thấp hơn nhiều so với Thụy Sỹ, Đức (4) và Mỹ (3,5) – là những quốc gia có mơ hình NHTW độc lập so với Chính phủ, điều đó chứng tỏ BOJ khơng phải là một ngân hàng có được sự độc lập tuyệt đối, nhưng so với các nước có NHTW thuộc mơ hình này như Anh, Việt Nam, Trung Quốc v.v… thì BOJ lại có mức độ độc lập so với Chính phủ nhiều hơn. Do đó, điều này giúp BOJ có thuận lợi hơn so với các nước khác có cùng mơ hình là có khả năng kiểm soát tốt lạm phát, giảm thâm hụt ngân sách và thực thi CSTT hiệu quả từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế ổn định và đảm bảo an sinh xã hội. Sự độc lập tương đối của BOJ ngày càng tăng lên theo thời gian thơng qua các q trình cải cách mà đặc biệt là việc sửa đổi Luật BOJ năm 1997.
Cơ chế điều hành lãi suất của BOJ giai đoạn 2006 – 2012
Không khác nhiều với cách thức điều hành lãi suất của NHTW ở các nước phát triển, từ 11/8/2006 BOJ sử dụng hai công cụ là lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu để điều hành và kiểm sốt các loại lãi suất trên thị trường, qua đó truyền tải tác động của CSTT đến các biến số vĩ mơ của nền kinh tế. Trong đó:
- Lãi suất cơ bản (Prime rate): là lãi suất mục tiêu hay lãi suất định hướng cho
hoạt động thị trường tiền tệ, đây là thơng điệp mang tính định hướng để thị trường tham khảo đồng thời cũng thể hiện ý chí trong điều hành CSTT của BOJ. Hiện tại, BOJ lấy lãi suất cho vay qua đêm đối với những khoản vay không thế chấp làm LSCB.
- Lãi suất chiết khấu (Discount rate): là lãi suất mà BOJ chiết khấu các giấy tờ
có giá cho các NHTM. Các NHTM sẽ vay chiết khấu từ BOJ khi khơng tìm được nguồn vay nào trên thị trường liên ngân hàng có chi phí thấp hơn chi phí vay từ BOJ, do đó, LSCK mà BOJ công bố nghiễm nhiên trở thành giới hạn trần của LSCV qua đêm (hay LSCB) dù BOJ không đưa ra rào cản hành chính nào cho LSCV qua đêm. (Đồ thị 1.1)
Đồ thị 1.1 Cơ chế điều hành lãi suất của BOJ giai đoạn 2006 đến 2012
Nguồn: IMF (Đơn vị tính: %/năm)
Để điều hành lãi suất, BOJ sử dụng các cơng cụ CSTT của mình – thông thường là nghiệp vụ thị trường mở để tác động vào các yếu tố hình thành nên lãi suất cơ bản, chủ yếu là những yếu tố tác động đến cung và cầu về nguồn vốn trên thị trường
0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Discount rate Prime rate
tệ (Money Market rate) hướng đến lãi suất mục tiêu (LSCB) và biến động trong giới hạn cho phép của “trần” LSCK mà không hề dùng bất cứ biện pháp hành chính cụ thể nào. Trên cơ sở tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ, BOJ sẽ gián tiếp tác động đến
các mức lãi suất khác trên thị trường tài chính và lãi suất mà các ngân hàng áp dụng đối với các khoản vay cho các cá nhân và cơng ty, qua đó, sẽ ảnh hưởng đến đầu tư và tiêu dùng của các tổ chức kinh tế, và ảnh hưởng của chính sách tiền tệ sẽ lan rộng trong hoạt động kinh tế và giá cả.
Trong những chuyển biến nền kinh tế Nhật bản giai đoạn 2006 đến nay: giai đoạn thoát khỏi suy thoái, cải tiến và phát triển kinh tế, BOJ nhận ra thách thức quan trọng nhất của Nhật Bản là nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiệm vụ khôi phục và nâng cao năng suất, tốc độ tăng trưởng tiềm năng, vì vậy kể từ đầu tháng 1/2009, BOJ đã thay đổi và duy trì mức LSCB ở mức rất thấp 0 – 0,1% cho đến nay. (Đồ thị 1.1)
Ngoài ra, theo Khoản 2, Điều 3 Luật NHTW Nhật Bản quy định “BOJ có trách nhiệm làm rõ cho các công dân của Nhật Bản về nội dung của các quyết định cũng như quá trình ra các quyết định liên quan đến tiền tệ và kiểm soát tiền tệ”. Từ quy định này cũng như nhận thức được việc minh bạch hóa thơng tin về các quyết định và quá trình ra quyết định liên quan đến CSTT của NHTW sẽ tăng cường hiệu quả của CSTT, BOJ đã cung cấp rất nhiều thông tin về quá trình điều hành lãi suất cũng như điều hành CSTT cho công chúng.
Mặt khác, BOJ cũng cho rằng công tác thống kê số liệu cũng như việc tiến hành các nghiên cứu và điều tra là rất quan trọng để thực hiện CSTT một cách phù hợp thực tiễn. Để hiểu chính xác tình hình kinh tế và tài chính Nhật Bản, BOJ khơng chỉ dựa trên các thống kê và nghiên cứu trong nước mà phải tiến hành cả ở nước ngoài và trên tồn cầu bằng cách duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các NHTW và các tổ chức quốc tế.
1.4.2 Bài học kinh nghiệm từ cách điều hành lãi suất của BOJ
có thể rút ra một số kinh nghiệm cho việc điều hành lãi suất của Việt Nam như sau:
Một là, cơ chế điều hành lãi suất của BOJ được thực hiện qua việc định hướng
lãi suất mục tiêu bằng nghiệp vụ thị trường mở đã tạo ra sự linh hoạt và nhịp nhàng trong quá trình truyền dẫn tiền tệ từ cơ chế điều hành lãi suất của BOJ đến mặt bằng lãi suất của thị trường với hiệu quả cao. Đây có thể xem là định hướng điều hành lãi suất mà NHNN Việt Nam cần phải xem xét trong tương lai gần.
Hai là, NHNN Việt Nam cần nâng cao mức độ độc lập của NHNN đối với
Chính phủ. Thực tế cho thấy khơng chỉ ở Nhật mà ở các nước phát triển khác có hệ số độc lập của NHTW càng cao thì lạm phát bình quân càng thấp, đồng thời chỉ số lạm phát biến thiên càng ít và ngược lại. Hơn nữa tác động của tính độc lập của NHTW lên tỷ lệ lạm phát là xuyên suốt theo thời gian. Điều này mang lại nhiều ý nghĩa cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay khi Luật NHNN năm 2010 trình bày rõ mục tiêu cuối cùng của CSTT là ưu tiên cho kiềm chế lạm phát và tương lai lạm phát vẫn là một nguy cơ lớn tiềm ẩn đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, qua các bằng chứng thực nghiệm cho thấy, một mơ hình NHTW độc lập hơn còn giúp giảm thâm hụt ngân sách, giúp NHTW thực hiện CSTT hiệu quả sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế ổn định hơn.
Ba là, thể hiện sự ưu tiên cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn
hiện nay cũng như một số giai đoạn trong quá khứ, BOJ đã nhiều lần hạ mức lãi suất cơ bản và lãi suất chiết khấu xuống mức thấp nhất chưa từng có trên thế giới (LSCB của BOJ từ tháng 1/2009 đến nay là 0 – 0,1%), điều này đã góp phần tạo ra cách nghĩ mới trong điều hành lãi suất là hồn tồn khơng có chính sách lãi suất thấp nhất hay cao nhất nào trong cơ chế điều hành lãi suất. Chính sách lãi suất thấp và ổn định là
phương tiện để BOJ vực dậy nền kinh tế trong quá khứ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong hiện tại. Việt Nam nên xem xét chính sách này để áp dụng cho chính sách điều hành lãi suất của quốc gia khi hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm và đã phần nào kiềm chế được lạm phát.
Bốn là, cần tăng cường công khai minh bạch hóa thơng tin trong điều hành CSTT để thực thi có hiệu lực và hiệu quả CSTT đồng thời tạo lập được niềm tin trong dân chúng. Ngồi ra, đảm bảo chất lượng cơng tác thống kê số liệu cũng như việc tiến hành các nghiên cứu và điều tra là rất quan trọng. Kinh nghiệm từ BOJ cho thấy, các thống kê và nghiên cứu không chỉ được thực hiện trong nước mà phải tiến hành cả ở nước ngồi và trên tồn cầu bằng cách duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các NHTW và các tổ chức quốc tế.
Với những chia sẻ kinh nghiệm trong công tác điều hành lãi suất của BOJ trên đây sẽ góp phần hồn thiện hơn cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam trong tương lai.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 đã trình bày những nền tảng lý thuyết mang tính tổng quan về lãi suất cũng như cơ chế điều hành lãi suất của NHTW. Qua đó cho thấy vai trị và tầm quan trọng của nhân tố lãi suất cũng như cơ chế điều hành lãi suất đối với nền kinh tế. Thơng qua tìm hiểu cơ chế điều hành lãi suất của NHTW Nhật Bản giai đoạn 2006 – 2012, cơ chế điều hành lãi suất của NHNN Việt Nam sẽ có thêm những bài học kinh nghiệm để từ đó có những điều chỉnh hợp lý và hiệu quả góp phần thực hiện tốt mục tiêu của CSTT trong từng giai đoạn cụ thể.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM
2.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 6/2013
Trong khuôn khổ mục tiêu và giới hạn của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào hai biến số vĩ mơ quan trọng nhất của nền kinh tế đó là tăng trưởng kinh tế (% GDP) và tỷ lệ lạm phát (% CPI) để phân tích bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ năm 2008 đến nay.
Trong giai đoạn trước năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã tác động làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam, nên từ năm 1999, với mục tiêu là vực dậy nền kinh tế, Chính phủ đã triển khai chính sách kích cầu và kết quả đạt được là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đất nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao vì hệ lụy đi kèm là tốc độ tăng giá khơng ổn định và có xu hướng ngày càng tăng cao mà đỉnh điểm lạm phát lên đến 2 con số vào năm 2007 (12,63%) mặc dù GDP năm 2007 vẫn trong đà tăng trưởng là 8,48% cao hơn năm 2006 đạt 8,23%). Kết quả kinh tế vĩ mô bất ổn vào cuối năm 2007 khi phải đối mặt với lạm phát cao tới 2 con số (mức cao nhất trong thời kỳ 2000 – 2007), cho thấy viễn cảnh đầy khó khăn của năm 2008.
Năm 2008, cộng thêm cú sốc là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ và nhanh chóng lây lan rất nhanh sang tất cả các khu vực khác của thế giới, kéo theo suy thối, thậm chí đại suy thối kinh tế tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam do đó cũng chịu nhiều ảnh hưởng và việc điều hành lãi suất cũng như CSTT của NHNN từ năm 2008 đến nay đã gặp rất nhiều trở ngại và thách thức:
Những tháng đầu năm 2008, giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng cao, kết hợp với CSTT nới lỏng và CSTK mở rộng trong thời gian dài trước đó đã dẫn đến lạm phát của nền kinh tế tăng cao không ngừng, hệ quả là CPI vào cuối năm 2008 lên đến 19,89% (cho dù giá dầu trên thị trường thế giới và giá cả trong nước đã giảm mạnh vào các tháng cuối năm 2008 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu). Đứng
2008 tăng rất cao gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Thị trường chứng khốn và bất động sản cũng trở nên trầm lắng và đóng băng. Tốc độ tăng trưởng sụt giảm và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.
Đồ thị 2.1 Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2000 – tháng 6/2013
Đơn vị tính: %/năm
Nguồn : Tổng cục Thống kê
Chưa kịp hứng chịu hết tác động của chính sách kiềm chế lạm phát thì vào cuối năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế toàn cầu tác động đến nền kinh tế trong nước. Các phản ứng của chính sách bị đảo ngược chiều. Từ CSTK và tiền tệ thu hẹp chuyển sang CSTK và tiền tệ mở rộng để ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng quá mạnh đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP