Hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

6. Bố cục luận văn

2.1. Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

Về tăng trưởng tín dụng:

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn 2008-2011 được điều hành chủ động, linh hoạt, kịp thời vừa thể hiện vai trò

tiên phong trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, góp phần bình ổn thị trường

tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô đồng thời phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình nguồn vốn của hệ thống.

ĐVT: Tỷ đồng.

Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng của BIDV giai đoạn 2008 – 2011.

Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2011.

Tổng dư nợ cho vay toàn hệ thống tính đến 2011 đạt 265.198 tỷ đồng, năm 2010 đạt 247.733 tỷ đồng, tăng trưởng 24,50% so với năm 2009 và năm 2009 đạt 198.979 tỷ đồng, tăng trưởng 29,06% so với năm 2008. Tăng trưởng tín

154.176 198.979 247.733 265.198 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2008 2009 2010 2011

dụng được kiểm soát chặt chẽ gắn với chất lượng tín dụng, tập trung ưu tiên đáp

ứng vốn cho sản xuất và xuất khẩu, cho các cơng trình trọng điểm quốc gia đồng

thời kết hợp với kiểm soát chất lượng để hoạt động tín dụng của BIDV ln đảm bảo an tồn và hiệu quả. Bên cạnh đó, BIDV đã triển khai có hiệu quả chương trình hổ trợ lãi suất góp phần bình ổn và kích thích tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn.

Về Cơ cấu tín dụng:

Cơ cấu tín dụng tiếp tục được cải thiện theo chiều hướng tích cực, tổng dư

nợ trên tổng tài sản tăng dần qua ba năm, cụ thể là năm 2010 đạt 67,63% tăng 0.51% so với năm 2009 và năm 2009 đạt 67,12% tăng 4,58% so với năm 2008 chỉ đạt 62,54%.

Bảng 2.2: Bảng cơ cấu dư nợ theo loại hình nghiệp vụ của BIDV giai đoạn 2008-2011. Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010

Cho vay thương mại 150.725 193.962 233.511 267.242 28,69 20,39 14,45

Cho thuê tài chính 2.501 2.878 2.830 2.798 15,07 -1,67 -1,13

Cho vay ODA 6.009 8.268 14.780 16.970 37,59 78,76 14,82

Cho vay ủy thác đầu tư 500 539 2.330 2.657 7,8 332,28 14,03

Cho vay theo chỉ định

của chính phủ 1.246 755 445 564 -39,41 -41,06

26,74

Nợ cho vay được khoanh

và nợ chờ xử lý 1,2 -100

Tổng dư nợ trước DPRR 160.982 206.402 253.896 290.231 28,21 23,01 14,31

Tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro tăng giai đoạn 2008-2011, năm 2011 đạt 290.231 tỷ đồng tăng 14,31% so với năm 2010, năm 2010 đạt 253.896 tỷ đồng tăng 23,01% so với năm 2009, năm 2009 đạt 206.402 tỷ đồng tăng 28,21%

so với năm 2008, chủ yếu là tăng từ các khoản cho vay thương mại chiếm từ 91,97% đến 93,97% tổng dư nợ trước dự phòng rủi ro, cho vay theo chỉ định của

chính phủ giảm dần qua các năm, tính đến cuối năm 2010 số dư chỉ còn 445 tỷ

đồng chiếm chưa đầy 0,18% tổng dư nợ. Đặc biệt số dư nợ cho vay được khoanh

và nợ chờ xử lý đã khơng cịn kể từ năm 2009.

Về chất lượng tín dụng:

Trước những biến động khó lường của nền kinh tế, chất lượng tín dụng vào giai đoạn 2008-2011 vẫn được kiểm soát chặt chẽ theo thông lệ quốc tế với

các biện pháp giảm nợ xấu được tăng cường sát sao và khoa học. Tỷ lệ nợ xấu ở

giai đoạn này tiếp tục được khống chế ở mức thấp dưới 3%, tỷ lệ nợ xấu của

BIDV qua bốn năm 2008, 2009, 2010, 2011 lần lượt là 2,75%, 2,8%, 2,36%, 2,3%. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu có tăng nhẹ so với 2008 song là mức thấp so với

mặt bằng chung trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi, đặc biệt là đến năm 2011 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 2,3%. Để có được kết quả trên là do cơng tác quản lý chất lượng tín dụng và cơng tác xử lý nợ xấu tiếp tục được phát huy và chú trọng, toàn hệ thống đã nổ lực vừa kiểm sốt khơng để phát sinh nợ xấu, vừa giảm nợ xấu hiện hữu. Danh mục tín dụng được rà soát thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có nguy cơ

khơng trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế

hoạch, biện pháp xử lý.

Về hiệu quả tín dụng:

Tổng thu lãi vay năm 2010 là 29.782 tỷ đồng, tăng trưởng 40,41% so với

năm 2009, năm 2009 tổng thu lãi vay là 21.210 tỷ đồng giảm 4,20% so với năm

2008. Tuy nhiên, giảm không đáng kể trong bối cảnh kinh tế không thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị nguồn vốn huy động tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)