Các biến đƣa vào mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về kỳ vọng lạm phát tại việt nam, dự báo và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng (Trang 48 - 52)

III. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KỲ VỌNG LẠM PHÁT

3.2.1 Các biến đƣa vào mơ hình

3.2.1.1 Lạm phát quá khứ: dữ liệu đƣợc lấy là chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer

Price Index) theo quý từ năm 2005 đến năm 2013 tại Việt Nam.

Chỉ số giá tiêu dùng là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức thay đổi tƣơng đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tƣơng đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho tồn bộ hàng tiêu dùng. Đây là chỉ tiêu đƣợc sử dụng phổ biến nhất để đo lƣờng mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát hoặc giảm phát.

Ở Việt Nam, CPI đƣợc Tổng cục Thống kê tính và cơng bố lần đầu vào năm 1998 (trƣớc đó là chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ) với gốc so sánh đƣợc chọn là năm 1995. CPI của Việt Nam đã đƣợc sửa đổi, bổ sung 3 lần. Năm 2001, Tổng cục Thống kê cập nhật danh mục hàng hóa và quyền số của các nhóm hàng, năm gốc đƣợc chọn là năm 2000. Năm 2006, Tổng cục Thống kê tiếp tục cập nhật danh mục hàng hóa và quyền số tƣơng ứng, lấy năm 2005 làm gốc so sánh. Đến tháng 10/2009, Tổng cục Thống kê tiến hành cập nhật danh mục hàng và quyền số, lấy năm 2009 làm gốc so sánh (Bảng 3.3):

Bảng 3.3 Quyền số dùng tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời kỳ từ 2009 đến 2014

của tồn quốc

Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số

(%)

C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00

01 I - Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 011 1. Lương thực 8,18

012 2. Thực phẩm 24,35

013 3. Ăn uống ngồi gia đình 7,40

02 II. Đồ uống và thuốc lḠ4,03 03 III - May mặc, mũ nón, giầy dép 7,28 04 IV - Nhà ở, điện, nƣớc, chất đốt và VLXD 10,01

05 V - Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 06 VI - Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 07 VII - Giao thông 8,87 08 VIII - Bƣu chính viễn thơng 2,73 09 IX - Giáo dục 5,72 10 X - Văn hố, giải trí và du lịch 3,83 11 XI - Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34 Nguồn: “Thơng cáo báo chí về một một số nội dung cập nhật trong phương án tính

chỉ số giá tiêu dùng thời kỳ 2009 – 2014”, 31/12/2009, Tổng cục thống kê.

Cơng thức tính chỉ số giá tiêu dùng

Ở Việt Nam, Tổng cục thống kê là cơ quan chịu trách nhiệm tính tốn và cơng bố chính thức chỉ tiêu lạm phát với các chỉ số đại diện cho lạm phát ở Việt Nam đƣợc thay đổi theo từng giai đoạn, đó là:

• Từ năm 1998 trở về trƣớc: chỉ số giá bán lẻ RPI (Retail Price Index).

• Từ năm 1998 đến nay chỉ số này đƣợc thay thế bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index).

Chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam thời kỳ 2009-2014 đƣợc tính theo cơng thức Laspeyres phù hợp với thông lệ quốc tế và công thức áp dụng tính chỉ số giá tiêu dùng CPI của các thời kỳ trƣớc:

Trong đó: It→0 : số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc 0 pti : giá mặt hàng i kỳ báo cáo t

Ý nghĩa: phải bỏ bao nhiêu tiền vào thời điểm hiện tại (t) để mua đƣợc đúng một

lƣợng hàng hóa dịch vụ ở thời điểm gốc (0).

Ƣu điểm: do quyền số cố định (lƣợng của năm gốc 0) nên chi phí tốn kém ít hơn vì

quyền số cố định và 5 năm một lần Tổng cục thống kê mới điều tra lại.

Nhƣợc điểm: đánh giá quá cao sự gia tăng của giá cả sinh hoạt do khơng tính đến

việc sử dụng hàng hóa thay thế của ngƣời tiêu dùng khi giá hàng hóa tăng.

3.2.1.2 Mức tăng trƣởng GDP G(GDP):

Tổng sản phẩm trong nƣớc GDP là giá trị thị trƣờng của tất cả các hàng hoá và dịch vụ sau cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia ở một năm cho trƣớc. Theo Tổng cục thống kê, hiện GDP Việt Nam đƣợc tính theo giá thực tế và giá so sánh:

- Giá thực tế: Là giá phát sinh trong quá trình giao dịch của năm báo cáo. Giá thực tế phản ánh sự vận động thống nhất của giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong sản xuất - kinh doanh, trong quá trình lƣu thông, phân phối và sử dụng cuối cùng với sự vận động tiền tệ, tài chính, thanh tốn. Qua đó giúp ta nhận thức đúng đắn thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách, … trong từng năm.

- Giá so sánh: Là lấy giá sản xuất thực tế của một năm nào đó đƣợc chọn làm gốc, trên cơ sở đó tính đổi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm khác theo giá năm gốc, nhằm loại trừ sự ảnh hƣởng của yếu tố giá trong mỗi năm để nghiên cứu sự thay đổi thuần về khối lƣợng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Hiện nay đang sử dụng giá gốc là năm 1994.

Dữ liệu GDP torng bài chính là phần trăm thay đổi tổng sản phẩm trong nƣớc theo quý so với cùng kỳ năm trƣớc tính theo giá so sánh năm 1994 đƣợc lấy từ dữ liệu từ trang Web của Tổng cục thống kê.

Ban đầu ngƣời viết dự định đƣa vào mơ hình biến GDPGAP (là mức chênh lệch giữa sản lƣợng thực tế và sản lƣợng tiềm năng). Việc ƣớc tính sản lƣợng tiềm năng đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp sử dụng bộ lọc Hodrick-Prescott (HP)6

. Tuy nhiên, kết quả ƣớc tính sau khi chạy mơ hình hồi quy lại cho kết quả khơng nhƣ kỳ vọng: hệ số rất thấp cho thấy mối quan hệ giữa chênh lệch GDPGAP và kỳ vọng lạm phát là không đáng kể. Do đó, ngƣời viết đã chuyển sang sử dụng biến tăng trƣởng GDP để đƣa vào mơ hình để có kết quả sát với kỳ vọng hơn (phụ lục 3).

3.2.1.3 Mức tăng trƣởng các khoản chi thực tế của Chính phủ G(EXPN):

Là phần trăm thay đổi của tổng chi ngân sách nhà nƣớc so với cùng kỳ năm trƣớc. Số liệu tổng chi ngân sách đƣợc lấy từ trang web của Tổng cục Thống kê, mục Thông tin kinh tế hàng tháng.

3.2.1.4 Phần trăm thay đổi của tỷ giá hối đoái thực - G(RER):

Tỷ giá hối đoái thực là tỷ giá đƣợc điều chỉnh sự khác biệt quốc tế của các mức giá chung, đƣợc tính bằng cơng thức:

RER = (e × P*)/P Trong đó:

e : là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, dữ liệu đƣợc lấy là tỷ giá giao dịch đôla Mỹ (tỷ giá mua) của ngân hàng thƣơng mại từ trang web của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam (http://www.sbv.gov.vn)

P* : mức giá nƣớc ngoài (CPI Mỹ): đƣợc lấy từ trang web Worldwide Infaltion data (http://www.inflation.eu/inflation-rates/united-states/historic-

inflation)

3.2.1.5 Phần trăm thay đổi của lãi suất thực - G(RIR):

Cơng thức tính lãi suất thực:

Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát

Trong đó: lãi suất danh nghĩa đƣợc lấy từ dữ liệu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, cụ thể là lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, kỳ hạn 3 tháng.

3.2.1.6 Phần trăm thay đổi trong giá xăng – FL:

Dữ liệu giá xăng đƣợc sử dụng là giá bán lẻ xăng Mogas 92 (đồng/lít) lấy từ trang web của Công ty Việt Nam Petro Information (http://xangdau.net)

Tất cả dữ liệu của các biến đều đƣợc lấy theo quý từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2013.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực nghiệm về kỳ vọng lạm phát tại việt nam, dự báo và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)