1 .Tính cấp thiết của đề tài
Bảng 1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hệ thống quản trị doanh nghiệp
STT Các chỉ tiêu về quản trị
1 Hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động, hệ thống báo cáo
2 Công bố thông tin
3 Quyền và nghĩa vụ hội đồng thành viên và ban giám đốc, ban kiểm soát 4 Tiêu chuẩn của thành viên hội đồng thành viên, ban giám đốc, ban kiểm
soát
5 Sự độc lập của Hội đồng quản trị 6 Giám đốc điều hành
7 Sở hữu nước ngoài
8 Kiểm soát viên/ thành viên hội đồng thành viên/ quản trị độc lập 9 Thu nhập của hội đồng thành viên, ban giám đốc và ban kiểm soát 10 Quyền cổ đơng thiểu số
11 Mơ hình tổ chức
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu khoa học)
Kiểm tra, giám sát có tác động theo nhiều hướng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu quá nhiều hoạt động kiểm tra, quy trách nhiệm sẽ ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp, và ảnh hưởng đến tâm lý của nhà lãnh đạo không dám làm, khơng dám quyết dù thấy có lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, kiểm tra, giám sát lại đảm bảo cho việc giám sát đối với người đại diện và người điều hành tuân thủ các quy định của nhà nước, không dám làm sai. Vậy làm sao để kiểm tra, giám sát hợp lý để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả mà vẫn giám sát được. Đó là phải hạn chế quá nhiều cuộc kiểm tra, chỉ một đầu mối của cơ quan chức năng, tăng cường chức năng kiểm sốt nội bộ có ý nghĩa rất thiết thực, xây dựng thông tin đầy đủ cho hoạt động kiểm tra, giám sát, thực hiện nghiêm các kiến nghị kiểm tra được thẩm định đúng thì sẽ ngăn chặn sai phạm mà vẫn hoạt động hiệu quả.
Việc giám sát tốt sẽ ngăn ngừa các rủi ro, nguy cơ và các sai phạm tại DNNN, chính vì thế sẽ gia tăng hiệu quả hoạt động của DNNN. Giám sát, đánh giá hoạt động của DNNN cũng cần phải tập trung để tránh gây cản trở hoạt động của DNNN và hạn chế tham nhũng, hối lộ để che đậy các gian lận, sai sót tại DNNN. Giám sát, đánh giá cần phải có Hội đồng kiểm tốn/ giám sát gồm các chuyên gia, nhà quản lý… để việc đánh giá hiệu quả, góp phần phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của DNNN để đưa ra các chính sách phù hợp và ngăn ngừa các sai phạm, thất thốt lãng phí tài sản của DNNN, tránh các nguy cơ, rủi ro trong kinh doanh của DNNN.
Các công ty đại chúng phải thành lập hội đồng kiểm toán, ủy viên độc lập tham gia và làm chủ tịch, các thành viên khác từ bên ngoài độc lập, nhiệm vụ của hội đồng kiểm tốn là: cải thiện báo cáo tài chính, giám sát quản trị tốt và kiểm sốt cơng ty, việc kiểm toán nội bộ cải thiện hiệu quả của các ban lãnh đạo, quan điểm là kiểm toán nội bộ hơn kiểm toán ngồi.
1.3.3. Khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo
Daron Acemoglu và James A.Robinson (2012) cho rằng trên thị trường những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả sẽ bị thay thế bởi các doanh nghiệp có hiệu quả, và hai động cơ của sự thịnh vượng là: công nghệ và giáo dục. Phát triển kinh tế bền vững phải gắn với cải tiến công nghệ để tăng năng suất cho các yếu tố đầu vào như vốn, đất đai, nhà xưởng, lao động…Những công nghệ tiên tiến sẽ không được cải tiến và vận hành tốt nếu như thiếu đi giáo dục, kỹ năng, tài năng và bí quyết của người lao động có được ở nhà trường, ở nhà và trong công việc. Để tăng trưởng kinh tế các thể chế kinh tế phải có khả năng khai thác tiềm năng của các thị trường, khuyến khích phát minh đổi mới công nghệ, đầu tư vào nhân lực, huy động nhân tài và kỹ năng đông đảo của người lao động. Tăng trưởng kinh tế mà khơng có đổi mới sáng tạo trên diện rộng sẽ khơng duy trì được bền vững và sẽ đi đến một kết thúc đột ngột.
Trần Văn Thọ (2015) cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển không cao nhưng kém hiệu suất, chủ yếu dựa trên đầu vào còn năng suất của các nhân tố tổng hợp (TFP) là yếu tố dựa vào cải tiến cơng nghệ và quản lý thì rất thấp, những lĩnh vực
cần thiết cho nền tảng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa như giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và cơng nghệ cịn nhiều bất cập, hạn chế, chưa được chú trọng thực sự và đầu tư thỏa đáng. Việt Nam là nước đi sau có thể tận dụng công nghệ, tri thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý từ nước đi trước và do đó có thể rút ngắn q trình phát triển. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc là những nước đi sau nhưng tận dụng thành cơng lợi ích của nước đi sau để phát triển kinh tế, nhờ đó rút ngắn phát triển và có tốc độ phát triển kinh tế hơn 10% kéo dài hàng chục năm. Nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc trong phát triển kinh tế. Ở Nhật Bản, chính phủ tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp, yểm trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như tín dụng, thủ tục hành chính đơn giản, khơng tham nhũng; Ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm tối đa để nhập thiết bị, nguyên liệu và công nghệ cần thiết cho đầu tư. Doanh nghiệp nhiệt tình cải cách cơng nghệ, có sản phẩm cạnh tranh mạnh trên thế giới. Do cải cách công nghệ, quản lý hành chính, quản trị doanh nghiệp có hiệu quả nền kinh tế phát triển rất có hiệu suất trong đó vốn góp phần cho tăng trưởng là 25% và cơng nghệ, quản lý góp phần 65%; Ngồi ra cịn nhiều chính sách thúc đẩy phát triển về giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường, xuất khẩu…cả chính phủ và doanh nghiệp đều chung sức và quyết tâm, hăng hái trong việc thúc đẩy mục tiêu phát triển kinh tế. Ở Hàn Quốc, mục tiêu phát triển kinh tế là theo kịp các nước tiên tiến, mục tiêu này được đồng thuận của cả xã hội, đặc biệt là ý chí của lãnh đạo, thu hút những người tài trong hoạch định kinh tế và huy động các nguồn lực để thực hiện, các doanh nghiệp có chiến lược theo kịp khả năng công nghệ hàng đầu của Nhật; Hàn Quốc xây dựng được cơ chế rất hiệu quả về quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, để đuổi kịp các nước tiên tiến, mục tiêu cụ thể là tính cực đầu tư, tính lũy tư bản, vay nợ nước ngồi, bảo hộ các doanh nghiệp non trẻ và đẩy mạnh xuất khẩu để có nguồn nhập khẩu ngun liệu, cơng nghệ và trả nợ. Chính phủ hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn vay ưu đãi trên cơ sở năng lực cạnh tranh và khả năng xuất khẩu và để tránh tham nhũng và sử dụng sai nguồn vốn, làm thất bại mục tiêu chính sách thì phải có cơ chế minh bạch, nhất qn, cơng minh và kỷ luật cao, các chính sách hỗ trợ phải theo kịp tình hình
của thị trường; Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của Hàn Quốc dựa trên khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và đổi mới sáng tạo, trong khi chính phủ nỗ lực trong việc phát triển giáo dục và đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và cơng nghệ thì doanh nghiệp nỗ lực học hỏi nước ngoài. Chi tiêu cho ngân sách cho giáo dục có lúc lên tới 21% trong những năm 80, Hàn Quốc có nhiều sinh viên đi du học nước ngồi và cũng có nhiều người đi du học trở về nước do nhà nước có cơ chế tốt trong việc thu hút và đãi ngộ thỏa đáng cho người tài.Chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai (R&D) cao điểm lên tới 3,4% GDP năm 2007. Các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế được nhất quán và kiên trì trong quá trình thực hiện, nhưng các cơ chế được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, khi kinh tế và thị trường phát triển thì nhà nước rút dần vai trò hỗ trợ và can thiệp và thay vào đó tập trung vào giáo dục, nghiên cứu khoa học để tạo nền tảng cho nền kinh tế chuyển dịch theo hướng cao hơn, sâu hơn.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2014) cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn quá độ từ nền kinh tế dựa vào yếu tố sản xuất (tăng qui mơ lao động khơng có kỹ năng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên) sang nền kinh tế dựa vào hiệu quả (tăng năng suất lao động cao hơn được tạo ra nhờ chủ yếu vào học hỏi, hấp thụ, ứng dụng cơng nghệ sẵn có và nâng cấp nguồn nhân lực nhờ giáo dục và đào tạo), và muốn có thể sang giai đoạn mà nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo ( tăng năng suất, tăng trưởng kinh tế nhờ chủ yếu vào đổi mới sáng tạo và ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến, các q trình sản xuất tinh xảo hơn và lực lượng lao động chất lượng cao) thì các doanh nghiệp phải có khả năng sáng tạo ra cơng nghệ và đầu tư cho nghiên cứu và triển khai của Chính phủ và Doanh nghiệp phải đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế.
DNNN là lực lượng nòng cốt trong thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, do đó cũng phải tuân theo sự vận động của nền kinh tế qua các giai đoạn phát triển hay việc nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nhờ nhân tố khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất lao động là xu hướng khách quan và nhu cầu cấp
bách mà DNNN phải thực hiện để tồn tại và phát triển và phù hợp với vai trò của DNNN trong nền kinh tế Việt Nam, chính vì thế Đảng đã nhận định nhân tố về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với việc nâng cao hiệu quả của DNNN là: “Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhà nước về đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại, sử dụng tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, coi đây là yếu tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước”. Để thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN nhờ vào nhân tố khoa học cơng nghệ và đổi mới sáng tạo địi hỏi nỗ lực rất cao từ chính phủ đến các DNNN như:
+ Tạo sự năng động cho DNNN: Phát triển số lượng lớn các công ty năng động và mang tính đổi mới sáng tạo để tạo ra cầu cho đổi mới sáng tạo. DNNN phải có áp lực cạnh tranh và động lực để nâng cao hiệu quả, muốn thế phải có cải cách về quản lý nhà nước và cải cách về quản trị thì DNNN mới năng động và có nhu cầu đổi mới sáng tạo để tăng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của DNNN: điều cốt yếu nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam là tiếp thu các công nghệ tiên tiến từ nước ngồi hoặc từ các cơng ty đa quốc gia, để thực hiện điều này thì nghiên cứu do Chính phủ tài trợ để phát triển năng lực năng lực cho các doanh nghiệp từ tiếp thu đến sáng tạo cơng nghệ là có hiệu quả. Phát triển năng lực của các doanh nghiệp về tiếp thu, ứng dụng và học hỏi công nghệ và tiến tới là năng lực sáng tạo ra công nghệ. Singapore là một ví dụ điển hình thành cơng trong việc thực hiện chiến dịch tăng năng suất cho các doanh nghiệp, chính phủ làm việc chặt chẽ với các công ty đa quốc gia để cải cách mơi trường kinh doanh, chính phủ ký hợp đồng với Trung tâm năng suất của Nhật Bản để hình thành một tổ chức có hệ thống rộng lớn các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, chính phủ cũng mời và trả lương các chuyên gia của các công ty đa quốc gia làm việc cho các doanh nghiệp trong nước, chính phủ mở các trung tâm đào tạo kỹ năng cho các ngành và tài trợ cho dự án này, nhưng giao cho các công ty đa quốc gia đào tạo. Quỹ Phát triển kỹ năng chia sẻ các
chi phí đầu tư nâng cấp các kỹ năng cho lực lượng lao động. Ở Việt Nam có thể dùng Quỹ sắp xếp, đổi mới hay Quỹ khoa học công nghệ để thực hiện các dự án tương tự để tăng kỹ năng, cải thiện quản lý, quản trị và tăng năng suất cho các DNNN.
+ Mơi trường thuận lợi cho tích lũy tri thức và vốn vật chất: Đổi mới sáng tạo sẽ khơng có ý nghĩa và sẽ xuất hiện những khó khăn hay rào cản nếu nó được thực hiện trong môi trường kinh doanh không thuận lợi, quản lý rủi ro kém, tài trợ không đầy đủ và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ kém.
+ Tăng đầu tư, tập trung nguồn lực cho các nhà nghiên cứu giỏi nhất và có hiệu suất cao nhất của quốc gia: Chính phủ phải có chiến lược và đầu tư và chi tiêu nhiều hơn cho nghiên cứu và triển khai để dần phát triển nền kinh tế dựa vào đổi mới sáng tạo, việc chi tiêu và phân bổ kinh phí phải dựa vào kết quả thực hiện, các trung tâm nghiên cứu chất lượng cao và thưởng nhiều cho những người làm tốt nhất để kích thích việc tăng chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn các viện nghiên cứu với các vấn đề cần giải quyết của kinh tế và xã hội với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xóa bỏ các rào cản, thủ tục hành chính, quan liêu trong nghiên cứu khoa học, gắn việc đánh giá kết quả khoa học và qui trình nghiên cứu, đào tạo với chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tiếp cận tri thức tiên tiến nhất thông qua các mối liên kết quốc tế thông qua du học và liên kết đào tạo, nghiên cứu để nâng cao tri thức và quản lý khoa học tiên tiến theo chuẩn quốc tế.
Đầu tư vào khoa học công nghệ và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo là vũ khí sắc bén, bền vững trong cạnh tranh và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp, nhân tố này không những được thực hiện bởi bản thân doanh nghiệp mà cịn từ phía nhà nước. Về phía doanh doanh nghiệp, ngồi đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện quản lý hiện đại thì cần phải xây dựng qui trình, qui chế áp dụng sáng chế, sáng kiến, cải tiến của người lao động, mua, bán, khen thưởng sản phẩm khoa học, công nghệ của người lao động cũng như hợp tác ở bên ngồi. Phía nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng nguồn lợi nhuận để lại để chi cho đầu tư phát triển, các chính sách ưu đãi và nghiên cứu khoa học áp dụng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
2.1. Khái qt về Tập đồn Dầu khí Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1961. Thành lập Đồn Thăm dị dầu lửa
Ngày 03/09/1975. Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam được thành lập. Ngày 09/09/1977. Thành lập Cơng ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là
Petrovietnam, trực thuộc Tổng cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.
Ngày 19/06/1981. Thành lập Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro dựa trên cơ sở sự hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô cũ và Liên Bang Nga ngày nay để tiến hành thăm dị địa chất và khai thác dầu và khí ở thềm lục địa phía Nam Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 06/07/1980. Tổng cơng ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam được thành lập Ngày 29/8/2006. Thành Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Ngày 18/06/2010. Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 924/QĐ-TTg
chuyển đổi Công ty mẹ -Tập đoàn dầu khí Việt Nam thành Cơng ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ từ 01/07/2010.
“Nguồn www.pvn.vn”
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động
Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đồn dầu khí Việt Nam (2018) thì: