Trình độ đào tạo lao động của TT Huế cịn chưa tốt, cao hơn Quảng Nam nhưng thấp hơn Đà Nẵng rất nhiều. Năm 2015, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo của TT Huế là 22,5% thì Đà Nẵng là 41,6% (Tổng cục thống kê, niên giám TK Việt Nam 2015). Theo PCI 2016, tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo là 6,38%, xấp xỉ bằng một nửa Đà Nẵng (12%). Điều này có thể giải thích tại sao % tổng chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp dành cho đào tạo lao động ở Thừa Thiên Huế lại là 6,53%, khá lớn so với mức trung bình chung của cả nước là 4,66%. Hầu như, các doanh nghiệp phải tự đào tạo lại công nhân thông qua phương pháp nghề đào tạo nghề. Theo phỏng vấn sâu của tác giả đối với bà Đặng Tuyết Nhung, trưởng phịng nhân sự cơng ty Scavi, chi phí đào tạo khơng chỉ là tài chính mà cịn là thời gian; các doanh nghiệp phải mất khoảng 3 tháng để đào tạo một cơng nhân có được các kỹ năng ở mức đạt yêu cầu. Dệt may là một ngành thâm dụng lao động, do đó chi phí lao động chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Qua khảo sát, 43,75% doanh nghiệp đồng ý và rất đồng ý rằng: “chi phí lao động ở Huế rẻ”, 37,5% cịn lại ở mức trung lập và 18,75% khơng đồng ý. Theo bảng 3.5, chi phí lao động/giờ của Thừa Thiên Huế rẻ hơn so với Đà Nẵng và Bình Dương, tuy nhiên lại cao hơn so với Quảng Nam
Bảng 3.5 Chi phí lao động của các vùng
Thừa Thiên Huế Đà Nẵng Quảng Nam Bình Dương Thu nhập bình quân/ tháng (nghìn đồng) 4.233 5.522 4.156 5.364 Số giờ làm việc bình quân/ tuần 43,6 48,2 44,1 51,9 Số giờ làm việc bình quân/ tháng 174,4 192,8 176.4 207,6 Chi phí lao động/giờ (nghìn đồng/giờ) 24,27 28,64 23,56 25,84
Nguồn: tác giả tổng hợp từ Báo cáo điều tra lao động việc làm 2015 Sự khan hiếm về nhân lực có trình độ kỹ thuật cao như kỹ sư cơng nghệ sợi, chuyền trưởng, kỹ sư rập…. là một nút thắt cho sự phát triển ngành dệt may ở Thừa Thiên Huế. Theo khảo sát của tác giả, trung bình khoảng 80% nguồn lao động có kỹ thuật cao như trên là từ lao động chưa có chun mơn, được doanh nghiệp tuyển chọn và đào tạo từ những cơng nhân có tay nghề tốt hoặc các nhân viên từ lĩnh vực khác. Theo ơng Lê Thanh Liêm, phó giám đốc cơng ty Vinatex Hương Trà, “những cơng nhân được đạo tạo lên vị trí chuyền trưởng,
kỹ sư… sẽ khơng có khả năng quản lý, truyền đạt và tầm nhìn tốt vì trình độ văn hóa khơng cao”
Hạ tầng đào tạo
Hiện nay tồn tỉnh có 13 trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục nghề nghiệp_giáo dục thường xuyên đào tạo may công nghiệp (Sở lao động thương binh và xã hội Thừa Thiên Huế, 2017), tuy nhiên chất lượng đào tạo thì khơng cao. Theo báo cáo PCI 2016, chỉ có 26,36% các doanh nghiệp được điều tra ở Thừa Thiên Huế cho rằng “dịch vụ dạy nghề do các cơ quan nhà nước nhà nước cung cấp là tốt hoặc rất tốt”. Tỷ lệ này thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (33,03%) và thấp hơn rất nhiều so với Đà Nẵng (47,69%).
Hai chương trình có liên kết lớn nhất với các doanh nghiệp may là: trung tâm hợp tác đào tạo nghề may Scavi- Âu Lạc (đóng tại trường trung cấp Âu Lạc) và HBI- HUEIC (đóng tại trường cao đẳng Công Nghiệp Huế) mặc dù đáp ứng được xu thế “đào tạo gắn với thị trường” và giáo trình có sự đầu tư bài bản hơn nhưng cũng chỉ dừng lại ở những khóa ngắn hạn như đào tạo kỹ thuật may cơ bản và sửa máy may công nghiệp, điện...
Đối với ngành thiết kế thời trang thì có 2 cơ sở đào tạo là trường Cao đẳng Sư phạm Huế (đào tạo 3 năm) và trường Đại học Nghệ thuật (đào tạo 5 năm). Tuy nhiên, số lượng học viên của hai trường này rất thấp, cụ thể hai học năm liên tiếp là 2015-2016 và 2016-2017, trường Cao đẳng Sư Phạm đều chỉ có 3 sinh viên tốt nghiệp (phịng Tổ chức, cơng tác sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm, 2017), còn Đại học Nghệ Thuật là 2 sinh viên (phòng Đào tạo, trường Đại học Nghệ Thuật Huế, 2017)
Nhìn chung, tình hình đào tạo nhân lực ngành dệt may ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn chưa tốt, đặc biệt đối với các ngành chuyên sâu như: quản lý dây chuyền may công nghiệp, thiết kế
thời trang, công nghệ dệt-sợi-nhuộm… Đây là rào cản lớn cho quá trình chuyển dịch ngành may sang sản xuất những phương thức có giá trị gia tăng cao như OBM, ODM [phụ lục 10].
Về tài nguyên vốn
Tỉnh Thừa Thiên Huế đang đứng trước nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư trong ngành dệt may. Do hai nguyên nhân, thứ nhất là Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thông qua việc ký kết các hiệp định WTO, FTA, VJEPA nên sẽ có nhiều ưu đãi khi xuất nhập khẩu hàng hóa. Thứ hai, hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch ngành dệt may từ
Trung Quốc sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam do chi phí và các điều kiện sản xuất tại Trung Quốc đang tăng cao. Theo tập đoàn Scavi, ngay cả khi khơng có TPP thì Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn và có hiệu quả đầu tư cao hơn so với Trung Quốc, được biểu hiện thơng qua bảng so sánh chi phí sản xuất 3.6. Trong lúc đó, miền Trung là điểm đến cho xu hướng dịch chuyển này. Theo ông Nguyễn Diễn - Phó GĐ Thường trực Chi nhánh Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam tại Đà Nẵng, chi phí đắt đỏ cả về thuê mặt bằng, chi phí lao động và khó tuyển được lao động tại các tỉnh thành như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... nên nhiều nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển nguồn vốn đầu tư về các tỉnh có nguồn lao động dồi dào hơn, với chi phí nhân cơng thấp hơn như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Huế, Quảng Trị… (Nhiệt Băng, 2016)
Bảng 3.6 Chi phí sản xuất của Việt Nam so với Trung Quốc
Chi phí Chi phí/ tổng chi phí Việt Nam so với Trung Quốc
Sợi dệt 50% Giống nhau trên thị trường thế giới
Chi phí khác
Hóa chất 50% Giống nhau trên thị trường thế giới
Nước Giống nhau trên thị trường thế giới
Năng lượng Việt Nam thấp hơn 30%
Lao động Việt Nam thấp hơn 40%
Đầu tư Việt Nam thấp hơn 15%
Nguồn: tâp đoàn Scavi (2017) Đối với nguồn vốn cho các doanh nghiệp, kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp dệt may ở Thừa Thiên Huế có nhu cầu vay ngân hàng thương mại khoảng 70% lượng vốn cần thiết khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong đó, 31,3% số doanh nghiệp đánh giá họ có khả năng tiếp cận vốn ở mức tốt hoặc rất tốt, 56,3% doanh nghiệp đánh giá ở mức bình thường, rào cản lớn chính là lãi suất ngân hàng cao. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ như Triệu Phú [phụ lục 3] thì khả năng tiếp cận vốn vẫn cịn rất khó khăn do thiếu tài sản thế chấp.
Hạ tầng kỹ thuật
Đối với các doanh nghiệp sợi, thiết bị và công nghệ đang ở mức trung bình khá và đang dần dần được cải thiện. Dây chuyền thiết bị theo công nghệ cũ của Đức và các nước Đông Âu đang được thay thế bằng thiết bị công nghệ mới của Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc...
Khoảng 20% thiết bị kéo sợi có trình độ cơng nghệ tiên tiến được nhập từ Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ.... Khoảng 40% thiết bị có trình độ cơng nghệ khá được nhập từ Châu Âu, Trung Quốc, đã sử dụng được 10 năm. Khoảng 40% thiết bị cũ, được sử dụng trên 20 năm, năng suất thấp, tiêu hao năng lượng lớn và đang được dần thay thế. Tỷ lệ tự động hóa trong ngành sợi khoảng 50% đến 70%, trong đó Cơng ty CP dệt may Huế là 50%, Công ty CP sợi Phú Bài 70%, Công ty CP sợi Phú Thạnh 70%, Công ty CP sợi Phú Nam 70%, Công ty CP may dệt kim và may mặc Huế Việt Nam – Bungari 75%.
Trong lĩnh vực may, trình độ cơng nghệ và thiết bị không đồng đều và chênh lệch lớn giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngồi và các doanh nghiệp trong nước. Một số cơng ty có vốn FDI như cơng ty TNHH Scavi, cơng ty HBI, công ty cổ phần may dệt kim và may mặc Huế Việt Nam- Bungari đã trang bị máy cắt vải tự động, máy cắt chỉ tự động, máy trải vải tự động, xe điện vận chuyển hàng... để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động. Trong khi các doanh nhỏ yếu kém về trình độ cơng nghệ thiết bị.
3.3.2 Mơi trường chính sách và cạnh tranh Mơi trường chính sách tỉnh Thừa Thiên Huế Mơi trường chính sách tỉnh Thừa Thiên Huế
Để tạo được sức mạnh nội tại cho ngành dệt may thì mơi trường đầu tư là một yếu tố rất quan trọng. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của tỉnh hiện tại còn nhiều yếu kém, năm 2016 PCI tỉnh TT Huế đứng vị trí 23 xếp loại khá, đứng sau nhiều tỉnh ở vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, cụ thể Quảng Nam (vị trí thứ mười), Bình Định (vị trí thứ tám), đặc biệt Đà Nẵng (vị trí thứ nhất). Từ năm 2007 đến nay, chỉ số PCI của tỉnh TT Huế năm 2016 gần như là thấp nhất. Để thấy những điểm yếu kém trong năng lực cạnh tranh của tỉnh, tác giả so sánh chỉ số PCI với Đà Nẵng, một địa phương giáp ranh với Huế và luôn xếp hạng đầu về PCI từ năm 2013 cho đến nay. Dựa vào hình 3.4 ta thấy các tiêu chí thiết chế pháp lý, đào tạo lao động, tính năng động, chi phí khơng chính thức, chi phí thời gian, tính minh bạch của Thừa Thiên Huế đều có khoảng cách lớn so với Đà Nẵng.