Các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa nợ, tăng trưởng và độ nhạy cảm dòng tiền , bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 43 - 44)

PHẦN III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Các giả thuyết nghiên cứu

Dưới đây là những trình bày về mối tương quan giữa nợ, độ nhạy cảm dòng tiền và tăng trưởng doanh nghiệp. Các mối tương quan này được rút ra từ các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa đòn bẩy – tăng trưởng và độ nhạy cảm dịng tiền. Đây cũng chính là các giả thuyết tác giả đặt ra để kiểm nghiệm đối với trường hợp các doanh nghiệp tại Việt Nam

Giả thuyết H1: Có sự tương quan dương giữa độ nhạy cảm dòng tiền và tăng trưởng doanh nghiệp

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các cơng ty có lợi nhuận cao có thể tự tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ của mình (lợi nhuận giữ lại) mà không cần đến tài trợ từ bên ngoài vốn rất tốn kém. Theo Fazzari và các cộng sự (1988), những công ty với tỷ lệ lợi nhuận giữ lại cao hơn phải đối diện với các vấn đề về thơng tin bất cân xứng và có khả năng bị ràng buộc tài trợ nhiều hơn. Nếu chi phí tìm nguồn tài trợ bên ngồi cao hơn đáng kể so với nguồn vốn nội bộ thì việc đầu tư của doanh nghiệp lúc này sẽ bị dẫn dắt bởi sự dao động của dịng tiền. Điều này giải thích cho mối tương quan dương giữa độ nhạy cảm dòng tiền và tăng trưởng doanh nghiệp

Giả thuyết H2: Có tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa đòn bẩy và tăng trưởng doanh nghiệp

Ban đầu, đòn bẩy được kỳ vọng có tương quan dương với tăng trưởng doanh nghiệp bởi hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng, doanh nghiệp luôn muốn gia tăng các khoản vay mượn từ bên ngoài (vay nợ hoặc phát hành vốn cổ phần) để tăng cường mua sắm tài sản, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động của mình. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều địn bẩy thì càng có khả năng đạt tăng trưởng cao. Tuy nhiên, vượt qua ngưỡng vay nợ tốiđa thì việc càng đi vay nợ sẽ khiến cơng ty lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính làm giảm tốc độ tăng trưởng. Chính vì thế mà ảnh hưởng

của đòn bẩy lên tăng trưởng được kỳ vọng sẽ có mối quan hệ phi tuyến dạng hình chữ U ngược.

Giả thuyết H3: Các doanh nghiệp càng đi vay nợ thì độ nhạy cảm giữa dòng tiền và tăng trưởng doanh nghiệp càng lớn.

Sự tác động của đòn bẩy và độ nhạy cảm lên tăng trưởng của các cơng ty bị ràng buộc tài chính (cơng ty có vay nợ nhiều) được kỳ vọng sẽ lớn hơn mức ảnh hưởng của đòn bẩy và độ nhạy cảm lên tăng trưởng của các công ty không bị ràng buộc tài chính (cơng ty sử dụng địn bẩy thấp). Hay nói cách khác, các doanh nghiệp càng đi vay nợ thì độ nhạy cảm giữa dịng tiền và tăng trưởng doanh nghiệp càng lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích mối quan hệ phi tuyến giữa nợ, tăng trưởng và độ nhạy cảm dòng tiền , bằng chứng thực nghiệm tại việt nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)