Vay Số hộ %
Không vay 4 3
Vay chính thức 110 82,1
Khơng chính thức 20 14,9
Hình 3.1-tỷ lệ vay chính thức, khơng chính thức và khơng vay
3.4 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mơ tả được dùng để mơ tả, trình bày phân tích các số liệu của các lĩnh vực kinh tế xã hội, mơ tả đối tượng nghiên cứu sau đó rút ra kết luận dựa trên các số liệu được mô tả và các thông tin thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Các công cụ trong thống kê mô tả như bảng thống kê.
Thực hiện tổng hợp dữ liệu bằng Microsoft Ecxel, SPSS. Áp dụng thống kê mô tả và thống kê so sánh để đưa ra bằng chứng và dữ liệu cho nghiên cứu.
Thực hiện điều tra khảo sát hộ và tổng hợp, tìm ra các thơng tin định tính để phân tích thực trạng về hiệu quả của vốn của hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Khơng vay 3% Vay chính thức 82,1% Khơng chính thức 14,9%
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình đói nghèo tại huyện Châu Thành
4.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội huyện Châu Thành 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên1 4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên1
Huyện Châu Thành là huyện vùng ven của tỉnh Trà Vinh, nằm bao quanh thành phố Trà vinh, có diện tích tự nhiên là 33.485ha, chiếm 15,67% diện tích đất của tỉnh. Phía Bắc giáp thành phố Trà Vinh; Phía Đơng Bắc giáp huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre; Phía Đơng giáp huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, Phía Đơng Nam giáp huyện Cầu Ngang, Phía Nam giáp với huyện Trà Cú, Phía Tây giáp huyện Tiểu Cần, Phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long.
Trung tâm huyện là Thị trấn Châu Thành cách thành phố Trà Vinh 7km về phía Bắc dọc theo Quốc lộ 54. Lợi thế của Châu Thành là nằm tiếp giáp với Thành phố Trà Vinh, có các tuyến giao thơng đường bộ và đường thủy quan trọng chạy qua, tạo thành mạng lưới khép kín giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các vùng lân cận rất thuận lợi.
Tồn huyện có 13 xã và 01 thị trấn, gồm: Đa Lộc, Thanh Mỹ, Mỹ Chánh, Lương Hịa, Lương Hồ A, Nguyệt Hóa, Song Lộc, Hưng Mỹ, Phước Hảo, Hòa Thuận, Hòa Lợi, Long Hòa, Hòa Minh và thị trấn Châu Thành (trong này có 5 xã nghèo thuộc Chương trình 135, 01 xã bãi ngang và 02 xã Đảo). Mật độ dân số cao nhất tập trung ở tại thị trấn Châu Thành (1.784 người/km2) và thấp nhất là 195 người/km2 (xã Long Hòa).
4.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội2
Thời gian qua, mặc dù cịn gặp nhiều khó khăn do diễn biến bất thường của thời tiết, khí hậu, giá cả, đặc biệt là xâm nhập mặn cuối năm 2015 đầu năm 2016, đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân, nhất là hộ nghèo ở nông thôn,… nhưng bằng những chương trình, kế hoạch hành động thiết thực phù hợp tình hình thực tế trên cơ sở quán triệt quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được
sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền và nhân dân huyện Châu Thành, nền kinh tế của huyện đã có những bước phát triển tích cực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng rõ rệt.
Đã khuyến khích nhiều cơ sở cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đầu tư mới, tạo điều kiện khôi phục nghề truyền thống và phát triển ngành nghề mới từ nguồn nguyên liệu địa phương. Làng nghề ở xã Hưng Mỹ và Lương Hòa tiếp tục phát triển và mở rộng giải quyết việc làm thường xuyên cho 46.500 lao động địa phương. Một số sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu như may mặc, sản phẩm bàn chải kem đánh răng, sơ chế tôm, chế biến hạt điều, se chỉ tơ xơ dừa, đan đát, sản xuất rượu Xuân Thạnh - Hòa Thuận, hàng thủ công mỹ nghệ, ....
Trong giai đoạn 2010-2015, nền kinh tế huyện có bước phát triển lần lượt theo thứ tự: khu vực dịch vụ đóng góp 36,08%, tiếp đến là ngành công nghiệp - xây dựng 31,03% và khu vực sản xuất nông nghiệp 32,89%. Đầu tư chủ yếu vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng (kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội), vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất và tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho kinh tế huyện.
Nhìn chung sự tăng trưởng đầu tư theo hướng tích cực với sự gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đi kèm với đầu tư thời kỳ sau tăng cao hơn thời kỳ trước.
Tuy nhiên, so với tỉnh Trà Vinh, quy mô nền kinh tế của huyện Châu Thành còn thấp, chiếm xấp xỉ 11,6% trong tổng sản phẩm của toàn Tỉnh (theo giá so sánh 1994), chưa tương xứng với vị thế của huyện trong nền kinh tế tỉnh. Kinh tế nơng nghiệp vẫn chiếm vai trị chủ yếu trong kinh tế của huyện và chiếm tỷ trọng khá lớn trong kinh tế nông nghiệp của cả tỉnh (khoảng 12,2%). Các ngành dịch vụ (đặc biệt là thương mại, du lịch) và công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm khoảng 8% -14,5% so với các ngành tương ứng của cả tỉnh; các ngành này được xem là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới của huyện. Thu nhập bình quân đầu người của huyện còn ở mức thấp, chỉ mới bằng 85% mức thu nhập bình qn của tồn tỉnh. Nên trong thời gian tới, huyện Châu Thành cần nhanh chóng tạo ra những
bước đột phá trong phát triển kinh tế nhằm khai thác tốt hơn các tiềm năng, đuổi kịp và đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự phát triển của kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh.
4.1.1.3. Tình hình đói nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành3
Quan điểm của Đảng và Nhà nước là đi đôi với việc tăng trưởng kinh tế, phải gắn liền đẩy mạnh cơng tác xóa đói giảm nghèo, bảo đảm cơng bằng và tiến bộ xã hội trong quá trình phát triển giữa các vùng miền, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách giàu, nghèo giữa các vùng. Có thể nói hệ thống chính sách và các dự án liên quan trực tiếp đến XĐGN (sau đây gọi chung là chính sách XĐGN) ở tỉnh và huyện xây dựng và hoàn thiện qua các năm cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Mặc dù có nhiều chính sách nhưng nhìn chung tình hình giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao.
Tuy tỷ lệ hộ có giảm từng năm, năm 2012 số hộ nghèo chiếm 18,90% và qua 4 năm đến 2015 giảm còn 9,32%. Nhưng chưa bền vững, hộ nghèo của huyện cao hơn mặt bằng chung của tỉnh (tỉnh 7,61%). Đến cuối năm 2015 số hộ nghèo của huyện 3.572 hộ, chiếm 9,32% và đến cuối năm 2016 tỷ lệ lại tăng 6.138 hộ, chiếm16,02%. Đây có thể xem cơng tác đánh giá giảm nghèo ở từng địa phương chưa đúng thực chất. Số hộ nghèo, hộ nghèo mới và tái nghèo hàng năm còn cao. Giảm nghèo ở địa phương chưa tốt, còn chạy theo chỉ tiêu thi đua, tỷ lệ tái nghèo cao, vì khoảng cách giữa nghèo và cận nghèo rất gần, hộ thốt nghèo chỉ cần có một sự cố nhỏ trong gia đình họ có thể rơi vào nghèo. Đây là vấn đề nóng, được địa phương, các ngành quan tâm và tìm giải pháp giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện ở địa phương, với điều kiện tự nhiên vùng sâu, vùng xa, địa bàn rộng, biến đổi khí hậu, thời tiết, xâm nhập mặn, dịch bệnh diễn biến bất thường; điều kiện xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nhiều mặt, đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn; Giá cả các mặt hàng tiêu dùng ngày một tăng, một số sản phẩm nơng nghiệp cịn khó khăn về thị trường đầu ra, giá cả không ổn định, cho nên đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của hộ nghèo; Trình độ học vấn cũng như kiến thức làm ăn của
người nghèo còn nhiều bất cập, đặc biệt là đối với người trong độ tuổi lao động về trình độ cũng như kiến thức làm ăn còn hạn chế.
Bảng số 4.1 -Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành giai đoạn 2012 – 2015
Năm 2012 2013 2014 2015
Tổng số hộ chung 37.059 37.490 38.058 38.320 Tổng số hộ nghèo 7.006 6.227 4.995 3.572 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 18,90 16,61 13,12 9,32
(Nguồn: Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện)
Hình 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo từng năm
4.1.1.4. Nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn huyện Châu Thành trong thời gian qua4 thời gian qua4
a) Nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên
Đất canh tác ít, đất cằn cỗi ít màu mỡ, thời tiết, dịch bệnh… dẫn đến năng suất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người dân. Vị trí địa lý ở vùng sâu, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng hoặc có nhưng chất lượng kém ảnh hưởng đến cuộc sống của người nghèo.
2012 2013 2014 2015 18,9% 16,61% 13,12% 9,32% 1 2 3 4 Năm tỷ lệ
b) Nguyên nhân về kinh tế:
Kinh tế của huyện Châu Thành phát triển chưa đồng đều giữa các xã, thị trấn, chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện. Do đó, chưa thu hút và giải quyết được việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nằm trong độ tuổi và các hộ nghèo.
c) Nguyên nhân về xã hội:
Cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các cơ sở vật chất khác còn nhiều hạn chế, gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất ở nơng thơn, ở các xã có đơng đồng bào dân tộc Khmer vẫn còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu cả trong sản xuất và trong cuộc sống gây khó khăn cho cơng tác giảm nghèo. Các vấn đề y tế, giáo dục phát triển chưa đáp theo nhu cầu thực tế, các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng.
4.1.1.5. Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện5
a. Tổng quan về chính sách
-Mục tiêu của chính sách. Là hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và cho hộ nghèo
nông thôn, dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn nằm mục đích cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà nước trực tiếp hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo để có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.
b. Quá trình triển khai và tổ chức thực hiện chính sách
-Kết quả thực hiện chính sách.
+Hỗ trợ nhà ở: đã hỗ trợ cho hộ nghèo xây dựng nhà cho 4.657 căn, với số tiền
đầu tư 70.492 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương 55.219 triệu đồng, còn lại ngân sách địa phương.
+Hỗ trợ đất ở: Tổng số hộ được hỗ trợ là 364 hộ nghèo với tổng số tiền trên
11.036 triệu đồng, diện tích 11.915,10 m2 đất ở (bình quân mỗi hộ được 316m2), đạt kế hoạch.
+Hỗ trợ về y tế: Thẻ Bảo hiểm y tế (sau đây gọi tắt là BHYT): Đạt khoảng
95% tổng số dân trên địa bàn huyện, riêng đối với hộ nghèo và cận nghèo đạt 100% theo quy định, với tổng kinh phí trên 193 tỷ đồng.
+Hỗ trợ đất sản xuất: Tổng số số được hỗ trợ đất sản xuất là 317 hộ nghèo,
với tổng số diện tích đất 355.040m2, với tổng số tiền 11.095 triệu đồng, đạt kế hoạch.
+Hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, tiền điện: Tổ chức cho vay vốn để giải
quyết việc làm có 1749 hộ nghèo, vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, với số tiền 4.680 triệu đồng. Điện dã hỗ trợ cho 133.043 lượt hộ nghèo, 13.064 triệu đồng, thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện đã hỗ trợ hộ nghèo có điều kiện sử dụng điện đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.
-Nguồn vốn lồng ghép: Đã tổ chức 475 lớp dạy nghề về nuôi tôm, tạo dáng
và chăm sóc cây cảnh, trồng rau an tồn, ni bị, may công nghiệp, trồng lúa chất lượng cao, bảo mẫu,… có 11.970 học viên tham dự, với tổng kinh phí đào tạo 2.940 triệu đồng. Xây dựng thực hiện 05 mơ hình với 30 ha sản xuất lúa chất lượng cao, 03 mơ hình với 30 ha sản xuất lúa đặc sản vụ Thu Đông, 01 mơ hình trồng chuối cấy mơ thử nghiệm với 0,3ha, 01 mơ hình trồng ớt Đài Loan với 0,15 ha, 01 mơ hình ni vịt an tồn sinh học cho 9 hộ ni 3.430 con vịt, 01 mơ hình ni tơm càng xanh, 01 mơ hình trồng cây ca cao trên đất giồng cát, với diện tích 02 ha.
4.1.1.6. Các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng
a. Nội dung của chính sách: đầu tư xây dựng CSHT ở các xã đặc biệt khó
khăn người dân được trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư, quản lý và khai thác cơng trình, từ đó nâng cao quyền lợi và trách nhiệm.
b. Nguồn lực thực hiện chính sách bao gồm:Vốn ngân sách Trung ương, vốn
vay tín dụng, vốn huy động từ các tổ chức và cộng đồng dân cư, vốn vay nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
-Kết quả thực hiện:
Với tổng nguồn vốn kế hoạch là 20.550 triệu đồng đã đầu tư xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng 28 cơng trình cầu, đường giao thơng nơng thơn, trong đó: 16 hạng mục cơng trình đường nhựa, 03 hạng mục cơng trình đường cấp phối đá dăm,
03 hạng mục cơng trình cầu giao thơng nơng thơn, 04 hạng mục cơng trình đường đal, nâng cấp chợ 01 hạng cơng trình và đầu tư xây dựng 01 nhà sinh hoạt cộng đồng. Duy tu bảo dưỡng cho 14 hạng mục cơng trình đường đal đã xuống cấp, ở các xã đặc biệt khó khăn, với tổng kinh phí đầu tư 1.783 triệu đồng. Với thiết kế rõ ràng, minh bạch, CT 135 đã nhận được đồng thuận của các cấp từ TW đến địa phương và thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân trong quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung của chương trình.
-Các dự án cơ sở hạ tầng lồng ghép
+Hệ thống điện được đầu tư phát triển mạnh phục vụ nhu cầu sinh hoạt của 99% hộ dân và đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất, phát triển mới 31,2 km đường dây trung thế, 128,6 km đường dây hạ thế, 87 trạm biến áp. Phát triển mới 4.604 hộ sử dụng điện (trong đó dự án 20.000 hộ phát triển 2.183 hộ giai đoạn I và 91 hộ ở giai đoạn II) nâng tổng số đến nay số hộ sử dụng điện 37.348 hộ, đạt 99 %;
+Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được quan tâm hơn, đã xây dựng mới 08 hạng mục cơng trình trạm y tế tại các xã trên địa bàn huyện. Đạt 100% các xã, thị trấn có trạm y tế và phịng khám đa khoa khu vực, chất lượng hoạt động mạng lưới y tế cơ sở có nhiều chuyển biến.
4.1.1.7. Những thành cơng và hạn chế 6
-Những thành cơng
Thơng qua các chính sách từ hỗ trợ của Trung ương, địa phương các tổ chức xã hội, đã giúp cho hộ nghèo một phần có điều kiện thốt nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần vào tỷ lệ giảm nghèo chung của tỉnh, huyện.
Sự giúp đỡ trong cộng đồng xã hội, như hộ khá, giàu cho hộ nghèo mượn đất trồng lúa…
Các cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện cho lưu thơng hàng hóa, vận chuyển nơng sản, việc đi học của các em học sinh cũng được thuận tiện.
6 Báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo huyện Châu Thành 2010-2015; báo cáo tổng kết
-Những hạn chế
Các chính sách, chủ trương đúng và tốt cho đối tượng, nhưng trong quá trình thực hiện chưa hiệu quả, kết quả đem lại chưa cao, chính sách cịn nhỏ lẻ, dàn trải…chưa tập trung.
Còn có tâm lý của đối tượng cịn trơng chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức xã hội, chưa quyết tâm cao để thốt nghèo. Cịn một số ít hộ nghèo chưa muốn thốt nghèo, giấu thơng tin về gia đình khi điều tra, khảo sát hộ nghèo (do chính sách