Bảng 2.14 : Ý thức tự giác học tập của sinh viên trên lớp
3.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Đại học
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo
Nội dung của phương pháp:
68
Tập trung cải tiến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh
viên. Sử dụng phối hợp nhiều hình thức kiểm tra khác nhau trong đánh giá
quá trình giảng dạy mà các trường đại học nước ngồi đã áp dụng.
Đơn đốc các cá nhân, đơn vị kiểm tra, đánh giá có văn bản báo cáo,
Ban giám hiệu tổ chức thẩm định lại và có kết luận. Kết quả kiểm tra, đánh
giá được thông báo rộng rãi trong trường.
Biện pháp trên cần thực hiện các tiêu chí sau:
Ra đề thi.
- Nội dung đề thi phải thể hiện hai phần, phần cốt lõi và phần nâng cao. Phần cốt lõi phải phù hợp với nội dung kiến thức cơ bản của học phần đã quy
định trong chương trình, phần nâng cao nhằm đánh giá kiến thức mở rộng,
sáng tạo, tư duy của sinh viên.
- Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đã quy định trong chương trình. Đề thi được lấy từ ngân hàng câu hỏi hoặc được biên
soạn theo quy định của Hiệu trưởng.
Hình thức thi.
Đa dạng hình thức thi, ngồi các hình thức truyền thống, nhà trường cần
mạnh dạn áp dụng các hình thức thi thơng qua hệ thống tin học nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người thi và người chấm thi. Có thể mở rộng hình thức tự luận, vấn đáp, thi trực tuyến hoặc kết hợp giữa các hình thức trên.
Kiểm định chất lượng giáo dục.
Trong thời gian tới, Trường cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động khảo thí,
kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục, coi đây là một công cụ để nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
69
- Phải thường xuyên tự đánh giá, đồng thời định kỳ đăng ký với Bộ về kiểm định chương trình đào tạo và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo.
- Phải thường xuyên duy trì và phát triển các điều kiện đảm bảo chất
lượng đào tạo như : đội ngũ GV và nhân viên; chương trình, giáo trình, tài liệu...
- Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên về
công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; khẩn trương xây dựng
nội dung, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục cho cán bộ chủ chốt, phối hợp
kiểm tra với các cán bộ quản lý đào tạo của các Bộ, ngành liên quan và cán bộ
quản lý của các cơ sở giáo dục; chủ động đề xuất đưa các nội dung về công
tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục vào chương trình giáo dục của
Trường, chương trình bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để mỗi cán bộ quản
lý giáo dục, giảng viên đều có những hiểu biết nhất định về công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục tương ứng với vị trí cơng tác của mình.
- Trường đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền về đánh giá và kiểm định
chất lượng giáo dục. Thông qua các diễn đàn, các chương mục trên báo chí,
truyền hình và các phương tiện truyền thơng khác, phổ biến kiến thức và các kết quả đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đã đạt được, để tạo điều kiện cho xã hội biết và tham gia giám sát chất lượng giáo dục.
- Tăng cường phát triển đội ngũ chuyên gia về đánh giá và kiểm định
chất lượng giáo dục, lập kế hoạch phát triển đội ngũ chuyên gia nòng cốt của
Trường về đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục; lập kế hoạch đào tạo
về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở trong và ngoài nước.
- Trường cần tạo động lực cho công tác đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục, nghiên cứu và đề xuất chính sách cụ thể, hỗ trợ triển khai các
hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường theo kế
70
hoạch của Bộ GD&ĐT; công bố những chỉ tiêu được công nhận đạt tiêu
chuẩn chất lượng giáo dục, những chỉ tiêu chưa làm được, đề xuất các chính
sách cụ thể để triển khai áp dụng cho năm học tiếp theo.
- Xây dựng và củng cố hệ thống các đơn vị làm công tác đánh giá và
kiểm định chất lượng giáo dục tại trường, sau đó Trường trình lên Cục Khảo
thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chủ trì soạn thảo để trình cấp có thẩm
quyền ban hành quy định về điều kiện thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục độc lập.
- Khẩn trương triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục. Kết hợp giữa kiểm định cơ sở giáo dục với kiểm định chương
trình giáo dục của trường và đánh giá các cơ sở giáo dục đại học khác trên
diện rộng để so sánh, đối chiếu mặt làm được và mặt chưa làm được của nhà
trường. Triển khai thu thập thông tin phản hồi từ học sinh, sinh viên đã ra
trường, từ các nhà tuyển dụng để có thêm thơng tin về chất lượng dạy và học của nhà trường, trên cơ sở đó có các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Thực hiện phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục. Các cơ quan quản lý trực tiếp giáo dục tại Trường có trách nhiệm chỉ đạo, đơn đốc triển khai tự đánh giá, tiếp nhận báo cáo tự đánh giá, nghiên cứu và có ý kiến phản hồi cho Bộ GD&ĐT; giám sát việc triển khai
thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng trên cơ sở kết quả tự đánh giá;
nghiên cứu đề xuất phân cấp quản lý công tác đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục cho các Bộ, ngành và địa phương.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Khuyến khích các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, trung
71
mạng lưới quốc tế các tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, Hiệp hội quốc tế về đánh giá và các thành tựu giáo dục nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm quốc tế và có thể so sánh giáo dục đại học của Trường với các nước khác.
- Trường cần định kì tổ chức sơ kết, tổng kết công tác đánh giá và kiểm
định chất lượng giáo dục để trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm.
- Trường cần quán triệt sâu sắc và đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát, nhằm làm cho cán bộ quản lý, giảng viên nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị,
ý nghĩa của công tác kiểm tra, giám sát. Có định hướng, bổ sung kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm để tổ chức thực hiện hiệu quả công tác kiểm tra.
- Thường xuyên đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giữ vững
nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện đúng quy chế làm việc đã đề ra.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để giúp cho lãnh đạo Trường
đánh giá sát đúng tình hình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của
cán bộ quản lý cấp dưới. Đặc biệt chú trọng công tác giám sát nhằm phát huy
các ưu điểm và kịp thời phát hiện những sai sót để ngăn ngừa có hiệu quả các
dấu hiệu vi phạm.
- Ban kiểm tra phải tham mưu giúp cho lãnh đạo Trường nghiêm túc
thực hiện chế độ lãnh đạo phải có kiểm tra, kiểm tra phải có chương trình, kế
hoạch. Đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát; phân công cán bộ phù hợp
với công việc; nội dung kiểm tra phải sát với tình hình thực tế; thời gian tiến
hành kiểm tra phải hợp lý, không làm ảnh hưởng đến công việc của cơ sở.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo hai chiều, ban kiểm tra cấp dưới phải thường xuyên báo cáo hoạt động với cấp trên, theo dõi, nắm bắt
tình hình hoạt động của cấp dưới, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo
chương trình, kế hoạch đã đề ra.