CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1. Quá trình phát triển của Kiểm soát nội bộ:
2.1.3 Lịch sử phát triển kiểm soát nội bộ:
Trong một tổ chức, các hoạt động được thực hiện thơng qua một q trình lập kế hoạch, thực hiện và giám sát cùng với sự tham gia của các cá nhân. Các cá nhân này đóng góp một phần khơng nhỏ cho sự thành công của tổ chức, tuy nhiên, đôi khi mục tiêu của họ không phù hợp với mục tiêu của tổ chức do đó tạo thành lực cản. Ngoài ra, với nền kinh tế đang phát triển, có nhiều nguyên nhân tác động đến hoạt động của tổ chức: chính sách khơng phù hợp, gian lận, thông tin bị đánh cắp…..các nhà quản lý đang tìm kiếm cơng cụ để có thể kiểm sốt và ngăn ngừa các rủi ro. Do đó, hệ thống kiểm sốt nội bộ ra đời với mục tiêu quản trị rủi ro, bảo vệ tài sản, đảm bảo sự tin cậy trong báo cáo tài chính, duy trì sự tn thủ. Dưới góc độ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn sai phạm, yếu kém, một hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ góp phần trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức.
21
Khái niệm KSNB bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu kiểm tốn (Cơng bố của Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ (1929), công bố của AICPA (1936)…). Từ năm 1940, các tổ chức kế toán và kiểm toán nội bộ Hoa kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm tốn như:
- SAP 29 (1958) “Phạm vi xem xét KSNB của kiểm toán viên độc lập”: lần đầu tiên phân biệt KSNB về quản lý và KSNB về kế toán
- SAP 54 (1972) “Tìm hiểu và đánh giá KSNB”: đưa ra 4 thủ tục kiểm soát kế toán
Năm 1977, Đạo luật về chống hối lộ nước ngoài ra đời, u cầu các cơng ty cần duy trì KSNB và hồn thiện hệ thống kế toán. Từ năm 1980-1985, nhu cầu về việc xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu và các tiêu chuẩn đánh giá trở thành mối quan tâm lớn. Năm 1985, Hội đồng quốc gia chống gian lận báo cáo tài chính Hoa Kỳ (thường được gọi là Ủy ban Treaway) đã thành lập Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ (COSO) nhằm nghiên cứu KNSB và công bố Báo cáo COSO 1992 – tài liệu đầu tiên trên thế giới đưa ra Khn mẫu lý thuyết về kiểm sốt nội bộ một cách đầy đủ và hệ thống. Báo cáo này cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB được mở rộng ra cho các phương diện hoạt động và tuân thủ. Nhiều quy định hướng dẫn về KSNB của các cơ quan chức năng Hoa kỳ được ban hành như: Ủy ban chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ năm 1988; Tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ năm 1991; Ủy ban chứng khoán Hoa kỳ (SEC) năm 1998.
Trên cơ sở đó, các nghiên cứu về KNSB trên các lĩnh vực khác nhau được ra đời và phát triển như:
- KSNB phát triển theo hướng quản trị: năm 2001, COSO nghiên cứu khuôn mẫu quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM)
- KSNB trong môi trường công nghệ thông tin: Năm 1996, ISACA ban hành CoBIT nhằm nhấn mạnh đến kiểm sốt trong mơi trường tin học bao gồm những lĩnh vực hoạch định và tổ chức, mua và triển khai, phân phối và hỗ trợ, giám sát.
22
- KSNB theo hướng chuyện sâu vào ngành nghề cụ thể: báo cáo Basel về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng; năm 2002, chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật Sarbanes- Oxley quy định triển khai KSNB cho tất cả các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
2.1.4. Lịch sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực cơng:
Trong lĩnh vực cơng, hoạt động chính là kiểm sốt các khoản thu chi ngân sách và việc sử dụng các khoản tiền này được cộng đồng quan tâm. Do đó việc đảm bảo an tồn cho nguồn lực trong khu vực công (tiền, tài sản….) là mối quan tâm hàng đầu và KSNB là công cụ hữu hiệu trong việc kiểm soát, phát hiện và ngăn ngửa rủi ro trong chính phủ các quốc gia. Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những cơng bố chính thức về KSNB áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nước Hoa Kỳ (GAO) 1999 đưa ra năm yếu tố về KSNB trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm mơi trường kiểm sốt, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, giám sát
Năm 1992, Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành hướng dẫn về KNSB áp dụng cho khu vực công (INTOSAI 1992). Năm 2001, INTOSAI 1992 được cập nhật và tích hợp với khái niệm KSNB của báo cáo COSO và được công bố vào năm 2004 (INTOSAI 2004). Bằng việc thực hiện mơ hình COSO trong hướng dẫn, INTOSAI không chỉ cập nhật lý luận chung về KSNB mà còn xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với đặc điểm của khu vực công. Bộ tài liệu này cung cấp khuôn mẫu KSNB trong khu vực công và cung cấp các tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá KSNB hữu hiệu.
INTOSAI 2004 đưa ra hai nhóm chuẩn mực cụ thể:
- Chuẩn mực chung: INTOSAI GOV 9100 – bao gồm khái niệm, các thành phần của KSNB và cung cấp vai trò, trách nhiệm của những thành phần tham gia.
- Chuẩn mực cụ thể: các quy định về báo cáo, cách đánh giá chính sách, quản lý tài sản, sổ sách, quản trị rủi ro. Ví dụ:
+ INTOSAI GOV 9110: Hướng dẫn cho Báo cáo về tính hữu hiệu của KSNB: Kinh nghiệm của kiểm toán trong việc thực hiện và đánh giá KSNB
23
+ INTOSAI GOV 9130: Hướng dẫn cho tiêu chuẩn KSNB trong khu vực công – Quản trị rủi ro đơn vị.