Tính hữu hiệucủa hệ thống KSNB:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.4 Tính hữu hiệucủa hệ thống KSNB:

Hệ thống KSNB của các tổ chức khác nhau trong khu vực công được vận hành với các mức độ hữu hiệu khác nhau. Tương tự như thế, một hệ thống KSNB

30

cụ thể cũng hoạt động khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Vậy thế nào là một hệ thống KSNB hữu hiệu (xét ở một thời điểm xác định)?

Báo cáo COSO (1992), Basel (1998), COSO (2013) cho rằng: sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếu ban giám đốc và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng:

- Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào? - Báo cáo tài chính đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy. - Các luật lệ và quy định đang được tuân thủ.

Theo INTOSAI 2004, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thể hiện qua 4 mục tiêu:

- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả, kinh tế và đạo đức. - Thực hiện trách nhiệm giải trình

- Tuân thủ luật pháp và các quy định

- Bảo vệ các nguồn lực chống lại việc thất thoát, phá hủy.

Như vậy, trong khi khẳng định KSNB là một quá trình thì sự hữu hiệu của hệ thống KSNB lại là một trạng thái (tình trạng) của q trình đó ở một thời điểm xác định. Việc đánh giá sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB thì mang tính xét đốn. Trong khu vực tư, một hệ thống KSNB hữu hiệu được đánh giá dựa trên COSO 2013. Đối với phạm vi của đề tài là KBNN – thuộc về khu vực cơng thì để đánh giá hệ thống KSNB là hữu hiệu thì phải đáp ứng được các yêu cầu theo bản hướng dẫn KSNB của INTOSAI 2004. Như vậy, ngồi 4 tiêu chí theo INTOSAI 2004 thì cần phải đánh giá thêm là:

- Năm bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB có hiện hữu hay khơng? - Nếu có, thì chúng có đang hoạt động hữu hiệu và đáp ứng được các yêu cầu

của INTOSAI 2004 khơng?

Có thể thấy, 5 bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB trong khu vực cơng của INTOSAI cũng chính là tiêu chí để đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, 6 tiêu chí trên cần được thỏa mãn khi đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB thì điều này khơng có nghĩa là mỗi bộ phận hợp thành

31

của hệ thống KSNB đều phải hoạt động y hệt như nhau hoặc cùng mức độ ở các tổ chức khác nhau. Lý do nêu ra trong là: Có sự bù trừ tự nhiên giữa các bộ phận của hệ thống KSNB. Bởi vì KSNB phục vụ cho nhiều mục đích vì vậy việc kiểm sốt ở bộ phận này có thể phục vụ cho yêu cầu kiểm soát ở bộ phận kia.

Để đối phó với một rủi ro cụ thể, nhà quản lý có thể đề ra nhiều mức độ kiểm sốt khác nhau ở các bộ phận khác nhau.Các yếu tố này sẽ làm cho 6 tiêu chí trên được thỏa mãn mà khơng nhất thiết phải có sự đồng nhất về mức độ hoạt động của các bộ phận. Do đó, hệ thống KSNB hữu hiệu khi hệ thống đó tồn tại năm bộ phận cấu thành và tác động tích hợp lẫn nhau để đạt được mục tiêu giảm thiểu rủi ro.

Trong môi trường KBNN với đặc thù là quản lý chi tiêu NSNN, dựa theo các yêu cầu của INTOSAI 2004, hệ thống KSNB hữu hiệu cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Hoạt động quản lý NSNN hiệu quả, đạo đức - Báo cáo cung cấp chính xác và tin cậy

- Hạn chế rủi ro, gian lận, thất thoát tài sản nhà nước - Tuân thủ luật pháp và các quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà nước trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)