CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Thực hiện nghiên cứu định lượng
Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 01/07/2016 cho đến ngày 30/9/2016. Tác giả nghiên cứu và gặp gỡ trực tiếp các lãnh đạo, trưởng phó phịng, các cán bộ công chức đang làm việc trong các KBNN trên địa bàn TP HCM để phỏng vấn và đề nghị trả lời bảng câu hỏi. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 249 phiếu.
Chính vì tính quan trọng cũng như sự u cầu chính xác của thơng tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu tác giả nghiên cứu đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, tác giả nghiên cứu rà sốt tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hồn chỉnh phiếu khảo sát.
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, tiếp theo tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích khơng bị sai lệch. Sau khi nhập liệu sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời khơng nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý (có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác). Để sử dụng EFA chúng ta cần kích thước mẫu lớn. Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích. Hair & ctg (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/ biến đo lường là 5:1, nghĩa
54
là 1 biến đo lường cần tối thiểu là 5 quan sát, tốt nhất là 10:1 trở lên ( Trích Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy, theo nghiên cứu này có 31 biến quan sát, số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là: 31 x 5 = 155 mẫu. Để đảm bảo sự thuận lợi và không bị gián đoạn trong nghiên cứu, tác giả quyết định tiến hành thu thập 249 mẫu dữ liệu để sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu sẽ đạt được kích cỡ mẫu như mong muốn. Cuối cùng, sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu, tác giả thu về được 219 mẫu hợp lệ (có 30 mẫu bị loại do các lãnh đạo và đồng nghiệp không đánh đầy đủ thông tin, hoặc bỏ nhiều ô trống hoặc đánh nhiều lựa chọn trong cùng một câu hỏi).
Bảng 3.3: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo để đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn lãnh đạo, chuyên viên các phòng liên quan và đại diện CBCC kho bạc ở một số quân huyện. Kết quả thảo luận là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 219 mẫu. Thang đo chính thức được thơng qua gồm có 5 nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức của phương pháp định tính và định lượng bao gồm mơ tả thơng tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu.
Mô tả Số lượng Tỷ lệ (%)
Số bảng câu hỏi phát ra 249 -
Số bảng câu hỏi thu về 249 100
Trong đó Số bảng câu hỏi hợp lệ 219 87.6
55
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI
BỘ TẠI KHO BẠC NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM VÀ
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT 4.1. Giới thiệu về Kho bạc nhà nước TP.HCM
- Tên đơn vị: KBNN TP.HCM.
- Địa chỉ: 37 Nguyễn Huệ - Phường Bến Nghé - Quận 1 - TP.HCM. - Điện thoại: (08) 93.151.060.
- Fax: (08) 93.151.060.
- Website: http://www.khobac.hochiminhcity.gov.vn/
- Logo:
4.1.1. Cơ sở pháp lý
Hoạt động hiện nay của KBNN Tp. Hồ Chí Minh căn cứ vào cơ sở pháp lý sau: Quyết định 1339/QĐ-BTC ngày 15 tháng 07 năm 2015 của Bộ trưởng BTC quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.
4.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống kho bạc nhà nước
Cùng với sự ra đời của nước Việt nam dân chủ cộng hoà (năm 1945), Nha ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính đã được thành lập với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền của Chính phủ, quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, quản lý một số tài sản quý của Nhà nước bằng hiện vật như vàng, bạc, kim khí quý, đá quý...
Từ năm 1951, nhiệm vụ của Nha Ngân khố được chuyển giao sang hệ thống Ngân hàng cùng với việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (sau đổi tên là Ngân hàng Nhà nước). Trong giai đoạn này, trên nền tảng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Ngân hàng Nhà nước vừa thực hiện chức năng: Quản lý Nhà nước và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, thực hiện vai trị là 3 trung tâm tiền tệ -
56
Nhân khố bao gồm các công việc như chấp hành qũy Ngân sách Nhà nước, tập trung các nguồn thu của Ngân sách nhà nước, tổ chức cấp phát chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước theo lệnh của cơ quan Tài chính, làm nhiệm vụ kế tốn thu, chi quỹ Ngân sách Nhà nước, in tiền, phát hành tiền, quản lý dự trữ Nhà nước về vàng bạc kim khí đá quý.
Những năm cuối của thập kỷ 80, nhiệm vụ quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước, các quỹ tài chính Nhà nước được chuyển giao từ Ngân hàng Nhà nước cho Bộ Tài chính để hệ thống Tài chính thực hiện chức năng quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước tài chính quốc gia.
Quan điểm thành lập hệ thống Kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính để quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước và tài sản quốc gia đã được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định tại Nghị định số 155/HÐBT ngày 15/10/1988 về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính. Thực hiện nghị định của Hội đồng Bộ trưởng, từ năm 1988 - 1989, Bộ Tài chính đã có đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước và tiến hành thử nghiệm tại hai tỉnh Kiên Giang (từ tháng 10/1988) và An Giang (từ tháng 7/1989); kết quả cho thấy: việc quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước tại địa bàn hai tỉnh trên thực hiện tốt, tập trung nhanh các nguồn thu, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu chi Ngân sách Nhà nước, trợ giúp đắc lực cho cơ quan Tài chính và chính quyền địa phương trong việc quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước, mặt khác đã tạo điều kiện cho các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn sắp xếp tổ chức lại hoạt động theo hướng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng có hiệu quả. Ngày 04/01/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) trực thuộc Bộ Tài chính. Hệ thống KBNN đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/4/1990, thực hiện chức năng quản lý quỹ Ngân sách nhà nước (NSNN) (bao gồm cả quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước); quỹ Dự trữ tài chính nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ; huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thực hiện cấp phát vốn NSNN cho các chương trình mục tiêu do Nhà nước chỉ định.
57
Cùng với sự ra đời của hệ thống KBNN, năm 1990, Kho bạc Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (KBNN TP.HCM) cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động. Sự ra đời và đi vào hoạt động của KBNN TP.HCM thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn, do bộ máy tổ chức vừa thiếu lại vừa yếu; cơ sở vật chất của hầu hết các đơn vị KBNN quận, huyện phải làm việc nhờ trụ sở chung với ngân hàng; điều kiện và phương tiện làm việc thiếu thốn, nhất là cơ sỏ vật chất, các phương tiện làm việc. Song được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự phối hợp tích cực của các cơ quan tài chính, ngân hàng, các ban ngành có liên quan cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN Trung ương, KBNN TP.HCM với sự nỗ lực cố gắng phấn đấu của tập thể cán bộ cơng chức đã nhanh chóng ổn định tổ chức, từng bước củng cố, hoàn thiện bộ máy, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
4.1.3. Vị trí và chức năng
- Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thơng qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Kho bạc Nhà nước có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
4.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra KBNN Quận, huyện thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.
- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
- Tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật; có quyền từ chối thanh tốn, chi trả các khoản chi khơng đúng, khơng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật
58
- Quản lý quỹ ngân sách, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.1.5. Cơ cấu tổ chức
Hình 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức kho bạc nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: http://www.khobac.hochiminhcity.gov.vn/
4.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị kho bạc trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh TP.Hồ Chí Minh
Thơng qua các buổi thảo luận tay đơi, thảo luận nhóm với các chuyên gia,
ban lãnh đạo và các trưởng phó phịng của các phịng ban KBNN TP HCM và
59
đến 2016 của các KBNN, tác giả đã tổng hợp và phân tích về thực trạng hệ thống
KSNB tại các KBNN trên địa bàn TP HCM.
4.2.1. Về mơi trường kiểm sốt
Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý:
Với mục tiêu xây dựng Kho bạc Nhà nước hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu
quả và phát triển ổn định vững chắc thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân
sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính cơng khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài
chính của Nhà nước, Ban lãnh đạo KBNN TP HCM từ giai đoạn 2011 – 2016 luôn
đánh giá cao vai trị của kiểm sốt nội bộ trong hoạt động kiểm sốt thu chi NSNN. Điều đó được thể hiện rõ trong các kết luận giao ban định kỳ của Ban giám đốc, báo
cáo tổng kết hoạt động và trong phương hướng hoạt động các năm được Giám đốc
KBNN TP. HCM đề ra. Ví dụ, trong năm 2015-2016, Giám đốc Vũ Hồi Nam u
cầu phịng thanh tra tăng cường kiểm tra chặt chẽ quy trình kiểm sốt chi tiền lương
tại các KBNN Quận huyện nhằm hạn chế rủi ro sai phạm do chi sai lương. Kết quả,
KBNN TP HCM đã phát hiện ra được 5 sai phạm về chi lương và có biện pháp xử
lý nhanh chóng nhằm tối thiểu thiệt hại NSNN.
Trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn, các gian lận tăng cao, hoạt động kiểm sốt
nội bộ ln được sự quan tâm cao nhất từ phía lãnh đạo KBNN, thể hiện được quan
điểm lãnh đạo của Ban Giám đốc KBNN là tập trung vào việc kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro.
Năng lực nhân viên
CBCC trong KBNN đã chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, giữ gìn được phẩm chất chính trị và đạo đức, lối sống, phục vụ tận tụy nhân dân, tuân theo 10 điều kỷ luật của nghề KBNN.
Hiện nay, theo thống kê của KBNN, đội ngũ cán bộ cơng chức KBNN có độ
tuổi trung bình từ 35 – 45 tuổi (Báo cáo hàng năm của Phịng tổ chức Cán bộ) có
kinh nghiệm làm việc lâu năm. Tuy nhiên bên cạnh những nhân viên có năng lực
60
nghiệm, theo sự hướng dẫn của người đi trước, khả năng nắm bắt thơng tin, văn bản
cịn hạn chế, trình độ cơng nghệ thơng tin cịn yếu kém. Điều đó dẫn đến khó khăn
trong việc kiểm sốt thu chi NSNN.
Ngồi ra, trong năm 2015 – 2016, việc thắt chặt kiểm soát chi NSNN với
nhiều thủ tục, số lượng các đơn vị giao dịch với KBNN ngày càng tăng , tình trạng
thiếu hụt đội ngũ cán bộ trẻ đang là vấn đề quan tâm của lãnh đạo KBNN trong thời
gian tới.
Chất lượng đội ngũ CBCC của đơn vị còn nhiều bất cập, một số cán bộ
không đủ khả năng giải quyết các công việc chuyên môn, kỹ năng lao động, kiến
thức tin học... từ những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả cơng tác quản lý và
điều hành. Để phát triển nguồn nhân lực và tạo nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo,
KBNN đã chú trọng đến việc xây dựng và phát triển lực lượng CBCC trên cơ sở
đào tạo, bồi dưỡng trình độ chun mơn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn ngạch công chức
và chức danh lãnh đạo luôn là mối quan tâm hàng đầu.
Chính sách nhân sự:
KBNN đẩy mạnh công tác phát triển nhân lực thông qua việc xây dựng và triển khai các đề án có liên quan nhằm đáp ứng mục tiêu Chiến lược phát triển KBNN.
Từ đó, góp phần tăng tỷ trọng cơng chức ngạch theo chun môn nghiệp vụ, giảm
dần tỷ trọng cơng chức kiểm ngân, cơng chức có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào
tạo (tỷ lệ cơng chức có trình độ đại học và tương đương trở lên tại thời điểm tháng
6/2016 là 79,4%, tăng 14,7% so với năm 2011). Tổ chức đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, đặc biệt tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao tại nước ngồi để
thực hiện chức năng tổng kế toán nhà nước và quản lý ngân quỹ nhà nước.
Theo sự chỉ đạo của KBNN Trung ương, KBNN TP HCM thường xuyên tổ
chức các cuộc thi về nâng ngạch, thi nghiệp vụ để kiểm tra vê trình độ chun mơn
của các CBCC, từ đó có sự phân bổ vị trí làm việc phù hợp với trình độ mỗi CBCC.
Về công tác quy hoạch cán bộ, KBNN chú trọng quy hoạch các cán bộ trẻ có
trình độ từ thạc sĩ trở lên, trình độ nghiệp vụ chun mơn cao, họat động phong trào
61
Cơ cấu tổ chức:
Căn cứ theo Quyết định số 695/QĐ-BTC ngày 16 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; KBNN TP HCM
đã tiến hành phân chia cơ cấu tổ chức hợp lý theo đúng trách nhiệm và quyền hạn.
Từ năm 2016, KBNN đã thống nhất phịng Kho quỹ vào Phịng Kế tốn Nhà nước
và trong tháng 10 năm 2017, bắt đầu thực hiện đề án “ Thống nhất đầu mối kiểm
soát chi” nhằm nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ hách hàng, rút ngắn thời