CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 07/2013 nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh mơ hình, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu. Sau đó, kết hợp kết quả thảo luận nhóm với các nghiên cứu trước đây để có được thang đo cuối cùng. Bảng câu hỏi được đánh giá sơ bộ và điều chỉnh trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.
Dàn bài thảo luận nhóm xem chi tiết tại phụ lục A.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thơng qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn các nhân viên kinh doanh tại TP. HCM. Mục đích của nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết.
Việc kiểm định thang đo cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson v.v… dựa trên kết quả xử̉ lý số liệu thống kê dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.
Tiến độ nghiên cứu
Bước Phương pháp Kỹ thuật Mẫu Thời gian Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm Tháng 07/2013 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp,
Google Documents
3.1.2 Quy trình nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu được mơ tả như trong hình 3.1
Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo 1 Thảo luận nhóm
Nghiên cứu định lượng Thang đo 2 Điều chỉnh
Cronbach alpha
EFA
Kiểm định giả thuyết
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Bước 1: Hình thành thang đo Bước 1: Hình thành thang đo
Việc hình thành thang đo 1 bắt đầu từ cơ sở lý thuyết. Các thang đo này được dịch sang tiếng Việt từ những thang đo đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đó trên thế giới. Một tập hợp các nhân tố của căng thẳng trong công việc được nêu ra. Các nhân tố này có thể được gộp thành 5 nhóm nhân tố chính có nội dung gần giống nhau. Sau đó để bảo đảm giá trị nội dung của thang đo, một nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm gồm 6 nhân viên kinh doanh
Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ
Kiểm tra hệ số cronbach alpha
Loại các biến có trọng số nhỏ không đạt yêu cầu
Loại các biến không đạt giá trị phân biệt Kiểm tra phương sai trích
tại TP. HCM được thực hiện nhằm khẳng định đáp viên hiểu được nội dung và ý nghĩa của từ ngữ cũng như bổ sung, điều chỉnh mơ hình cho phù hợp. Sau khi bổ sung các biến mới cho phù hợp với đặc điểm của nhân viên kinh doanh cũng như hiệu chỉnh từ ngữ và một số phát biểu, thang đo 1 được điều chỉnh và nó được gọi là thang đo 2 – thang đo này được 10 người kiểm tra về cách dùng từ đặt câu hỏi, sau khi hoàn chỉnh được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức.
Tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính:
Kết quả nghiên cứu định tính như sau:
‐ Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu, cụ thể: bớt hai thành phần căng thẳng trong công việc được cho là gây căng thẳng khơng đáng kể đó là trách nhiệm công việc không rõ ràng và căng thẳng do thiếu nguồn lực. Thay vào đó, những thành phần gây căng thẳng mang tính đặc thù của nhân viên kinh doanh được thêm vào. Cụ thể, hai thành phần mới được thêm vào bao gồm căng thẳng từ các chỉ tiêu tài chính và căng thẳng từ phía khách hàng. Thang đo của các thành phần mới được phát triển qua quá trình nghiên cứu định tính bằng phương pháp thảo luận nhóm.
‐ Điều chỉnh thang đo cho phù hợp hơn với điều kiện tại Việt Nam và đối tượng nhân viên kinh doanh. Thêm và loại bỏ các biến quan sát theo kết quả thảo luận nhóm. Cụ thể là thêm 13 biến quan sát và loại đi 20 biến quan sát. ‐ Hiệu chỉnh từ ngữ trong thang đo để dễ hiểu hơn.
(Chi tiết việc thêm bớt các biến quan sát xem tại phụ lục B)
Cuối cùng mơ hình “ Nghiên cứu căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh tại TP.HCM” sử dụng 5 khái niệm thành phần có mối liên hệ đến kết quả công việc với tổng cộng 34 biến quan sát trong mơ hình này.
Bước 2: Đánh giá thang đo
Trong nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng này, các thang đo được đánh giá thơng qua hai cơng cụ chính: (1) hệ số tin cậy Cronbach Alpha và (2) phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (exploratory factor analysis).
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Hệ số tin cậy Cronbach Alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Sau khi loại các biến không phù hợp, hệ số Cronbach Alpha sẽ được tính lại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
Tiếp theo phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phương pháp phân tích nhân tố EFA được sử dụng, phương pháp này chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0.5 đến 1, các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ. Những biến không đạt giá trị phân biệt cũng bị loại bỏ. Chênh lệch trọng số < .30 là giá trị thường được các nhà nghiên cứu chấp nhận, tuy nhiên, nên cân nhắc giá trị nội dung trước khi loại bỏ (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Nunnally & Bernstein, 1994, trích từ Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Bước 3: Kiểm định giả thuyết
Các thang đo được đánh giá đạt yêu cầu được đưa vào phân tích phân tích tương quan để kiểm định các giả thuyết. Phân tích tương quan là phân tích tương quan Pearson (vì các biến được đo bằng thang đo khoảng) để xác định các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến.