Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh tại TPHCM , (Trang 34 - 37)

Một số nghiên cứu nói về lý thuyết mối quan hệ hình chữ U ngược giữa căng thẳng trong công việc và kết quả công việc, theo Defrank (1998), Rubina Kazmi (2008), Muhammad Jehangir (2011), Muhammad Jamal (2011), khi căng thẳng tăng lên, kết quả tăng lên nhưng nó chỉ tăng đến một mức độ nào đó; vượt

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CƠNG VIỆC

Q tải trong cơng việc Thực hiện cơng việc ở các vai trị xung đột Các chỉ tiêu tài chính Căng thẳng từ phía khách hàng Căng thẳng trong mối quan hệ với

đồng nghiệp và

q mức đó, kết quả cơng việc bắt đầu giảm xuống. Nghĩa là mức độ căng thẳng vừa phải, tương quan giữa căng thẳng trong công việc và kết quả công việc là tương quan cùng chiều, ở mức độ căng thẳng cao, mối tương quan này là nghịch chiều. Trong nghiên cứu này, tác giả muốn kiểm định liệu ở những mức căng thẳng khác nhau, mức độ tương quan giữa căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh ở TP. HCM có khác nhau hay khơng. Phần này tuy không được đưa thành mục tiêu nghiên cứu nhưng sẽ được trình bày trong phần thảo luận kết quả.

Tóm tắt

Chương 2 này giới thiệu lý thuyết về căng thẳng trong công việc và kết quả công việc. Trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu định tính, chương này đưa ra mơ hình nghiên cứu. Mơ hình nghiên cứu này giả thuyết là căng thẳng trong cơng việc và kết quả cơng việc có tương quan với nhau. Chương tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mơ hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thiết kế nghiên cứu

3.1.1 Phương pháp

Nghiên cứu được thực hiện thơng qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 07/2013 nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh mơ hình, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu. Sau đó, kết hợp kết quả thảo luận nhóm với các nghiên cứu trước đây để có được thang đo cuối cùng. Bảng câu hỏi được đánh giá sơ bộ và điều chỉnh trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức.

Dàn bài thảo luận nhóm xem chi tiết tại phụ lục A.

Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn các nhân viên kinh doanh tại TP. HCM. Mục đích của nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết.

Việc kiểm định thang đo cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson v.v… dựa trên kết quả xử̉ lý số liệu thống kê dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0.

Tiến độ nghiên cứu

Bước Phương pháp Kỹ thuật Mẫu Thời gian Sơ bộ Định tính Thảo luận nhóm Tháng 07/2013 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp,

Google Documents

3.1.2 Quy trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu được mơ tả như trong hình 3.1

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Thang đo 1 Thảo luận nhóm

Nghiên cứu định lượng Thang đo 2 Điều chỉnh

Cronbach alpha

EFA

Kiểm định giả thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về căng thẳng trong công việc và kết quả công việc của nhân viên kinh doanh tại TPHCM , (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)