Kiểm tra giám sát vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 58 - 62)

5.1 Giải pháp dựa vào kết quả mơ hình

5.1.5 Kiểm tra giám sát vốn vay

Một quy tình tín dụng từ lúc thu thập thơng tin tiếp xúc với khách hàng, đến giải ngân rồi xử lý tài sản đảm bảo kết thúc khoản vay trải qua rất nhiều giai đoạn. Việc kiểm tra giám sát vốn vay trước và sau khi giải ngân đóng vai trị rất quan trọng. Cán bộ tín dụng càng tăng cường kiểm tra giám sát thì vốn vay càng an tồn, đánh giá việc sử dụng vốn khách hàng có đúng mục đích khơng?, vốn vay có được sử dụng hiệu quả hay không?

Việc kiểm tra tại chỗ tình hình kinh doanh của khách hàng phải được tiến hành theo định kỳ, ngồi ra, có thể kiểm tra đột xuất khi cần thiết: từ việc kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo, đến việc nhắc nhở thu nợ và lãi vay đúng hạn. Đây là công việc đặc biệt quan trọng sau khi cho vay đối với tất cả các khoản mục

đầu tư, nếu bỏ sót hoặc xem nhẹ bước công việc này, rủi ro không thu được đủ vốn đầu tư sẽ rất cao.

Qua các số liệu thống kê cho thấy trong số lần kiểm tra sử dụng vốn của cán bộ tín dụng ở VCB HCM cịn thấp, chưa đánh giá đầy đủ được một cách chính xác tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, VCB HCM cần tăng cướng số lần kiểm tra giám sát vốn vay thường xuyên hơn.

5.2 Giải pháp dựa trên kết quả nghiên cứu định tính

5.2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, VCB HCM cần chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng theo nguyên tắc hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra, khơng tập trung cấp tín dụng vào một sản phẩm nhất định, chú trọng công tác nghiên cứu các sản phẩm mới phù hợp với môi trường kinh doanh và định hướng hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. VCB HCM cần đẩy mạnh đa dạng hóa ngành/ lĩnh vực đầu tư cấp tín dụng theo nguyên tắc phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, hạn chế tập trung vào ngành hay lĩnh vực nhất định.

Bên cạnh đó, trong cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, VCB HCM cần phân loại những ngành nghề nào có mức độ rủi ro cao, ngành nghề nào có mức độ rủi ro thấp để có thể đề ra được những chính sách dành riêng cho từng ngành. Đối với những ngành có mức độ rủi ro cao, VCB HCM cần phải cân nhắc việc cho vay đồng tại trợ với cá chi nhánh khác hay với các tổ chức tín dụng khác để có thể có được phương án tốt nhất mà lại giảm thiểu rủi ro cho mình

Hiện nay, việc phát triển hệ thống bán buôn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là rất khó. Trong thời gian qua, một số DN lớn của tỉnh hoặc là kinh doanh không hiệu quả dẫn đến phá sản, hoặc là đang hoạt động cầm chừng. Vì thế việc giữ vững được chất lượng tín dụng tại chi nhánh là cơng việc quan trọng hơn cả. Đẩy mạnh cho vay bán lẻ là một trong những giải pháp giúp cải thiện hoạt động tín dụng, bao gồm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, các dụng cụ sinh hoạt gia đình có giá trị lớn, cho vay SXKD Hộ gia đình,... Đối tượng vay vốn cần phải đa dạng hóa, bao gồm khách hàng hộ gia đình, cán bộ cơng nhân

viên chức và các thành phần khác. Phương thức cho vay phải linh hoạt, kết hợp bán chéo nhiều sản phẩm với nhau như vừa cho vay vừa kết hợp với phát hành thẻ tín dụng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử như: SMS banking, Internet Banking,… Việc cho vay này sẽ góp phần mang ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, đồng thời mang lại lợi nhuận cũng như giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì biên độ lợi nhuận đối với khách hàng này thường cao hơn so với các khách hàng bán buôn và đa số tài sản bảo đảm cho các khoản vay này thường là BĐS.

5.2.2 Đẩy mạnh tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin khách hàng vay

Trong công tác thẩm định và quản lý khách hàng, ngoài việc kiểm tra trên những giấy tờ báo cáo, thông tin qua các chỉ số tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh mà Khách hàng gửi tới, cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp vơi khách hàng, đến địa điểm kinh doanh, khai thác thông tin từ các cơ quan chức năng, địa phương, các đôi thủ cạnh tranh... để khai thác thêm những thông tin quan trọng phục vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Đối với những khách hàng mới trước khi vay vốn , cán bộ cần truy vấn hỏi thơng tin tín dụng qua CIC của NHNN đầy đủ kết hợp với việc tìm hiểu thơng tin thị trường về ngành nghề, triển vọng phát triển của khách hàng đó.

Cán bộ tín dụng cũng cần phải có sự phối hợp chặt chẻ với bộ phận mở tài khoản, quản lý thông tin khách hàng và bộ phận quản lý nợ để cập nhật thơng tin khách hàng chính xác cũng như lưu trữ hồ sơ một cách đầy đủ.

Xuất phát từ xu hướng trong quản trị tín dụng tại Chi nhánh là chú trọng mở rộng cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay hộ kinh doanh, hộ gia đình, cho vay tiêu dùng… nên số lượng khách hàng cũng có xu hướng tăng nhanh, tức là ngân hàng phải quản lý một khối lượng hồ sơ tín dụng và khách hàng rất lớn. Do đó phải làm tốt công tác quản lý hồ sơ tín dụng vì hồ sơ tín dụng là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác giám sát các khoản vay và cũng là nguồn cung cấp thông tin cho ngân hàng tiến hành đánh giá tín dụng định kỳ. Trường hợp xảy ra tranh chấp, hồ sơ tín dụng là cơ sở pháp lý quyết định đến sự thắng, bại của quá trình tranh chấp. Hồ sơ tín dụng địi hỏi phải được thiết lập đầy đủ, chặt chẽ và chính xác.

5.2.3 Tổ chức thực hiện có hiệu quả cơng tác xử lý các khoản nợ xấu và trích lập dự phịng đầy đủ

Tỷ lệ nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2017 đang có dấu hiệu tăng nhanh, nếu khơng có những biện pháp khắc phục hiệu quả , con số này sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo. Nợ xấu là một trong những vấn đề nan giải trong hoạt động kinh doanh của VCB HCM nói riêng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam noi chung. Nó xảy ra có thể do yếu tố chủ quan từ cách vận hành quản lý rủi ro từ chính ngân hàng nhưng đơi khi lại xuất phát từ các yếu tố khách quan không thể tránh khỏi được.

Việc tồn tại nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh là điều không thể tránh khỏi dù quy trình, quy chế cho vay có chặt chẽ đến mức nào vì đó là một phần trong hoạt động tín dụng. Do đó, việc thiết lập một cơ chế quản lý có hiệu quả việc xử lý các khoản nợ xấu là một đòi hỏi khách quan. Muốn làm tốt công tác xử lý, thu hồi nợ xấu tại chi nhánh cần phải giải quyết tốt các vấn đề cơ bản như sau:

Thực hiện đánh giá, phân tích để phân loại nợ xấu thành các nhóm như khách quan, chủ quan; có thái độ hợp tác với ngân hàng trong việc thực thi kế hoạch trả nợ, chây ỳ trong việc trả nợ; có tài sản đảm bảo tiền vay, khơng có tài sản đảm bảo tiền vay... để có những biện pháp xử lý thu hồi có hiệu quả.

Thực hiện phân công giao nhiệm vụ, giao trách nhiệm, giao khoán thu nợ như một chỉ tiêu chính của hoạt động tín dụng. Đồng thời gắn trách nhiệm đối với CBTD để nợ quá hạn phát sinh trong q trình quản lý tín dụng

Tranh thủ mạnh mẽ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, các sở, ban ngành địa phương, đặc biệt là các cơ quan pháp luật để xử lý kiên quyết đối với các đối tượng chây ỳ, khó thu. Nếu người vay vẫn không chịu trả nợ cần áp dụng ngay các biện pháp mạnh hơn như phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng bắt buộc người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khởi kiện, phát mại tài sản thu hồi nợ…

Trường hợp khách hàng có dư nợ xấu do nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, biến động bất lợi của giá cả hàng hóa, ốm đau đột xuất… cần

phải xử lý bằng kỹ thuật nghiệp vụ để tháo gỡ khó khăn như: gia hạn nợ, cho vay lại để khách hàng tiếp tục sản xuất để tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng

Bên cạnh đó, CBTD phải là người gần gũi với khách hàng để đề xuất các biện pháp nghiệp vụ, tư vấn cho khách hàng kể cả về phương diện quản lý, tiêu thụ sản phẩm, giá cả để giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Khi trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục gặp khó khăn có thể thực hiện miễn giảm lãi trong khn khổ và khả năng cho phép. Có như vậy, mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng sẽ ngày một tốt hơn và khách hàng sẽ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc trả nợ.

Chi nhánh cần tăng cường pháp chế là giải pháp cần sát nợ xấu một cách có hiệu quả thơng qua hoạt động phân tích, phân loại nợ xấu theo định kỳ. Để việc xử lý nợ xấu được kịp thời, đạt được hiệu quả cao, thì khâu cảnh báo, phát thực hiện nhanh chóng để có một chế độ và trật tự pháp luật, trong đó tất cả các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác.

Bên cạnh việc xử lý dứt điểm nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro, phát mại tài sản, các ngân hàng có thể chuyển khoản nợ sang cơng ty chuyên xử lý nợ xấu. Để nâng cao chất lượng khoản nợ, ngân hàng cần tuân thủ nghiêm túc quy trình cho vay, thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát khoản vay đúng quy định.

Với việc quản lý tốt nợ xấu, cùng với các biện pháp như tiết giảm chi phí quản lý nên VCB HCM sẽ xem xét cân nhắc việc ổn định mặt bằng lãi suất như hiện nay, thậm chí có thể giảm nhẹ lãi suất, đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên và doanh nghiệp khởi nghiệp.

Với các bộ phận kinh doanh và tác nghiệp, VCB HCM đã tiến hành tái cấu trúc toàn diện hoạt động quản lý rủi ro theo mơ hình Khối để củng cố và phát huy vai trò ba vịng kiểm sốt độc lập theo thơng lệ quốc tế chuẩn Basel II. Hoạt động này nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TP HCM (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)