2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
Tại Việt Nam, có thể nói tính đến thời điểm hiện tại có rất ít cơng trình nghiên cứu khoa học xung quanh vấn đề về thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng tại các NHTM Việt Nam đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, có thể tổng hợp một số cơng trình có liên quan như:
Bài “Quản lý rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam” là luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Quang Huy (2016). Trong nghiên cứu của
mình tác giả đã sử dụng 6 phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản xảy ra tại các NHTM, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường năng lực quản lí rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam. Bài có sự nghiên cứu sâu về thanh khoản cũng như quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM đơn lẻ nhưng chưa nghiên cứu về quản lý rủi ro thanh khoản ưới góc độ vĩ mơ và rủi ro thanh khoản hệ thống của toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam, cũng như chưa đề cập đến tác động thực sự của thanh khoản đến kênh cho vay của các NHTM cũng như chưa đề cập đến yếu tố khủng hoảng.
Bài “Rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Bảo Huyền (2016). Bài nghiên cứu tiến hành phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, từ đó chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các NHTM Việt Nam cũng như các nhân tố tác động đến khả năng quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Hay gần đây nhất là bài “Rủi ro thanh khoản tại các Ngân hàng thương mại
Việt Nam” là luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Bảo Huyền (2016). Bài nghiên cứu
tiến hành phân tích thực trạng rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam, từ đó chỉ ra được những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các NHTM Việt Nam cũng như các nhân tố tác động đến khả năng quản lý thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
Các bài báo trên đã có đề cấp đến yếu tố khủng hoảng nhưng chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu tác động của thanh khoản đến hoạt động chung của các NHTM Việt Nam mà không cụ thể riêng về kênh cho vay của ngân hàng, cũng như chưa làm nổi bật được mối quan hệ giữa thanh khoản và kênh cho vay (trong kênh truyền dẫn CSTT) của các NHTM trong thời kỳ khủng hoảng.
Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu cụ thể về kênh tín dụng trong truyền dẫn CSTT có thể kể đến như bài nghiên cứu “Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín
dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Chu Khánh Lân năm 2012 với việc sử dụng các mơ hình kinh tế lượng VAR và BVAR, tuy nhiên bài báo
này chỉ tập trung vào truyền dẫn của CSTT đến tổng cung tín dụng của nền kinh tế mà không đi vào nghiên cứu phản ứng của từng ngân hàng với CSTT trong kênh cho vay trước và sau khủng hoảng. Và bài nghiên cứu mới nhất “Truyền dẫn chính
sách tiền tệ và kênh cho vay tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Phúc Cảnh năm 2016 có đề cập đến yếu tố khủng hoảng nhưng khơng có chia ữ liệu thành hai giai
đoạn bao gồm giai đoạn trước và sau khủng hoảng, thay vào đó, nghiên cứu này sử dụng biến đại diện cho khủng hoảng tài chính năm 2008 và chưa đưa các biến vĩ mô, biến liên quan đến hệ thống ngân hàng vào mơ hình để kiểm tra các yếu tố này với kênh cho vay.
Thực tế tại Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu cẩn thận và đầy đủ về truyền dẫn cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng tại Việt Nam.Và hầu hết các nghiên cứu khơng có đầy đủ dữ liệu phù hợp với độ ài đủ để sử dụng cho các mơ hình phù hợp ở Việt Nam. Vì vậy rõ ràng khoảng trống nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền dẫn cú sốc thanh khoản và kênh cho vay liên ngân hàng (một kênh truyền dẫn CSTT quan trọng) tại Việt Nam cần được xem xét và nghiên cứu.
CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU