Khi được hỏi về yếu tố nào quyết định cho việc lập kế hoạch xây dựng đường GTNT thì có đến 56,6% người dân cảm nhận được vai trị của mình trong việc lập kế hoạch khi người dân lựa chọn yếu tố theo nguyện vọng của người dân là yếu tố quyết định. Bên cạnh đó, khi nhìn lại vào số liệu trên thì thấy tỷ lệ người dân cho rằng xây dựng kế hoạch là của chính quyền các cấp mới là yếu tố quyết định lên tới 43,4%.
Với kết quả này cho thấy phần nào phản ánh thực tế về tình trạng xây dựng đường GTNT trên huyện Tân Thành là người dân vẫn cho rằng theo nguyện vọng của mình, bên cạnh đó vẫn cịn phụ thuộc vào chính quyền quyết định kế hoạch xây dựng đường GTNT.
Hình 4.10. Tỷ lệ người dân tham gia vào việc lập kế hoạch xây dựng đường GTNT 19,7% 14,1% 10,6% 56,6% Kế hoạch của xã Kế hoạch của huyện/tỉnh Kế hoạch của Trung ương Theo nguyện vọng của người dân
22,6% 49,0% 37,5% 77,4% 51,0% 62,5% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%
Châu Pha Tóc Tiên Sơng Xồi
Kết quả khảo sát tiếp theo là về vấn đề người dân tham gia họp để lập kế hoạch xây dựng đường GTNT bao gồm: Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, xây dựng dự toán, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của người dân.... Ở xã Tóc Tiên, tỷ lệ người dân không tham gia vào việc việc lập kế hoạch (chiếm 51,0%) khơng có sự khác biệt quá lớn so với số lượng người tham gia (chiếm 49,0%), điều này cho thấy ý thức tham gia của người dân vào ở xã Tóc Tiên cao hơn 2 xã cịn lại. Nhưng nhìn chung ở cả 03 xã, tỷ lệ người dân không tham gia chiếm tỷ trọng cao hơn số lượng người dân tham gia. Khi được hỏi nguyên nhân người dân chưa tham gia vào cuộc họp thì đa phần là họ trả lời là khơng có thời gian chiếm tỷ lệ 51,0% trong số người không tham gia. Kết quả này cho thấy người dân chưa thực sự thấy sự quan trọng của mình trong việc xây dựng kế hoạch làm đường GTNT.
Hình 4.11. Tỷ lệ người dân tham gia vào quyết định mức đóng góp trong việc xây dựng đường GTNT
Việc người dân được tham gia và bàn luận trước khi ra quyết định có ý nghĩa quan trọng. Khi khảo sát về sự tham gia vào quyết định mức đóng góp trong việc xây dựng đường GTNT, kết quả cho thấy có đến 51,4% ý kiến cho rằng việc này nên để dân bàn và quyết định. Có thể thấy nếu các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi người dân như sự đóng góp về hiến đất làm đường, tiền mặt, cơng sức lao động của người dân mới thật sự tham gia.
51,4% 19,0% 12,7% 16,9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Dân bàn và
quyết định Dân bàn nhưng không ra quyết định
Dân khơng bàn, chính quyền ra
quyết định
Như vậy, việc phụ thuộc vào các chính sách từ chính quyền sẽ làm giảm sự tham gia của người dân trong các chính sách về vấn đề xây dựng đường GTNT. Nguyên nhân chính cho việc này là cơ chế chính sách hiện nay của chủ đầu tư hay của các cấp chính quyền địa phương chưa tạo dựng ra hành lang pháp lý, cơ chế chính sách cho sự tham gia của người dân trong khâu lập kế hoạch xây dựng các cơng trình GTNT. Do đó cần có những quy định ràng buộc về việc lấy ý kiến của cộng đồng trong việc xây đường GTNT để cải thiện tình trạng như hiện nay. Nếu như sự tham gia và đóng góp của người dân trong các hoạt động xây dựng đường GTNT được cải thiện, thì chất lượng cơ sở hạ tầng đường GTNT được tăng lên, người dân đủ tự tin và nâng cao trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bài tốn đặt ra khơng chỉ huyện Tân Thành mà của hầu hết các địa phương trong cả nước là yêu cầu các cấp chính quyền từ TW đến địa phương phải xây dựng một hành lang pháp lý thỏa đáng, phù hợp đảm bảo người dân có quyền tham gia từ khâu đầu tiên trong xây dựng các cơng trình GTNT: Khâu lập kế hoạch xây dựng các cơng trình GTNT.
4.2.3 Người dân tham gia vào quá trình thực hiện xây dựng đường GTNT
Theo như báo cáo của UBND huyện Tân Thành thì mức đóng góp của người dân trong việc đầu tư xây dựng đường GTNT chiếm tỷ trọng khơng nhỏ, có thể thấy được sự quan trọng của người dân trong việc xây dựng đường GTNT.