Các nghiên cứu đã nhận ra rằng việc có thêm thành viên HĐQT độc lập trong HĐQT sẽ giúp xúc tiến các quyết định vì quyền lợi của cổ đơng bên ngồi (Weisbach,1988) và được thị trường đánh giá cao hơn (Rosenstein và Wyatt, 1990). Vì bản thân các thành viên độc lập ln có động cơ tạo danh tiếng cho riêng mình thơng qua quản trị điều hành tốt doanh nghiệp (Fama, 1980; Fama và Jensen, 1983). Vì vậy, thành viên độc lập sẽ giúp HĐQT hoạt động hiệu quả hơn. Hay nói cách khác, tính thành cơng của quản trị doanh nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm đối lập cho rằng thành viên HĐQT độc lập, thường không phải chuyên gia trong ngành, sẽ thiếu tính chuyên nghiệp khi thảo luận đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Và vì vậy, một doanh nghiệp quản trị tốt khơng nên có nhiều thành viên này trong bộ máy quản trị. Subrahmanyam (1997) lưu ý rằng cổ đông kỳ vọng các thành viên HĐQT độc lập sẽ đại diện cho quyền lợi của họ bằng cách làm giảm vấn đề đại diện giữa nhà quản lý và cổ đông. Pfeffer (1981) đồng ý rằng thành viên HĐQT nội bộ sẽ trung thành với CEO bởi vì CEO có tầm ảnh hưởng đến họ. Và theo các bài nghiên cứu trước, cách phân biệt thành viên bên ngồi/bên trong là ở khả năng thành viên đó có chịu ảnh hưởng bởi các nhà quản lý cấp cao của công ty hay không? (Weisbach, 1988; Byrd and Hickman, 1992; và Xie, 20037).
Borokhovich (2005)8 nghiên cứu mối quan hệ giữa tính độc lập của HĐQT và chính sách cổ tức trên mẫu gồm 192 công ty ở Mỹ trong giai đoạn 1992 – 1999. Kết quả cho thấy có mối tương quan âm, ý nghĩa giữa tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập với chính sách cổ tức.
Subramaniam and Susela (2011)9 trong nghiên cứu tác động của quản trị doanh nghiệp đến chính sách cổ tức ở 300 cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Malaysia đã cho thấy cơng ty có tỷ lệ thành viên độc lập cao sẽ ít chi trả cổ tức hơn.
7 Xie B, Davidson III W N and DaDalt P J (2003), “Earnings Management and Corporate Governance: The Role of the Board and the Audit Committee”, Journal of Corporate Finance, Vol. 9, No. 3, pp. 295-316.
8 Borokhovich, K., Brunarski, K., Harman, Y., and Kehr, J. (2005). Dividends, Corporate Monitors and Agency Costs. The Financial Review, 40(1): 37-65
9
Subramaniam, R., and Susela, D.S. (2011). Corporate governance and dividend policy in Malaysia. International Conference on Business and Economics Research1, Kuala Lumpur, Malaysia, pp. 200-207
Chang và Dutta (2012) trong nghiên cứu doanh nghiệp niêm yết ở Canada trong giai đoạn 1997 – 2004 cho thấy tỷ lệ thành viên HĐQT có tương quan dương có nghĩa với chính sách cổ tức.