CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3 Nghiên cứu định lượng
3.3.5 Trình bày kết quả
Kết quả của nghiên cứu được tác giả khái quát lại và mô tả tổng quát thông qua các bảng tổng hợp các thơng số chính, số liệu kết quả chi tiết được trình bày cụ thể trong phần phụ lục .Từ các bảng tổng hợp, tác giả phân tích và giải thích ý nghĩa của các dữ liệu thu được liên quan lần lượt đến các vấn đề nghiên cứu đặt ra.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Chương 3 đã cung cấp đầy đủ thơng tin về quy trình và các bước thực hiện nghiên cứu, từ phát triển thang đo nháp, nghiên cứu định tính cho đến nghiên cứu định lượng. Đồng thời, trong phương pháp này cũng xác định rõ đối tượng khảo sát là người dân tại tỉnh An Giang với kích thước mẫu dự kiến là 170 người, các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thơng qua nghiên cứu định tính và phỏng vấn thử tác giả đã tiến hành điều chỉnh thang đo nháp thành thang đo chính thức phù hợp hơn cho thị trường tại tỉnh An Giang gồm 27 biến thuộc yếu tố ảnh hưởng sự gắn kết của người tiêu dùng sản phẩm gạo với các nơi đã mua tại tỉnh An Giang và 5 biến thuộc thành phần sự gắn kết của người tiêu dùng, cụ thể như sau:
Thang đo “cơ sở vật chất của nhà phân phối”: gồm 4 biến quan sát (CSVC1- CSVC4)
Thang đo “giá trị nhân sự”: gồm 4 biến quan sát (NV1-NV4) Thang đo “giá trị chất lượng”: gồm 4 biến quan sát (CL1-CL4) Thang đo “giá trị giá cả”: gồm 3 biến quan sát (GIA1-GIA3) Thang đo “giá trị cảm xúc”: gồm 5 biến quan sát (CX1-CX5) Thang đo “giá trị xã hội”: gồm 4 biến quan sát (XH1-XH4) Thang đo “sự gắn kết”: gồm 5 biến quan sát (GK1-GK5)