Các bƣớc thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 42)

Trong phần này, tác giả chỉ trình bày các bước thực hiện đối với việc lựa chọn

nƣớc so sánh là Mỹ. Còn các nước còn lại như Nhật, Hàn và Đức tác giả chỉ

trình bày kết quả chạy mơ hình3

.

Bước 1: Kiểm định tính dừng của chuỗi số liệu

Sử dụng kiểm định ADF để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu trong phương trình (2.3) và (2.4). Kết quả kiểm định chuỗi dữ liệu như sau:

Bảng 3.1: Kết quả kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu STT Variable Dữ liệu gốc phân bậc 1 Dữ liệu sai

1 CPI 1.720 -4.045

2 EXPORT -0.735 -7.289

3 IMPORT -0.574 -4.781

STT Variable Dữ liệu gốc phân bậc 1 Dữ liệu sai 4 EXRATE 1.866 -5.127 5 USCPI -0.971 -8.095 6 USEXPORT 0.180 -3.600 7 TQIMPORT -1.347 -7.819 8 TQEXRATE 0.138 -6.427

Nguồn: Kết quả chạy mơ hình của tác giả.

Ghi chú: tra bảng ta có trị tuyệt đối của Test Critical Values ở mức ý nghĩa 1% là bằng 3.565, ở mức ý nghĩa 5% là 2.92, ở mức ý nghĩa 10% là 2.598. So sánh với trị tuyệt đối của t-Statictic, ta thấy các biến đều là chuỗi dừng ở sai phân bậc 1.

Bước 2: chọn độ trễ thích hợp cho mơ hình:

Chọn thứ tự các biến như mơ tả ở phần giả định, sau đó sử dụng chương trình Eview để chọn độ trễ thích hợp. Kết quả cho lựa chọn độ trễ như sau:

Hàm xuất khẩu

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định độ trễ cho hàm xuất khẩu

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 831.3767 NA 5.75e-24 -33.64803 -33.37777* -33.54549 1 923.2909 153.8156 1.02e-24 -35.39963 -33.23755 -34.57934* 2 983.4018 83.41923* 7.30e-25* -35.85313* -31.79923 -34.31509 * indicates lag order selected by the criterion

Nguồn: Kết quả chạy mơ hình của tác giả.

Từ kết quả ở bảng 2.7 ta thấy với độ trễ là 1, chỉ có kiểm định HQ là chấp nhận. Với độ trễ là 2, các kiểm định LR, FPE, AIC chấp nhận. Như vậy với độ trễ là 2 thì phù hợp với mơ hình.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm định độ trễ hàm nhập khẩu

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 811.9575 NA 1.27e-23 -32.85541 -32.58515* -32.75287 1 891.9144 133.8055 3.66e-24 -34.11896 -31.95688 -33.29867 2 963.8721 99.85958* 1.62e-24* -35.05600* -31.00210 -33.51796*

Nguồn: Kết quả chạy mơ hình của tác giả.

Từ kết quả ở bảng 2.8 ta thấy với độ trễ là 1 thì khơng có kiểm định nào chấp nhận. Với độ trễ là 2, các kiểm định LR, FPE, AIC, HQ chấp nhận. Như vậy với độ trễ là 2 thì phù hợp với mơ hình.

Kết luận: độ trễ tối ưu cho mơ hình xuất và nhập khẩu là 2. Bước 3: chọn thứ tự các biến trong mơ hình

Như đã trình bày tại phần giả định, thứ tự các biến trong mơ hình sẽ là:

Đối với hàm xuất khẩu: EXPORTt-k -> EXRATEt-k -> PRICEt-k -> USIMPORTt-k -> USPRICEt-k -> TQEXPORTt-k -> TQEXRATEt-k.

Đối với hàm nhập khẩu: IMPORTt-k -> EXRATEt-k -> PRICEt-k -> USEXPORTt-k -> USPRICEt-k -> TQIMPORTt-k -> TQEXRATEt-k.

Bước 4: Chạy mơ hình Var

Với độ trễ là 2, trong chương trình Eview chạy mơ hình Var đối với hàm xuất và nhập khẩu, ta có kết quả như sau:

Đối với mơ hình xuất khẩu:

EXPORT = - 0.377*EXPORT(-1) - 0.199*EXPORT(-2) - 1.91*EXRATE(- 1) + 1.19*EXRATE(-2) + 1.57*PRICE(-1) - 0.46*PRICE(-2) + 0.74*USIMPORT(-1) + 0.98*USIMPORT(-2) - 0.24*USPRICE(-1) - 1.66*USPRICE(-2) - 0.31*TQEXPORT(-1) - 0.62*TQEXPORT(-2) - 1.8*TQEXRATE(-1) + 3.75*TQEXRATE(-2) + 0.09

Biến giá trị xuất khẩu của Việt Nam (EXPORT): với độ trễ là 1 (EXPORT-1) hệ số là -0.377 và với độ trễ là 2 (EXPORT-2) hệ số là -0.199. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá trị xuất khẩu của Việt Nam tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị xuất khẩu kỳ tiếp theo giảm 0.377% và kỳ tiếp theo nữa giảm 0.199%. Việc biến xuất khẩu mang dấu âm cho thấy nếu xuất khẩu của Việt Nam khơng có các yếu tố khác tác động thì trong tương lai giá trị xuất khẩu sẽ giảm. Điều này cũng khá phù hợp bởi nguyên do: khi các yếu tố khác không đổi, giá trị xuất khẩu tăng do tăng giá bán hoặc tăng sản lượng xuất khẩu, nếu tăng giá bán thì sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm, còn tăng sản lượng trong khi Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô sẽ làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt.

Biến tỷ giá của Việt Nam (EXRATE): với độ trễ là 1 (EXRATE-1) hệ số là - 1.91 và với độ trễ là 2 (EXRATE-2) hệ số là +1.19. Điều đó có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị xuất khẩu Việt Nam kỳ tiếp theo giảm 1.91% nhưng kỳ tiếp theo nữa lại tăng 1.19%. Việc này có thể được giải thích do khi tỷ giá tăng làm cho chi phí đầu vào của việc nhập khẩu tăng trong khi Việt Nam lại là nước lệ thuộc nhập khẩu, đa phần các yếu tố cấu thành sản phẩm xuất khẩu đều từ nhập khẩu. Do đó giá thành của các mặt hàng xuất khẩu tăng, làm sụt giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, làm cho giá trị xuất khẩu giảm. Tuy nhiên, đến kỳ tiếp theo, qua điều chỉnh của thị trường (như tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý, nhân cơng …) làm cho giá thành sản phẩm trở nên phù hợp hơn, qua đó xuất khẩu cũng có dấu hiệu tăng trở lại ở kỳ tiếp theo nữa. Biến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam: với độ trễ là 1 (PRICE-1) hệ số là +1.57 và với độ trễ là 2 (PRICE-2) hệ số là -0.46. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị xuất khẩu kỳ tiếp theo tăng 1.57% nhưng kỳ tiếp theo nữa lại giảm 0.46%.

Biến nhập khẩu của Mỹ (USIMPORT): với độ trễ là 1 và 2 đều có hệ số dương. Điều đó cho thấy khi giá trị nhập khẩu của Mỹ tăng sẽ làm cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng.

Biến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (USPRICE): với độ trễ là 1 và 2 đều có hệ số âm. Điều này có thể giải thích bởi ngun nhân khi chỉ số giá tiêu dùng tăng người tiêu dùng Mỹ trở nên thắt chặt hơn trong chi tiêu.

Biến xuất khẩu của Trung Quốc (TQEXPORT): với độ trễ là 1 và 2 đều có hệ số âm. Điều đó cho thấy khi giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tăng sẽ làm cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm. Qua đó ta thấy Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam.

Biến tỷ giá của Trung Quốc (TQEXRATE): với độ trễ là 1 (TQEXRATE-1) hệ số là -1.8 và với độ trễ là 2 (TQEXRATE-2) hệ số là +3.75. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá của Trung Quốc tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị xuất khẩu Việt Nam kỳ tiếp theo giảm 1.8% nhưng trong kỳ tiếp theo nữa tăng 3.75%. Điều này có thể được giải thích do khi tỷ giá của Trung Quốc tăng làm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn, do đó sức tiêu thụ tốt hơn so với hàng Việt Nam, làm cho giá trị xuất khẩu của Việt Nam giảm. Tuy nhiên, nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam được nhập từ Trung Quốc cũng sẽ trở nên rẻ hơn, góp phần làm cho giá thành một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng rẻ hơn. Vì vậy, đến kỳ tiếp theo nữa, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại.

Đối với hàm nhập khẩu:

IMPORT = - 0.22*IMPORT(-1) + 0.096*IMPORT(-2) - 3.56*EXRATE(-1)

+ 2.91*EXRATE(-2) + 1.69*PRICE(-1) - 1.91*PRICE(-2) -

0.73*USEXPORT(-1) + 0.73*USEXPORT(-2) + 3.74*USPRICE(-1) - 8.56*USPRICE(-2) + 0.31*TQIMPORT(-1) - 0.005*TQIMPORT(-2) + 0.61*TQEXRATE(-1) + 1.72*TQEXRATE(-2) + 0.09

Biến giá trị nhập khẩu của Việt Nam: với độ trễ là 1 (IMPORT-1) hệ số là - 0.22 và với độ trễ là 2 (IMPORT-2) hệ số là +0.096. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị nhập khẩu kỳ tiếp theo giảm 0.22% nhưng kỳ tiếp theo nữa lại có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại, tăng 0.096%. Điều này có thể giải thích do: khi nhập khẩu trong kỳ này tăng 1% trong khi nhu cầu sản xuất mặt hàng xuất khẩu không tăng (do giả định các yếu tố khác không đổi) làm cho hàng tồn kho trở nên thừa. Vì thế trong quý sau các nhà sản xuất giảm nhập khẩu làm cho giá trị nhập khẩu giảm. Tuy nhiên đến quý tiếp theo nữa giá trị nhập khẩu có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại do nhu cầu hàng tồn kho đã tăng trở lại.

Biến tỷ giá của Việt Nam (EXRATE): giải thích tương tự như biến tỷ giá của Việt Nam ở mơ hình xuất khẩu, khi tỷ giá tăng trong kỳ này làm cho giá hàng nhập khẩu giảm trong kỳ tiếp theo. Tuy nhiên sau điều chỉnh của thị trường, giá trị nhập khẩu của Việt Nam sẽ tăng trở lại ở kỳ tiếp theo nữa để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Biến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam: với độ trễ là 1 (PRICE-1) hệ số là +1.69 và với độ trễ là 2 (PRICE-2) hệ số là -1.91. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam

tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị nhập khẩu kỳ tiếp theo tăng 1.69% nhưng kỳ tiếp theo nữa lại giảm 1.91%.

Biến giá trị xuất khẩu của Mỹ (USEXPORT): với độ trễ là 1 (USEXPORT-1) hệ số là -0.73 và với độ trễ là 2 (USEXPORT-2) hệ số là +0.73. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá trị xuất khẩu của Mỹ tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam kỳ tiếp theo giảm 0.73% nhưng kỳ tiếp theo nữa lại tăng 0.73%.

Biến chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (USPRICE): với độ trễ là 1 (USPRICE-1) hệ số là +3.74 và với độ trễ là 2 (USPRICE-2) hệ số là -8.56. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng 1% trong kỳ này sẽ làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam kỳ tiếp theo tăng 3.74% nhưng kỳ tiếp theo nữa lại giảm 8.56%.

Biến nhập khẩu của Trung Quốc (TQIMPORT): với độ trễ là 1 (IMPORT-1) hệ số là +0.31 và với độ trễ là 2 (IMPORT-2) hệ số là -0.005, nghĩa là khi nhập khẩu của Trung Quốc ở kỳ này tăng 1% làm cho nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng trong kỳ tiếp theo và kỳ tiếp theo nữa sẽ giảm nhưng mức giảm không đáng kể.

Biến tỷ giá của Trung Quốc (TQEXRATE): với độ trễ là 1 và 2 biến này đều có hệ số dương. Điều đó cho thấy khi tỷ giá của Trung Quốc tăng sẽ làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng. Nguyên nhân là do giá bán hàng hóa Trung Quốc trở nên rẻ hơn khi tỷ giá Trung Quốc tăng.

Từ kết quả mơ hình như nêu trên, ta xem xét tác động của tỷ giá đến xuất nhập khẩu bằng cách sử dụng công cụ Impulse trong Eview. Công cụ này giúp ta xem xét tác động của biến tỷ giá lên biến xuất nhập khẩu khi biến tỷ giá thay đổi 1%. Ta có kết quả sau:

Bảng 3.4: Hàm phản ứng xung tác động của biến tỷ giá hối đối đến các biến cịn lại trong hàm xuất khẩu

Period EXPORT EXRATE PRICE US

IMPORT USPRICE TQ EXPORT TQ EXRATE 1 0.000000 0.012102 0.002142 0.003078 0.000326 0.002525 0.000851 (0.00000) (0.00120) (0.00192) (0.00484) (0.00066) (0.00913) (0.00077) 2 -0.019912 0.016716 0.004367 0.000445 -0.001209 -0.003475 0.002168 (0.01316) (0.00264) (0.00406) (0.01023) (0.00120) (0.01552) (0.00173) 3 -0.002412 0.017771 0.003441 -0.003139 -0.002684 -0.008895 0.002565 (0.01806) (0.00392) (0.00662) (0.01544) (0.00161) (0.01997) (0.00287) 4 0.003159 0.018024 0.003851 0.000485 -0.002267 -0.010600 0.002028 (0.02022) (0.00485) (0.00917) (0.01887) (0.00182) (0.02077) (0.00399) 5 0.007234 0.017570 0.005690 0.010078 -0.001358 -0.004885 0.001293 (0.02215) (0.00536) (0.01130) (0.02008) (0.00185) (0.02061) (0.00494) 6 0.016778 0.017604 0.007358 0.015445 -0.000771 0.000646 0.000549 (0.02302) (0.00551) (0.01275) (0.02022) (0.00177) (0.02092) (0.00562) 7 0.018631 0.017840 0.008054 0.014308 -0.000800 0.000342 -4.24E-06 (0.02229) (0.00550) (0.01352) (0.02002) (0.00161) (0.02204) (0.00604) 8 0.014305 0.017870 0.007939 0.008892 -0.001246 -0.005646 -0.000261 (0.02094) (0.00552) (0.01389) (0.02004) (0.00146) (0.02242) (0.00628)

Bảng 3.5: Hàm phản ứng xung tác động của biến tỷ giá hối đối đến các biến cịn lại trong hàm nhập khẩu

Period IMPORT EXRATE PRICE US EXPORT US PRICE TQ IMPORT TQ EXRATE 1 0.000000 0.011726 0.002516 -0.002959 0.000396 0.011802 0.000410 (0.00000) (0.00116) (0.00176) (0.00414) (0.00069) (0.00840) (0.00068) 2 -0.029454 0.015830 0.005428 -0.007729 -0.001000 -0.001584 0.001263 (0.01519) (0.00254) (0.00375) (0.00740) (0.00112) (0.01369) (0.00145) 3 -0.012141 0.017379 0.005333 -0.004491 -0.002342 -0.006392 0.001388 (0.02096) (0.00374) (0.00589) (0.01064) (0.00148) (0.01703) (0.00244) 4 -0.016654 0.017918 0.007279 -0.006839 -0.001998 -0.000386 0.000580 (0.02479) (0.00464) (0.00804) (0.01467) (0.00170) (0.01983) (0.00346) 5 0.011345 0.018404 0.009304 0.007139 -0.001243 0.017308 -0.000519 (0.02458) (0.00528) (0.01002) (0.01703) (0.00178) (0.02133) (0.00437) 6 -0.003949 0.019236 0.013176 0.008401 -0.001028 0.013276 -0.001705 (0.02338) (0.00578) (0.01161) (0.01765) (0.00181) (0.02289) (0.00512) 7 0.003261 0.020190 0.015642 0.014216 -0.000968 0.009336 -0.002648 (0.02268) (0.00625) (0.01275) (0.01772) (0.00181) (0.02406) (0.00571) 8 -0.012995 0.020461 0.017714 0.007137 -0.000994 0.002569 -0.003464 (0.02195) (0.00671) (0.01360) (0.01740) (0.00174) (0.02435) (0.00617)

Từ kết quả chạy hàm phản ứng xung, ta có kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.6: Thay đổi của xuất và nhập khẩu khi tỷ giá tăng 1% Kỳ của xuất khẩu % thay đổi % thay đổi của nhập khẩu

1 0,00 0,00 2 -1,19 -1,86 3 -0,14 -0,70 4 0,18 -0,93 5 0,41 0,62 6 0,95 -0,21 7 1,04 0,16 8 0,80 -0,64

Nguồn: Kết quả chạy mơ hình của tác giả đối với nước so sánh là Mỹ. Nhận xét:

- Khi chọn nước so sánh là Mỹ, tỷ giá tăng 1% không làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ thứ 1, tức trong quý đầu tiên. Tuy nhiên bước sang quý thứ 2, xuất và nhập khẩu của Việt Nam đều giảm. Ngun nhân có thể giải thích là do Việt Nam là nước có mức lệ thuộc nhập khẩu cao. Khi tỷ giá tăng làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt hơn nên giá trị nhập khẩu giảm. Ngồi ra chi phí đầu vào và giá thành của các sản phẩm xuất khẩu cũng tăng do giá nhập khẩu tăng làm cho xuất khẩu giảm.

- Sang quý thứ 3, mức giảm sút của xuất và nhập khẩu đã giảm dần và từ quý thứ 4 trở đi xuất khẩu đã có dấu hiệu tăng trở lại do tác động điều chỉnh của thị trường.

- Xét trên tổng thể, khi tỷ giá tăng 1% thì trong năm đầu tiên xuất khẩu giảm 1.15%, nhập khẩu giảm 3.49%. Như vậy trong năm đầu tiên, mặc dù cán cân thương mại có dấu hiệu cải thiện (mức giảm của xuất khẩu thấp hơn nhập khẩu) nhưng tình hình xuất khẩu trong nước có dấu hiệu

đi xuống. Đến hết năm thứ 2 kể từ khi tỷ giá tăng 1%, xuất khẩu mới tăng trưởng được 3% và chênh lệch tăng trưởng của xuất khẩu và nhập khẩu là 5.6%.

Các bước chạy mơ hình tương tự cho các nước Nhật, Hàn, Đức. Kết quả được trình bày tại phần 3.3 của đề tài này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)