Chính sách tỷ giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 46)

Từng bước mở rộng biên độ giao động tỷ giá:

Khi Việt Nam đã gia nhập vào sân chơi chung của nền kinh tế thế giới (chẳng hạn WTO, APEC …) thì xu hướng tự do hố tài khoản vốn trong dài hạn là điều tất yếu. Chính vì vậy Việt Nam cần từng bước gia tăng tính linh hoạt của tỷ giá hối đối, một số giải pháp có thể kể đến như:

Thứ nhất là nới rộng biên độ, tỷ giá được linh hoạt hơn, giao động trong biên độ nhất định theo quy định của NHNN. Khi tỷ giá nằm trong biên độ thì NHNN khơng cần can thiệp. NHNN chỉ can thiệp khi tỷ giá chạm trần giao dịch.

Cách thứ hai là thu hẹp biên độ và điều chỉnh tỷ giá trung tâm thường xuyên hơn. Việc điều chỉnh thường xuyên hơn sẽ có tác dụng khi điều chỉnh thường xuyên đúng với áp lực cung cầu trên thị trường. Điều chỉnh tỷ giá thực tế là hành động mang tính hành chính của NHNN. Nếu điều chỉnh đúng theo áp lực thị trường thỉ tỷ giá vẫn linh hoạt, thị trường ngoại hối vẫn hoạt động tốt. Nếu điều chỉnh không đúng áp lực thị trường sẽ làm thị trường hoạt động không hiệu quả.

Việc này rõ ràng là khó hơn vì vừa phải điều chỉnh thường xuyên, vừa đúng theo tín hiệu thị trường. Do đó nếu dùng biên độ rộng hơn, thì việc tỷ giá giao động trong biên độ phản ánh áp lực thị trường mà ít địi hỏi sự điều chỉnh của NHNN. Vì vậy giải pháp tốt nhất hiện nay là NHNN nên mở dần biên độ giao động của tỷ giá.

Bên cạnh đó, chính sách kiềm chế lạm phát cũng cần được quan tâm. Việt Nam là một trong các nước Đông Nam Á có mức lạm phát tương đối cao và kéo dài, làm cho tâm lý người dân mất lòng tin vào đồng tiền nội địa. Chính vì mất lịng tin càng làm cho lạm phát có chiều hướng gia tăng. Vì vậy kiềm chế lạm phát, qua đó ổn định tỷ giá hối đối cũng là một giải pháp quan trọng. Công cụ lãi suất cần gắn chặt với điều hành tỷ giá:

Lãi suất có khả năng tác động đến tỷ giá hối đối, nhưng chỉ có thể tác động một cách gián tiếp. Nguyên nhân là đối với Việt Nam, dòng vốn vào và ra chủ yếu là dòng vốn trực tiếp. Cịn dịng vốn gián tiếp chỉ mới có những năm gần đây nhưng tỷ lệ chưa cao. Hầu hết mọi giao dịch quốc tế mà trong đó có giao dịch vốn chưa được tự do chuyển đổi. Điều đó làm cho cơng cụ tái chiết khấu chưa thể là cơng cụ có sức mạnh can thiệp vào tỷ giá. Vì vậy, Chính Phủ cần thực hiện các biện pháp để tăng cường sức mạnh của công cụ lãi suất, để công cụ lãi suất thức sự có khả năng điều tiết tỷ giá hối đoái.

Tăng cường kiểm soát cung cầu ngoại tệ, giảm hiện tượng “đơ la hố”:

Nghị định 202/2004/NĐ-CP và nghị định bổ sung số 95/2011/NĐ-CP thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc giảm thiểu hiện tượng “đơ la hố”. Theo đó nghị định này nêu rõ: “phạt tiền từ 300.000.000 đ đến 500.000.000 đ đối với một trong những hành vi bao gồm niêm yết giá, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ, quyền sử dụng đất bằng ngoại tệ, vàng không đúng quy định của pháp luật” (Nguồn: Cổng thơng tin điện tử Chính Phủ nước Cơng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [5]), tức là việc niêm yết giá bán các loại hàng hoá bằng ngoại tệ được coi là vi phạm quy định. Tuy nhiên việc thực thi chính sách này cần phải được đồng bộ, không nên chỉ lại ở mức cảnh cáo hoặc răn đe.

Phát triển các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá: Phái sinh

sản phẩm này tại Việt Nam là rất ít so với các nước phát triển, các thành phần tham gia lại chủ yếu là doanh nghiệp. Bất kỳ cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua bán ngoại tệ thì đều cần các cơng cụ để phịng ngừa rủi ro tỷ giá. Chính vì thế, các tổ chức tín dụng cần mở rộng đối tượng phục vụ đối với sản phẩm phái sinh, qua đó thu hút lượng ngoại tệ lớn trong dân cư, góp phần bình ổn tỷ giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại của việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)