CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2 Mơ hình nghiên cứu và các biến
3.2.2 Mơ hình chi ngân sách
Expit = b0 + b1 Tradeit + b2 FDI + b3 lngdpperit + b4 infit + b5 depencyit + b6 popit + b7 urbanit + b8 rev1 + ueit
Bảng 3.3: Kỳ vọng dấu và mô tả tác động của các biến đến chi ngân sách Biến Kỳ vọng Biến Kỳ vọng
dấu
Mô tả
Trade +
Thương mại quốc tế tác động tích cực đến chi ngân sách. Cameron (1978) cho rằng nền kinh tế mở có tỷ lệ tập trung cơng nghiệp, trong đó có xu hướng thúc đẩy tổ chức cơng đồn cao, phạm vi lớn hơn cho thương lượng tập thể, và liên minh lao động mạnh hơn. Những kết quả cho thấy nhu cầu lớn hơn cho chính phủ chi tiêu về an sinh xã hội, lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo nghề ….
FDI +
Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động tích cực đến chi ngân sách. Bằng chứng thực nghiệm của Yuan và các đồng sự (2010) cho thấy một mối tương quan giữa chi tiêu của chính phủ và FDI.
Lngdpper +
GDP bình qn đầu người tác động tích cực đến chi ngân sách. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển của quốc gia. Một mức độ cao hơn của sự phát triển kéo theo một nhu cầu tương đối cao đối với các khoản chi cho đầu tư về cơ sở hạ tầng, dịch vụ công tốt hơn. (Tbnzi 1987) một mức độ cao của sự phát triển mang lại nhiều nhu cầu chi tiêu công hơn.
Inf -
Lạm phát tác động tiêu cực đến chi ngân sách. Neck và Schneider (1988): chi tiêu cơng có biến động khi có sự can thiệp của chính phủ là cần thiết để tái cân bằng các hoạt động
kinh tế. Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa để chống lạm phát, nó sẽ phản ứng bằng cách giảm chi tiêu công khi lạm phát gia tăng.
Depency +
Tỷ lệ dân số phụ thuộc tác động tích cực đến chi ngân sách. Tỷ lệ dân số phụ thuộc gia tăng có thể dẫn đến gia tăng chi tiêu để đảm bảo các vấn đề an sinh xã hội, hưu trí, y tế, giáo dục… Demsetz (1982) giải thích sự phát triển của chính phủ như là một phản ứng đối với nhu cầu gia tăng của phân phối lại.
Pop +
Tốc độ tăng trưởng dân số tác động tích cực đến chi ngân sách. Theo Aubin và cộng sự (1988), một yếu tố khác là sự tăng trưởng của dân số nó cần nhiều hơn về chăm sóc sức khỏe và các mặt hàng giáo dục, và sau đó dẫn đến sự gia tăng của chi tiêu công.
Urban +
Tỷ lệ dân số thành thị tác động tích cực đến thu nhân sách. Đơ thị hóa gia tăng có thể kéo theo làm chi tiêu của chính phủ gia tăng. (Thorn 1977), tốc độ tăng trưởng khu vực đô thị cũng được coi là một yếu tố quyết định chính.
Rev1 +
Thu ngân sách kỳ trước tách động tích cực đến chi ngân sách kỳ hiện tại. Các khoản chi tiêu của Chính phủ sẽ được lên kế hoạch lúc đầu năm, do đó một sự gia tăng trong nguồn thu ngân sách của năm trước có thể sẽ là cơ sở để Chính phủ gia tăng chi tiêu trong năm hiện hành. Mối quan hệ tích cực giữa thu và chi tiêu ngân sách được chứng minh bằng kết quả thực nghiệm của Tsen và Kian-Ping (2005), Narayan và Narayan (2006), Subhani và các đồng sự (2012), Mehrara và Rezaei (2014) ….