Chỉ số P/E của các nước trong khu vực Đông Na mÁ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lạm phát đến phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 100)

Nước Chỉ sô P/E

Việt Nam 9.81 Thái Lan 18.36 Malaysia 15.23 Indonesia 19.00 Philipines 17.77 Singapore 12.31 (Nguồn:website: cafef.vn) Một số đánh giá cho rằng P/E của TTCK Việt Nam hiện đang ở mức

thấp và thấp hơn nhiều nước trong khu vực nhưng rõ ràng điều đó chưa đủ

hấp dẫn nếu như triển vọng lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như kinh tế vĩ mơ khơng chuyển biến tích cực.

2.4 Các vấn đề cịn tồn tại của TTCK Việt Nam

Ngồi những nhân tố mang tính chất định tính khơng thể đưa vào mơ hình phân tích định lượng làm cho mơ hình thu được khơng có ý nghĩa áp dụng trong thực tế, cịn có những nguyên nhân xuất phát tự TTCK Việt Nam

có nhiều vấn đề bất cập cịn tồn tại dẫn đến giá chứng khốn khơng phản ánh đúng thực trạng của các công ty niêm yết và thực trạng nền kinh tế vĩ mô, cụ thể là:

2.4.1 Về hàng hoá của thị trường:

Số lượng chứng khoán nhiều nhưng chất lượng còn thấp, sản phẩm thị trường chưa đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Đối với trái phiếu, số lượng mã trái phiếu được niêm yết là khá lớn nhưng khối lượng mỗi mã lại nhỏ, đây là rào cản lớn đối với việc tăng cường thanh khoản của thị trường.

Đa số các công ty niêm yết, đăng ký giao dịch là những công ty vừa và nhỏ; trong số 710 công ty niêm yết/đăng ký giao dịch chỉ có 368 cơng ty (khoảng 50%) có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng; chất lượng của các công ty niêm yết chưa cao, đặc biệt là quản trị cơng ty và tính cơng khai, minh bạch. Trong thời kỳ khó khăn đặc biệt là giai đoạn 2010-2011 nhiều công ty niêm yết làm ăn thua lỗ, ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của CP niêm yết và niềm tin của các nhà đầu tư.

Sản phẩm thị trường cịn nghèo nàn, ngồi CP và một số loại trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, chưa có các sản phẩm phái sinh và các cơng cụ đầu tư khác, vì vậy hàng hố thị trường cịn khiếm khuyết, chưa có cơng cụ phịng ngừa rủi ro.

2.4.2 Về cơ sở các nhà đầu tư:

Cơ sở nhà đầu tư chưa vững chắc do thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức làm nền tảng. Số lượng các nhà đầu tư tham gia TTCK nhiều song chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, các nhà đầu tư có tổ chức chỉ chiếm 4% số lượng tài khoản giao dịch và tập trung vào các tổ chức tín dụng, cơng ty bảo hiểm, quỹ

đầu tư. Các loại hình cơng ty đầu tư chứng khoán, quỹ mở, quỹ hưu trí tự nguyện… chưa được phát triển.

Các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực chứng khốn với các hình thức khác nhau như: đầu tư vào trái phiếu, góp vốn thành lập công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ và uỷ thác đầu tư. Sự liên kết giữa tổ chức tín dụng với TTCK là cần thiết, tuy nhiên cũng có rủi ro tiềm ẩn. Mặt khác, do lạm phát và lãi suất ngân hàng cao, đầu tư chứng khoán trở nên không cạnh tranh làm cho khả năng thu hút vốn đầu tư trên thị trường đã bị hạn chế rất nhiều.

2.4.3 Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán:

Các tổ chức kinh doanh chứng khốn nhiều nhưng quy mơ và năng lực tài chính thấp, khơng đảm bảo hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống. Đặc biệt có một số CTCK có hạn chế về năng lực nghiệp vụ, kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro dẫn đến tình trạng khơng hiệu quả (đặc biệt là hoạt động tự doanh) và tình trạng thua lỗ. Theo đánh giá phân loại các CTCK theo tiêu chí an tồn tài chính, có 40/105 CTCK có khó khăn về thanh khoản khơng đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính; có 71 CTCK bị thua lỗ chủ yếu là nghiệp vụ tự doanh (do giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả).

Các công ty quản lý quỹ hoạt động không đồng đều, ngoại trừ các cơng ty quản lý quỹ thuộc tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ khác rất khó khăn trong việc huy động vốn, chủ yếu chỉ quản lý danh mục đầu tư ngắn hạn, năng lực hoạt động của các cơng ty cịn hạn chế, kết quả hoạt động quản lý tài sản, đầu tư cho khách hàng đạt thấp, chưa chuyên nghiệp. Theo đánh giá phân loại các công ty quản lý quỹ theo theo tiêu chí an tồn tài chính, có 04 cơng ty quản lý quỹ không đạt yêu cầu về an toàn tài

chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ, ngồi ra, có 23/47 cơng ty quản lý quỹ bị thua lỗ

2.4.4 . Tình trạng đầu cơ, thao túng giá làm lũng đoạn thị trường:

Tình trạng thao túng giá chứng khoán đang là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với sự phát triển của TTCK. Với diễn biến TTCK Việt Nam hiện nay, nhà phân tích chứng khoán, dù học hết sách đi nữa, cũng khơng thể phân tích, dự báo được tương đối chính xác diễn biến của thị trường. Đó là vì vấn nạn đầu cơ, thao túng giá đã khiến TTCK vận động có nhiều dấu hiệu bất thường. Nhiều CP dự báo lên giá theo đúng bản chất thì giá lại xuống, trong khi đó khơng ít CP của các cơng ty làm ăn chẳng hiệu quả gì lại tự dưng lên giá một cách khó hiểu. Hệ quả của tình trạng này là gây mất niềm tin cho những nhà đầu tư chân chính, trong khi TTCK tồn tại bằng niềm tin. Điều này, sẽ tiếp tay cho các hành vi lũng đoạn thị trường phức tạp, đe doạ trực tiếp đến sự phát triển minh bạch của TTCK.

Ngay cả các thành viên quan trọng của TTCK là các CTCK cũng có tình trạng làm giá chính CP của mình, tạo dịng tiền ảo, cho người thân quen vay ưu đãi và khách hàng vay mua CP, sử dụng tiền nhà đầu tư sai mục đích, khơng xử lý bán CP khi giá trị CP giảm gây thiệt hại cho công ty, mua bán sai luật…

2.4.5. Về tổ chức thị trường:

Thị trường giao dịch chứng khốn phát triển khơng ổn định, có thời kỳ phát triển nóng như năm 2007 với giá trị giao dịch bình quân đạt 1086 tỷ đồng/phiên. Tuy nhiên, có thời kỳ (đặc biệt là năm 2011) giá trị giao dịch giảm thấp, có thời đểm chỉ đạt 600 tỷ đồng/phiên; chỉ số giá chứng khoán cuối năm 2011 giảm 24% so với năm 2010.

Việc duy trì hoạt động của 2 Sở GDCK đã góp phần phát triển TTCK trong thời gian qua, Tuy nhiên điều này cũng làm cho thị trường chứng khoán bị chia cắt. Hiện nay, trên 2 Sở GDCK có 3 thị trường cổ phiếu (2 thị trường niêm yết tại 2 Sở giao dịch chứng khoán và 1 thị trường cổ phiếu chưa niêm yết tại SGDCK Hà Nội) bên cạnh đó cịn có hình thức chuyển quyền sở hữu cho các chứng khốn của các cơng ty đại chúng chưa niết yết (hoặc chưa đăng ký giao dịch). Tình trạng này đã dẫn đến sự không thống nhất trong việc quản lý thị trường, đặc biệt là công tác quản trị công ty, công bố thông tin của các doanh nghiệp, làm tăng chi phí xã hội, chi phí đầu tư của các tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như các nhà đầu tư.

Thị trường trái phiếu chuyên biệt đã được thành lập và hoạt động tại SGDCK Hà Nội, song chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Số lượng trái phiếu Chính phủ niêm yết trên thị trường khá lớn (160 nghìn tỷ đồng) song do có quá nhiều loại trái phiếu (hiện nay có 135 loại trái phiếu với các kỳ hạn khác nhau). Mặt khác sự liên kết với thị trường tiền tệ còn lỏng lẻo, chưa hình thành hệ thống các nhà tạo lập thị trường , cùng với yếu tố vĩ mô chưa thuận lợi (lạm phát, lãi suất cao) nên chưa tạo ra được đường cong lãi suất chuẩn, thị trường giao dịch trái phiếu có tính thanh khoản yếu. Số lượng trái phiếu doanh nghiệp ít, chủ yếu là trái phiếu của Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách xã hội, Tổng công ty đường cao tốc phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác rất khó khăn trong việc huy động vốn thông qua trái phiếu do lãi suất thị trường còn cao.

2.5 Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế.

Những tồn tại và hạn chế trên là do nguyên khách quan, chủ quan sau:

Thứ nhất, Thể chế đối với hoạt động TTCK đã có sự hồn thiện một

nhiên, những cải cách về thể chế vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tài chính quốc tế có nhiều biến động như trong giai đoạn vừa qua.

Về hàng hoá của thị trường, mục tiêu trong giai đoạn đầu phát triển TTCK là thu hút nhiều hàng hoá niêm yết giao dịch trên thị trường, vì vậy đã có sự giảm nhẹ trong điều kiện và tiêu chuẩn đối với việc phát hành, niêm yết chứng khốn cũng như u cầu về quản trị cơng ty.

Về cơ sở các nhà đầu tư, chưa có chính sách phù hợp để mở rộng nhà đầu tư có tổ chức như các cơng ty đầu tư chứng khốn, quỹ mở, quỹ hưu trí, mặt khác do tính chất nhạy cảm đối với một số loại hình đầu tư mới (như sản phẩm phái sinh…) nói trên cũng có sự thận trọng trong việc mở rộng.

Về các tổ chức kinh doanh chứng khoán: thể chế đối với việc thành lập và hoạt động của các tổ chức này đã được hoàn thiện, điều kiện thành lập và hoạt động đã được nâng cao, nhất là tiêu chí về tài chính, nguồn nhân lực và điều kiện kỹ thuật. Tuy nhiên, so với chuẩn mực quốc tế vẫn còn ở mức thấp, các yêu cầu về quản trị rủi ro đặc biệt là an tồn tài chính chưa được chú trọng. Mặt khác, do sự phát triển nhanh của thị trường nhất là năm 2007-2008 nên nhiều tổ chức, cá nhân đã đổ vốn thành lập CTCK làm cho có sự gia tăng về số lượng các định chế tài chính song năng lực tài chính và nguồn nhân lực chưa thực sự đảm bảo.

Về tổ chức thị trường: Để tạo điều kiện cho TTCK phát triển, trong thời gian qua đã duy trì hoạt động của 2 SGDCK. Xét về mặt thể chế khơng có gì vướng mắc, song cách thức tổ chức thị trường như hiện nay đã tạo ra sự thiếu hiệu quả, gây lãng phí chi phí và nguồn nhân lực. Trong khi đó xu hướng quốc tế hiện nay là hợp nhất, sáp nhập các sở GDCK để tạo lập thị trường lớn, có sức hấp dẫn, đa dạng sản phẩm, công cụ đầu tư và tăng khả năng quản trị

điều hành trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các thị trường vốn trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thứ hai, Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thực sự thuận lợi, lạm phát và

lãi suất ngân hàng cao đã ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản chung của nền kinh tế cũng như thị trường tài chính, trong đó có TTCK. Trong năm

2006, 2007 nhất là sau khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế đã có sự tăng trưởng nhanh, xuất khẩu phát triển, dự trữ ngoại hối tăng…, vì vậy các nhà đầu tư kỳ vọng nhiều vào TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng, suy thoái kinh tế, kinh tế vĩ mô Việt Nam cịn khó khăn, lạm phát, lãi suất tăng cao làm cho TTCK giảm rất mạnh. Tác động này có ảnh hưởng cho cả năm 2010 – 2011 và một số năm tiếp theo.

Đối với Việt Nam, việc xây dựng và phát triển TTCK cũng có những đặc thù riêng, vừa phải xây dựng thể chế, vừa phải tổ chức thị trường, áp dụng các biện pháp tạo hàng khuyến khích các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường; đồng thời hỗ trợ các tổ chức tài chính trung gian như CTCK, cơng ty quản lý quỹ hình thành và phát triển. Môi trường đầu tư kinh doanh chưa hoàn thiện, yếu tố cung cầu trên TTCK chưa phản ánh thực chất mà còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, đầu tư theo phong trào, đầu tư ngắn hạn với sự rủi ro cao, cá biệt cịn có hiện tượng đầu cơ, làm giá trên TTCK.

Thứ ba, Hoạt động của các CTCK, công ty niêm yết không ổn định (lúc lãi, lúc lỗ tuỳ theo tình hình thị trường); mặt khác do công tác quản trị công ty, công khai minh bạch của các CTCK, công ty niêm yết chưa cao đã ảnh hưởng đến niềm tin của thị trường cũng như công chúng đầu tư.

Thứ tư, Công tác quản lý giám sát của cơ quan quản lý nhà nước (Bộ

Tài chính, UBCK Nhà Nước) đã được tăng cường, tổ chức bộ máy đã được hoàn thiện, nguồn nhân lực đã được đào tạo thường xuyên, tuy nhiên do tính phức tạp, nhạy cảm của thị trường vì vậy cơng tác giám sát cịn có khó khăn; thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm, đã xử lý xong chế tài chưa đủ mạnh để cưỡng chế thực thi.

Một lý do quan trọng khiến các vi phạm và tái phạm trên TTCK ngày càng nhiều là mức chế tài chưa đủ, xử phạt quá nhẹ. Đơn cử, luật Xử lý vi phạm hành chính vừa được Quốc hội thơng qua và có hiệu lực từ 1/7/2013 quy định: “Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực chứng khoán, thuế, đo lường, sở hữu trí tuệ… theo quy định tại các luật tương ứng”. Có nghĩa là, mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán vẫn ở mức hiện hành 500 triệu đồng, mức phạt được áp dụng cách đây nhiều năm. Ngoài ra, theo quy định hiện hành, chánh thanh tra UBCK Nhà Nước có quyền phạt tiền tối đa đến 70 triệu đồng, nhưng theo quy định của luật Xử lý vi phạm hành chính, đã giảm xuống cịn 50 triệu đồng.

Trên thế giới, tình trạng thao túng làm giá vẫn diễn ra, song họ có những chế tài nghiêm khắc. Còn tại Việt Nam, không phải gần đây, mà tình trạng thao túng, làm giá chứng khoán đã diễn ra từ lâu, nhưng chế tài như giơ cao đánh khẽ chẳng làm cho người tham gia ngán sợ

Quan trọng hơn, hoạt động thanh tra giám sát bị hạn chế, cơ quan thanh tra không độc lập, khi UBCK Nhà Nước vừa là quản lý, vừa là người cấp phép, lại vừa người kiểm tra, nên các sự vụ gian lận được phát hiện mới cịn lẻ tẻ, đầy tính chất xin cho.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

TTCK Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn tăng giảm, nhìn chung chưa ổn định, còn nhiều mặt hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan cần khắc phục dẫn đến tình trạng giá chứng khốn chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của các cơng ty niêm yết và tình hình nền kinh tế vĩ mơ. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến TTCK, ngoài những nhân tố định lượng cịn có những nhân tố mang tính chất định tính khơng lượng hóa để đưa vào mơ hình phân tích định lượng được, điều này làm cho hàm hồi quy thu được không chuẩn xác.

Nói cách khác, với đặc thù của TTCK Việt Nam như hiện nay, ta khơng thể sử dụng mơ hình hồi qui thu được trong phần định lượng cho công tác dự báo. Để khắc phục các hiện tượng này thì buộc lịng phải thay đổi nguồn số liệu cũng như sử dụng một số phương pháp phức tạp khác mà trong giới hạn khả năng của mình tơi chưa thể làm được.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

3.1 Dự báo tình hình kinh tế và lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới:

3.1.1 Tình hình kinh tế vĩ mô năm tới theo dự báo của các tổ chức và chuyên gia kinh tế:

Quỹ tiền tệ thế giới IMF cho rằng kinh tế toàn cầu năm 2013 có thể

tăng 3,9% - khá hơn năm 2012 ước chỉ tăng 3,5%; nhưng, một số tổ chức

khác cho rằng tăng trưởng toàn cầu không khả quan hơn khoảng 3% - do vẫn còn ảnh hưởng của nợ xấu châu Âu.

Theo đó, các chuyên gia kinh tế của Việt Nam dự đốn rằng: Nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của lạm phát đến phát triển thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)