5.1 .Tóm tắt kết quả nghiên cứu chính và đóng góp của luận án
5.2. Các hàm ý chính sách về đầu tưở Việt Nam
5.2.3. Nguồn nhân lực cho tăng trưởng kinh tế
Để tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững, theo xu hướng phát triển chiều sâu, đuổi kịp trình độ phát triển các nước trong khu vực và trên thế giới, thì vấn đề nguồn nhân lực cần quan được quan tâm ở tầm chiến lược lâu dài.
Việt Nam được đánh giá là có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là
nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020
Vốn nhân lực của Việt Nam được hình thành chủ yếu là nơng dân, cơng nhân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ và nhân lực của các ngành, nghề. Trong đó, lực lượng lao động nông thôn chiếm hơn 70% dân số; nguồn nhân lực công nhân gần 10% dân số; nguồn nhân lực trí thức, tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên chiếm khoảng 2,15% dân số.
Mặc dù vậy, ngày càng xuất hiện nhiều giới doanh nghiệp trẻ được coi như một nhân tố mới, là nội lực trong nguồn nhân lực của đất nước. Nếu chính phủ biết khai thác, bồi dưỡng, sử dụng tốt sẽ giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Việt Nam hiện nay đang hình thành 2 loại hình nhân lực: Nhân lực phổ thơng và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm đa số, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ quá thấp. Cái thiếu của Việt Nam là không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực hiện còn bất hợp lý, được thể hiện qua các tỷ lệ như: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác.
Cơ cấu phân chia lao động theo ngành nghề cũng không cân đối hợp lý. Các xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao, trong khi đó khối ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Những ngành
công nghệ thơng tin, điện tử, viễn thơng, cơ khí chế tạo....Nhìn chung, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau:
- Nguồn nhân lực khá nhiều, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác; chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn.
- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất.
- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, cơng nhân, trí thức,… chưa tốt, cịn chia cắt, thiếu sự cộng hưởng để cùng phối kết hợp nhằm thực hiện tốt sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể kết luận rằng, việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta có ý nghĩa hết sức quan trọng và cũng là yêu cầu bức thiết hiện nay. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 của Việt Nam cũng nêu rõ cần tập trung tạo đột phá “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Để xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
Thứ nhất: Chính phủ phải có chiến lược tổng thể chung từ 10 đến 20
năm cho phát triển nguồn nhân lực theo sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập TPP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Bài học của các nước trên thế giới cho thấy rõ, coi trọng và quyết tâm thực thi chính sách giáo dục - đào tạo phù hợp là nhân tố quyết
định tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển nhanh và bền vững của quốc gia.
Thứ hai, bên cạnh với việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân
tài, phát triển nguồn nhân lực cần phải gắn kết chặt chẽ với xây dựng và hoàn thiện hệ thống giá trị của con người trong thời đại hiện nay theo các tiêu chí như: Trách nhiệm cơng dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng cao đẹp hướng về cái chung của đất nước. Vấn đề này cũng chính là là những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, rất cần được tiếp tục phát huy trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là đối với thế hệ trẻ trong tương lai.
Thứ ba, song song với việc phát triển nguồn nhân lực phải gắn chặt với
nâng cao chất lượng dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho dân chúng, chế độ lương, phụ cấp, thưởng, hướng đến việc bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt và yêu cầu cường độ lao động cao, nhằm làm cho người Việt Nam có trí tuệ tốt và cường tráng về thể lực, đáp ứng đươc sự thay đổi mạnh mẽ của thế giới trong tình hình mới hiện nay.
Thứ tư, phải quan tâm cải thiện và tăng cường thông tin về các nguồn
nhân lực theo hướng rộng rãi, dân chủ và minh bạch, làm cho tất cả mọi người, các nhà quản lý, dân chúng thấy được tầm quan trọng của vấn đề phát triển nguồn nhân lực ở nước ta và trên thế giới và cần có sự nghiên cứu, tổng kết thường kỳ về nguồn nhân lực Việt Nam để từ đó hoạch định chính sách nguồn nhân lực cho từng thời kỳ của nền kinh tế, nhằm đáp ứng kịp thời một cách chủ động về nhân lực cho sự phát triển của quốc gia.