CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng
3.3.1 Phƣơng pháp ƣớc lƣợng trung gian (PMG – Pooled mean group)
Bên cạnh những khoảng trống nghiên cứu do những nghiên cứu trước để lại (như đã trình bày tại chương 2), hạn chế của những phân tích ấy cịn thể hiện ở phương pháp ước lượng. Những nghiên cứu tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ trước đây khi sử dụng phương pháp OLS, FE, RE, ECM do đặc tính dữ liệu có thể mang đến những kết quả ước lượng bị chệch. Những nghiên cứu của
Liberati (2007); Benarroch và Pandey (2012) đã ý thức được những hạn chế trên và
sử dụng phương pháp hồi quy GMM. Tính chất động và sự tồn tại biến nội sinh trong mơ hình khiến GMM là một phương pháp phù hợp cho những nghiên cứu này. Có thể nói, càng về sau, các nhà nghiên cứu ấy cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của tác động dài hạn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của GMM ở những nghiên cứu này là không đề cập đến những tác động dài hạn được thể hiện thông qua các mối quan hệ đồng kết hợp. Rõ ràng là những nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bảng cho RE, FE, GMM buộc các thông số phải thống nhất giữa các đơn vị bảng và có thể dẫn đến sự khơng đồng nhất và sự sai lệch cho các hệ số hồi quy trong dài hạn.
Để khắc phục những hạn chế từ những nghiên cứu trước, bài luận này sẽ sử dụng phương pháp ước lượng trung gian PMG (Pooled mean group) của Pesaran,
và cộng sự (1995, 1999). Cụ thể, Pesaran và Smith (1995) mang đến ước lượng
tham số có giá trị trung bình thích hợp (consistent estimators of the parameters‟ averages). PMG có thể khắc phục được những nhược điểm về phương pháp ước lượng từ những nghiên cứu trước, nguyên nhân là do bên cạnh việc mang đến tính đồng nhất (homogeneity) cho các hệ số trong dài hạn, phương pháp PMG vẫn cho phép các hệ số có sự khơng đồng nhất hoặc khác biệt (heterogeneity) trong ngắn hạn (Pesaran , Shin và Smith, 1999). Theo đó, PMG sẽ cung cấp kết quả ước lượng
trong dài hạn một cách có hiệu quả.
Theo Pesaran, Shin và Smith (1999): (1) Có sự tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa biến phụ thuộc và biến giải thích; (2) Các hệ số trong dài hạn là đồng nhất giữa các quốc gia. Không giống như những phương pháp khác, ưu điểm của PMG là sự điều chỉnh năng động giữa ngắn hạn (cho phép sự khác nhau giữa các nhóm) và dài hạn (đồng nhất giữa các nhóm). Tóm lại, PMG có thể ước lượng các hệ số trong dài hạn và trước đó, nó sẽ xác định tốc độ hiệu chỉnh để trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn. Ngồi ra, PMG cịn gián tiếp kiểm tra tính dừng của GMM.
Chính vì vậy, ở nghiên cứu này, sự tác động của hội nhập kinh tế đến chi tiêu chính phủ được dự đốn sẽ khơng đồng nhất và mang tính đặc quốc gia trong
ngắn hạn (heterogeneity và country-specific). Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình
điều chỉnh, tất cả sẽ trở về trạng thái cân bằng và có sự đồng nhất giữa các quốc gia này trong dài hạn (homogeneity).
3.3.2 Kiểm định tính dừng và tính đồng liên kết
Để có thể tiến hành thực hiện phương pháp hồi quy PMG, đòi hỏi các biến được phân tích trong dài hạn phải có tính đồng liên kết. Và trước khi kiểm định tính đồng liên kết, chúng ta cần chứng minh các biến dừng cùng bậc bằng cách kiểm tra tính dừng thơng qua kiểm định nghiệm đơn vị Fisher trên cơ sở của ADF (Augmented Dickey Fuller) và PP (Philips Perron). Dựa trên giá trị p-value, ta có thể xác định một chuỗi là dừng hoặc không dừng. Nếu tất cả các biến đều dừng tại bậc gốc I(0) thì ta kết luận các biến này có tính đồng liên kết và không cần phải thực hiện bước kiểm định đồng liên kết. Ngược lại, nếu có biến khơng dừng ở bậc gốc mà dừng ở sai phân I(1) thì cần tiến hành bước tiếp theo là kiểm định đồng liên kết.
Một khi đã có kết quả về một số biến không dừng tại bậc gốc, ta thực hiện kiểm định đồng liên kết bằng kiểm định Westerlund (2007) hoặc kiểm định của Larson và Lyhagen (2001).
Tóm lại, quy trình ước lượng của bài nghiên cứu sẽ được tiến hành như
sau: Kiểm định tính dừng Dừng bậc gốc Không dừng bậc gốc Kiểm định đồng liên kết PMG