5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
2.2 Cơ sở lý thuyết về tác động của quy mơ chính phủ đến tham nhũng và vai trị
2.2.2. Vai trò của nền dân chủ đối với tác động của quy mơ chính phủ đến
hiện còn nhiều tranh luận của các nhà nghiên cứu, tuy nhiên tác giả cho rằng việc mở rộng quy mơ chính phủ sẽ tác động tích cực đến tham nhũng. Tuy nhiên, nếu có sự kết hợp giữa quy mơ chính phủ lớn hơn với một mức độ dân chủ ở mức cao sẽ thúc đẩy một hệ thống kiểm tra và cân bằng và tăng cường trách nhiệm giải trình điều này sẽ làm hạn chế tham nhũng. Do đó giả thuyết H1 tác giả xây dựng là:
H1: Với các yếu tố khác khơng đổi, quy mơ chính phủ tác động cùng chiều đến tham nhũng.
2.2.2. Vai trò của nền dân chủ đối với tác động của quy mơ chính phủ đến tham nhũng tham nhũng
Ngồi quy mơ chính phủ, dân chủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tham nhũng (ví dụ như trong nghiên cứu của Treisman, 2000, Alicia Adsera, Carles Boix, Mark Payne, 2003) và dân chủ đóng vai trị quan trọng trong mối quan hệ giữa quy mô của chính phủ và tham nhũng. Cụ thể hơn, một quốc gia có nền dân chủ tốt, các cơ chế giám sát đa diện, chẳng hạn như bầu cử tự do và công bằng và tự do báo chí ở một quốc gia sẽ thực hiện tốt chức năng chống tham nhũng. Sự phát triển của một nền dân chủ có thể được coi là một sự tăng cường kiểm tra và cân bằng.
Ở các quốc gia phi dân chủ hoặc quốc gia chuyển đổi, tăng quy mơ của chính phủ có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng, vì việc giám sát của chính phủ rất yếu kém. Ngược lại, khi một nền dân chủ được củng cố một cách đầy đủ, quy mơ của chính phủ lớn hơn dẫn đến giảm tham nhũng vì cơ chế giám sát hoạt động tốt và có thể kiềm chế tham nhũng do các chính trị gia và các quan chức thực hiện.
Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đầy cũng chỉ ra vai trò quan trọng của dân chủ trong hạn chế tham nhũng như:
- Alicia Adsera, Carles Boix, Mark Payne (2003): sử dụng dữ liệu của 110
lượng hành chính, quy định của pháp luật, rủi ro tước đoạt tài sản (chất lượng chính phủ) làm biến phụ thuộc, các biến độc lập như: dân chủ, cơ chế thơng tin cùng với các biến kiểm sốt: phát triển kinh tế, giá trị văn hóa, khung thể chế, cấu trúc kinh tế, dân số và vùng địa lý của quốc gia. Kết quả cho rằng dân chủ làm tăng cơ hội có được một chính phủ trong sạch bằng 0.49 điểm - một tác động tương đối trong một thang đo từ 0 đến 1. Điều này cho thấy dân chủ có mối quan hệ ngược chiều với tham nhũng.
- Shyamal K. Chowdhury (2004): sử dụng phương pháp hồi quy OLS với biến
phụ thuộc tham nhũng là chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI), biến độc lập gồm 02 biến: dân chủ (chỉ số dân chủ của Vanhanen), tự do báo chí; trong đó, xem xét mối quan hệ giữa dân chủ, tự do báo chí đến tham nhũng. Kết quả chỉ ra rằng nền dân chủ và tự do báo chí có ảnh hưởng lớn đến tham nhũng và sự hiện diện của nền dân chủ và tự do báo chí có thể làm giảm đáng kể mức độ tham nhũng. Do đó thấy được vai trò của các thể chế dân chủ lành mạnh, bao gồm một cơ quan tư pháp độc lập và một phương tiện truyền thông độc lập là rất quan trọng để chống tham nhũng. Tương tự những kết quả trên, nền dân chủ cho thấy vai trò trong việc kiểm soát tham nhũng.
- Serra, D. (2006): sử dụng dữ liệu chéo của 62 quốc gia trong giai đoạn 1990
– 1998, bằng phương pháp hồi quy OLS, với biến phụ thuộc tham nhũng gồm 2 chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) và chỉ số Graft từ nghiên cứu của các tác giả Kaufmann, Kraay and Loido-Zobaton (1999a), biến độc lập (16 biến) gồm: 04 biến số kinh tế (phát triển kinh tế, mở cửa thương mại quốc tế, can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên), 05 biến số xã hội (hệ thống pháp luật Anh, di sản thuộc địa Anh, đạo Tin Lành, ngôn ngữ dân tộc, giáo dục) và 07 biến số chính trị (các quyền chính trị cơ bản, nền dân chủ, tự do thông tin, truyền thông đại chúng, liên bang, hệ thống bầu cử, sự bất ổn chính trị). Kết quả cho thấy dân chủ liên tục có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm tham nhũng.
- Shrabani Saha (2008): kết hợp các phương pháp hồi quy với kỹ thuật PLS,
sử dụng dữ liệu bảng của 100 quốc gia, giai đoạn 1995-2004, trong đó biến phụ thuộc tham nhũng đo lường bằng 02 chỉ số: cảm nhận tham nhũng (CPI), kiểm soát tham nhũng (COC), biến độc lập: chỉ số dân chủ (giá trị trung bình quyền chính trị, tự do dân sự và tự do báo chí) cùng với các biến kiểm sốt: tổng sản phẩm quốc nội thực trên đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số gini về bất bình đẳng và tỷ lệ người lớn biết chữ, chỉ số tự do kinh tế. Kết quả cho thấy "một nền dân chủ bầu cử", được đại diện bởi "quyền chính trị" khơng tạo ra việc kiểm tra đầy đủ để chống lại tham nhũng. Nghiên cứu này cũng nhận thấy rằng các quyền chính trị khơng đóng vai trị đáng kể trong việc kiềm chế tham nhũng. Hơn nữa, các quyền chính trị được uốn nắn theo chế độ dân chủ hẹp làm tăng tham nhũng ở các quốc gia chuyển đổi. Tuy nhiên, một nền dân chủ hoàn thiện, tiên tiến, nơi xác suất bị bắt là cao nếu có hành động tham nhũng, là rất quan trọng để chống tham nhũng. Các hệ số của hồi quy phi tuyến tính cho thấy rằng nền dân chủ làm tăng tham nhũng trong giai đoạn đầu của cải cách dân chủ, một khi vượt qua ngưỡng, mức tham nhũng giảm đáng kể trong một nền dân chủ hoàn thiện.
- Shrabani Saha, Rukmani Gounder, Jen-Je Su (2009): sử dụng dữ liệu bảng
của 100 quốc gia, giai đoạn 1995-2004, biến phụ thuộc: tham nhũng (CPI), biến độc lập: chỉ số dân chủ (giá trị trung bình của quyền chính trị, tự do dân sự, tự do báo chí) thu thập từ Nhà Hạnh phúc, chỉ số tự do kinh tế thu thập từ Viện Di sản cùng với các biến kiểm soát: tổng sản phẩm quốc nội thực trên đầu người, tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số gini và tỷ lệ người lớn biết chữ. Kết quả tương tác cho thấy tự do kinh tế và dân chủ làm giảm tham nhũng đáng kể.
- Alessandro Pellegata (2009): sử dụng phương pháp hồi quy với kỹ thuật
OLS chọn “Tập dữ liệu của 191 quốc gia về dân chủ" được phát triển bởi giáo sư Pippa Norris đến từ Đại học Harvard trong giai đoạn từ 1996 – 2007, trong đó: biến phụ thuộc tham nhũng được đại diện bằng chỉ số kiểm soát tham nhũng (COC), biến độc lập: chỉ số dân chủ đo lường bằng 03 chỉ số (chỉ số về sự hiện diện của một hệ thống dân chủ, chỉ số Polity V, chỉ số dân chủ của Vanhanen) cùng với các biến kiểm sốt: loại chính phủ, loại hệ thống bầu cử, sự hiện diện của cấu trúc liên bang,
dân số, GDP bình quân đầu người, sức khỏe, biến giả cơng dân biểu tình, biến giả thuộc địa của Anh và phân loại dân tộc học. Kết quả cũng ủng hộ cho q trình dân chủ hóa có những tác động tích cực đến khả năng của các quốc gia trong việc hạn chế vấn nạn tham nhũng.
- Ivar Kolstad, Arne Wiig (2011): sử dụng dữ liệu của 59 quốc gia trong giai
đoạn 1946-2009, với phương pháp hồi quy bằng kỹ thuật OLS, trong đó biến phụ thuộc tham nhũng sử dụng 02 chỉ số là: chỉ số kiểm soát tham nhũng (COC) và chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI), biến độc lập (dân chủ) sử dụng 02 chỉ số là: chỉ số dân chủ Polity IV và chỉ số quyền chính trị lấy từ Nhà Tự do, GDP bình quân đầu người, xung đột, nguồn gốc pháp luật, nguồn gốc thuộc địa, tỷ lệ tham gia lao động, tỷ lệ người công giáo. Kết quả cho thấy chế độ dân chủ có hiệu quả hơn trong việc giảm tham nhũng hơn so với những ước lượng khơng tính đến tính nội sinh của dân chủ.
- Ichiro Iwasaki, Taku Suzuki (2012): sử dụng dữ liệu bảng của 32 quốc gia
chuyển đổi từ năm 1998-2006, phương pháp hồi quy với kỹ thuật FEM và REM, với biến phụ thuộc là chỉ số kiểm soát tham nhũng, biến độc lập: mức độ thị trường hóa, luật pháp, dân chủ, chỉ số tồn diện của chính sách chuyển đổi, thu nhập bình qn đầu người, dòng tiền ODA rịng, tỷ lệ đóng góp của ngành xây dựng trong GDP, biến giả hệ thống chính quyền liên bang cùng với 02 biến kiểm soát: tỷ lệ dân số theo đạo Tin Lành, thời hạn của chủ nghĩa xã hội. Kết quả chỉ ra mối quan hệ cùng chiều và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% giữa dân chủ và chỉ số kiểm soát tham nhũng. Điều này cho thấy dân chủ hóa tạo ra hiệu quả kiểm soát rất mạnh đối với các hoạt động tham nhũng trong các nền kinh tế chuyển đổi.
- Michael Jetter cùng cộng sự (2015): sử dụng bộ dữ liệu bảng của 155 quốc
gia trong giai đoạn 1998-2012, bằng phương pháp hồi quy với kỹ thuật 3SLS, trong đó biến phụ thuộc tham nhũng được đại diện là chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được thu thập từ Tổ chức minh bạch quốc tế TI, biến độc lập: dân chủ, thu nhập bình quân đầu người cùng với các biến kiểm sốt: tự do báo chí, lịch sử dân chủ, nhập khẩu, quy mơ chính phủ, quy mơ dân số, tỷ lệ đơ thị hóa, trình độ học vấn. Kết
quả cho thấy dân chủ làm giảm tham nhũng ở những nền kinh tế có GDP bình qn đầu người vượt mức 2.000 USD (năm 2005). Đối với các quốc gia nghèo hơn, dân chủ hoá được đề xuất làm tăng tham nhũng.
Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đều chỉ ra dân chủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tham nhũng. Một số nghiên cứu cho rằng nền dân chủ làm tăng tham nhũng trong giai đoạn đầu và tuy nhiên khi đạt được một nền dân chủ hoàn thiện, dân chủ sẽ làm giảm tham nhũng (Shrabani Saha, 2008), do đó giả thuyết H2, H3 tác giả xây dựng là:
H2: Khi các yếu tố khác không đổi, với một mức độ dân chủ cao hơn thì quy mơ chính phủ tác động ngược chiều đến tham nhũng.
H3: Khi các yếu tố khác không đổi, tồn tại một mối quan hệ trong dài hạn giữa quy mơ chính phủ, mức độ dân chủ và tham nhũng.
2.3 Tổng hơp nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hƣởng của quy mơ chính phủ đến tham nhũng: vai trò của nền dân chủ
- Montiola và Jackman (2002): sử dụng dữ liệu của một số nước tư bản, giai
đoạn 1980-1983 trong tác phẩm “Sources of Corruption: A Cross-Country Study”, sử dụng phương pháp hồi quy với kỹ thuật OLS trong việc tìm kiếm mối quan hệ giữa quy mơ chính phủ, mức độ dân chủ, GDP đầu người và chỉ số tham nhũng đưa ra kết quả rằng: vào đầu những năm 1980, Montiola và Jackman (2002) đã tìm thấy một số bằng chứng cho thấy khu vực nhà nước lớn hơn về chi tiêu của chính phủ sẽ làm giảm tỷ lệ tham nhũng, với mức độ cạnh tranh chính trị và phát triển kinh tế được kiểm soát. Nghiên cứu cũng cho thấy nếu muốn giảm tham nhũng, các quốc gia đó khơng chỉ tổ chức các cuộc bầu cử tự do và cơng bằng, mà cịn phải có các nhà lập pháp, những người đã từng làm việc trong chính phủ, sẵn sàng và có khả năng cạnh tranh chính trị ở mức cao.
Edward L. Glaeser, Raven E. Saks (2006): sử dụng phương pháp hồi quy kỹ
thuật OLS, với bộ dữ liệu về các cáo buộc tham nhũng liên bang ở Hoa Kỳ (sử dụng các báo cáo năm 1989, 1999 và 2002) và số lượng trung bình các vụ kết án tham nhũng từ năm 1976 đến năm 2002 so với dân số trung bình trong cùng thời kỳ để
xem xét sự ảnh hưởng của giáo dục, thu nhập bình quân đầu người, mức độ tăng trưởng kinh tế, vấn đề phân biệt chủng tộc lên tham nhũng và kết quả nghiên cứu cho thấy những quốc gia có trình độ giáo dục phát triển cao hơn và ở các bang giàu có hơn sẽ ít tham nhũng hơn.
- Shrabani Saha, Rukmani Gounder, Jen-Je Su (2009): lại cho rằng mức độ
tự do kinh tế có ảnh hưởng lên tham nhũng nên đã đưa thêm yếu tố này vào cùng với chỉ số đo mức độ dân chủ để xem xét ảnh hưởng của chúng lên tham nhũng. Kết quả cho thấy tự do kinh tế làm giảm tham nhũng ở bất kỳ mơi trường chính trị nào và dân chủ làm tăng tham nhũng khi tự do hóa kinh tế thấp.
- Go Kotera, Keisuke Okada, Sovannroeun Samreth (2012): sử dụng dữ liệu
từ năm 1995 đến năm 2008 của 82 quốc gia, tác phẩm “Government size,
democracy, and corruption: An empirical investigation” bằng phương pháp ước
lượng GMM với biến phụ thuộc tham nhũng là chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI), biến độc lập: quy mơ chính phủ, dân chủ, thu nhập bình quân đầu người, nguồn gốc pháp lý đã chứng minh tồn tại mối quan hệ giữa quy mơ chính phủ và tham nhũng dưới sự tác động của nền dân chủ. Nhóm nghiên cứu cho rằng ở các quốc gia mà mức độ dân chủ tương đối hoàn thiện, việc tăng quy mơ chính phủ sẽ giúp giảm tham nhũng bởi vì chính phủ được bổ nhiệm bằng việc bầu cử tự do và hợp pháp hoặc từ quyết định của số đông người dân. Trái lại, ở các quốc gia mức độ dân chủ quá thấp, cơ cấu chính phủ hoạt động yếu và kết quả quy mơ chính phủ lớn làm cho tham nhũng nhiều hơn.
Ngồi yếu tố quy mơ chính phủ và mức độ dân chủ, các yếu tố khác cũng được đưa vào xem xét trong các nghiên cứu, cụ thể như: thu nhập bình quân đầu người, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, trình độ giáo dục:
- Thu nhập bình qn: có nhiều yếu tố tác động đến lợi ích kỳ vọng từ hành
vi tham nhũng mà ở đó các nhân viên chính phủ sẽ cân đối để phù hợp với chi phí kỳ vọng. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của lợi ích kỳ vọng thường được hiểu bằng tổng thu nhập thực mà các nhân viên này nhận được. Đây được xem là lý do kỳ vọng giảm tham nhũng ở các quốc gia phát triển. Nghiên cứu của Acemoglu
& Verdier (2000) kết luận: tiền lương mà giới chức nhận được ảnh hưởng rất lớn đến hành vi quyết định tham nhũng của các nhân viên này. Như vậy, ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, tiền lương mà nhân viên chính phủ nhận được có xu hướng cao hơn, do đó họ sẽ có khuynh hướng ít tham nhũng hơn so với các nước đang phát triển. Trong nghiên cứu này tác giả mong đợi Do đó giả thuyết H4 tác giả xây dựng là:
Giả thuyết H4: Với các yếu tố khác không đổi, thu nhập bình qn đầu
người có tác động ngược chiều với tham nhũng.
- Lạm phát: Lạm phát tăng cao làm giảm mức lương thực tế và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến sức mua của dân chúng. Khi sức mua của đồng tiền bị giảm, cuộc sống của người dân có mức thu nhập trung bình và thấp trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Để đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày của mình, những cá nhân này có thể trở nên bất chấp các quy định pháp luật và làm bất kỳ cơng việc có thể kiếm thêm thu nhập kể cả gian lận, hối lộ, tham ô. Paldam, (2002) cho rằng: rất nhiều người tin rằng lạm phát là nguyên nhân gây ra “rủi ro đạo đức”. Khi đó, nó có thể tạo cơ hội cho các hành vi vi phạm pháp luật và trái đạo đức như là gian lận, lừa dối, tham ô (Braun, 2004). Ngồi ra, lạm phát có thể tác động đến mức độ tham nhũng