Ảnh hƣởng c FDI đến sự bền vững c môi rƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thể chế đến sự bền vững của môi trường ở các quốc gia châu á (Trang 28 - 34)

III. Yếu tố kinh doanh thuận lợ

2.3.1 Ảnh hƣởng c FDI đến sự bền vững c môi rƣờng

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đến sự bền vững của mơi trường dẫn đến 3 nhóm kết quả chính: (1) FDI làm giảm sự bền vững của mơi trường; (2) FDI có vai trị hỗ trợ cho sự bền vững của môi trường và (3) Ảnh hưởng của FDI đối với môi trường là không rõ ràng.

Đã có nhiều cuộc tranh luận về hậu quả của FDI đối với ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các nước kém phát triển. Hoffman (2005) sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra về mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường ở 112 quốc gia trong vòng 15 đến 28 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa 2 biến này phụ thuộc vào trình độ phát triển của nước nhận vốn: đối với nhóm nước có thu nhập thấp và trung bình, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa mức phát thải CO2 và FDI ; trong khi khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ này ở các nước có thu nhập cao.

Cole & Elliott (2005) nghiên cứu tác động của tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại và FDI đối với môi trường ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự ủng hộ đối với Lý thuyết Kuznets tại Châu Phi, Châu Á và các nước OECD. FDI làm giảm lượng phát thải CO2 ở Châu Phi, Trung Đông và Bắc Phi, Liên Xô (cũ), Đông u và Nam Mỹ, nhưng ở Châu Á thì FDI góp phần làm tăng lượng phát thải CO2. FDI tăng phát thải SO2 ở Nam Mỹ, mặc dù nó làm giảm chúng ở châu Phi. Đầu tư nội địa đóng góp đáng kể vào việc tăng phát thải CO2 và SO2 ở hầu hết các khu vực, trong khi độ mở thương mại làm giảm CO2 trong các nước OECD.

Jorgenson (2007) tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát thải CO2 và ô nhiễm nguồn nước ở các quốc gia kém phát triển trong giai đoạn 1975- 2000; kiểm tra giả thuyết: sự phụ thuộc vào FDI trong lĩnh vực sản xuất có tương quan dương với phát thải CO2 và ô nhiễm nguồn nước ở các nước kém phát triển. Kết quả hồi quy OLS, FEM xác nhận ý nghĩa các giả thuyết trên.

Acharyya (2009) tiến hành nghiên cứu để xem xét hai lợi ích và chi phí của FDI trong bối cảnh Ấn Độ thời kỳ 1980-2003: tăng trưởng GDP và suy thối mơi trường. Tác giả cho rằng giả thuyết “Nơi trú ẩn ô nhiễm” không phải là một trong những lý do để giải thích sự gia tăng đột ngột của dòng vốn FDI vào Ấn Độ; tuy nhiên, cùng với tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, FDI đóng góp rất lớn trong việc gia tăng mức phát thải CO2 ở Ấn Độ.

Wang (2013) sử dụng dữ liệu bảng số liệu từ 287 thành phố của Trung Quốc trong giai đoạn 1999-2005 để đánh giá tác động đa chiều của FDI đối với mơi trường và vai trị của thể chế địa phương trong việc hạn chế những tác động tiêu cực (nếu có). Kết quả phân tích cho thấy FDI giúp tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động và thúc đẩy những cải tiến; đồng thời, làm giảm việc làm và tăng ô nhiễm môi trường ở các thành phố. Điều thú vị là nghiên cứu phát hiện việc phát triển thể chế của thành phố sẽ thúc đẩy những tác động tích cực của FDI và hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Nghiên cứu này khẳng định rằng điều quan trọng nhất là

nước nhận FDI phải có một thể chế đủ mạnh để vừa có khả năng thu hút các lợi ích của FDI, đồng thời cắt giảm được các chi phí liên quan đến nó một cách hợp lý.

Nghiên cứu của Merican et al. (2007) sử dụng cách tiếp cận ARDL với các biến kiểm soát là thu nhập bình quân đầu người và giá trị gia tăng ngành công nghiệp để nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường của 5 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1970-2001. Kết quả thực nghiệm cho thấy ô nhiễm liên quan đến FDI tại Malaysia, Thái Lan, Philippin; tác động này là không rõ ràng ở Singapore và dường như FDI không làm trầm trọng thêm mà cịn góp phần làm giảm thiểu lượng phát thải CO2 ở Indonesia.

Mahmood & Chaudhary (2012) sử dụng các kiểm định ADF, PP, Ng-Perron, Zivot-Andrews và mơ hình ARDL để nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp và mật độ dân số đối với lượng phát thải CO2 ở Pakistan. Kết quả nghiên cứu cho thấy không tồn tại mối quan hệ trong ngắn hạn; trong dài hạn, cả FDI, giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp và mật độ dân số đều có tác động tích cực đến lượng phát thải CO2.

Lee (2009) sử dụng kiểm định được phát triển bởi Pesaran et al. (2001) để nghiên cứu quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngồi, ơ nhiễm và tăng trưởng kinh tế ở Malaysia trong giai đoạn 1970- 2000. Kiểm định nhân quả Granger cũng được áp dụng để kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, trong ngắn hạn, FDI và ô nhiễm là nguyên nhân làm gia tăng sản lượng đầu ra. Cũng trong ngắn hạn, tác giả tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan giữa FDI và ô nhiễm. Tương tự, nghiên cứu của Mutafoglu (2012) nghiên cứu cho trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ với dữ liệu theo quý từ quý I năm 1987 đến quý IV năm 2009. Kết quả phân tích đồng liên kết cho thấy trong dài hạn tồn tại mối quan hệ cân bằng giữa các biến nêu trên. Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các chỉ tiêu trên, điều này đã củng cố thêm cho giả thuyết “Nơi trú ẩn của ô nhiễm”. Nghiên cứu của Omri et al. (2014) sử dụng dữ liệu bảng của 54 quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1990 –2011 cho

thấy mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và dòng vốn FDI trên toàn bộ mẫu nghiên cứu và mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa dòng vốn FDI và lượng phát thải CO2 (trừ các quốc gia khu vực Châu Âu và Bắc Á).

Sử dụng dữ liệu của 18 quốc gia châu Mỹ La tinh trong giai đoạn 1980 – 2007, Blanco et al. (2013) đã áp dụng kiểm định nhân quả Granger để kiểm tra mối quan hệ giữa FDI và lượng phát thải CO2. Kết quả cho thấy đối với các ngành gây ô nhiễm nhiều, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa 2 biến này trong khi khơng có bằng chứng cụ thể cho thấy FDI gây gia tăng lượng phát thải CO2 ở các ngành nghề khác. Các biến kiểm soát khác sử dụng trong mơ hình như GDP, giá trị gia tăng ngành sản xuất cơng nghiệp cũng có tác động dương đến lượng phát thải CO2.

Trong nghiên cứu để xác định mối quan hệ giữa lượng phát thải CO2, nhu cầu sử dụng năng lượng, FDI và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn 1980- 2010, Linh & Lin (2014) đã dựa trên cách tiếp cận EKC, kiểm định đồng liên kết và kiểm định nhân quả Granger. Kết quả cho thấy đối với Việt Nam thì lý thuyết Kuznets không được khẳng định khi kết quả lượng phát thải CO2 sẽ bắt đầu giảm khi thu nhập bình quân đầu người đạt 2.226 USD/năm là khơng có ý nghĩa thống kê. Tuy vậy, nghiên cứu đã củng cố thêm cho giả thuyết “Nơi trú ẩn của ô nhiễm” khi chỉ ra rằng trong dài hạn, FDI và nhu cầu sử dụng năng lượng có tương quan dương và có mối quan hệ chặt chẽ với suy thối mơi trường.

Bên cạnh những nghiên cứu có kết quả là FDI gây những tác động bất lợi đối với mơi trường, có những nghiên cứu đưa đến những kết quả hoàn toàn trái ngược. Birdsall & Wheeler (1993); Zarsky(1999) dựa trên giả thuyết “vành ô nhiễm” cho rằng FDI sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở quốc gia tiếp nhận đầu tư bởi vì với các tiêu chuẩn mơi trường được áp dụng tồn cầu, các cơng ty đa quốc gia có xu hướng mở rộng, chuyển giao các công nghệ hiện đại, “xanh” cho đối tác để sản phẩm làm ra đạt chuẩn tiêu thụ ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, đặc biệt là ở các nước phát triển.

Sử dụng dữ liệu từ bốn nước đang phát triển (Cote d'Ivoire, Mexico, Maroc và Venezuela), Eskeland & Harrison (2003) khảo sát mơ hình đầu tư nước ngồi thơng qua việc phân tích chi phí xử lý ô nhiễm và các vấn đề sử dụng năng lượng cho hoạt động sản xuất của các cơng ty có vốn FDI và cơng ty trong nước. Kết quả cho thấy hầu như khơng có bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực gây ô nhiễm cao mà ngược lại, các cơng ty nước ngồi có hiệu suất năng lượng cao hơn đáng kể và sử dụng các loại năng lượng sạch hơn các đối tác trong nước; qua đó bác bỏ giả thuyết "Nơi trú ẩn của ô nhiễm”.

Kirkulak et al. (2011) tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI đối với chất lượng khơng khí ở 286 thành phố của Trung Quốc từ 2001 đến 2007 (chọn mốc sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2001). Sử dụng dữ liệu bảng và tiến hành các ước lượng FEM, REM và GLS, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng FDI không những không có tác động tiêu cực đến chất lượng khơng khí mà cịn giúp làm giảm ơ nhiễm khơng khí. Kết quả này có thể do vai trị của FDI trong nền kinh tế mà FDI được coi là nguồn chính của công nghệ tiên tiến ở Trung Quốc. Kết quả tương tự được tìm thấy ở nghiên cứu của Lan et al. (2012) khảo sát về mối quan hệ giữa FDI, vốn con người và ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc thông qua việc sử dụng số liệu kinh tế xã hội và môi trường của tỉnh. Kết quả cho thấy tác động của FDI đối với phát thải ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nguồn nhân lực. FDI có mối liên hệ tiêu cực với phát thải khí nhà kính ở các tỉnh có mức vốn con người cao hơn, trong khi đó lại có ý nghĩa tích cực với việc phát thải khí nhà kính ở các tỉnh có mức vốn con người thấp hơn. Atici (2012) sử dụng dữ liệu bảng từ giai đoạn 1970-2006, xem xét sự tương tác giữa thương mại và mơi trường về phát thải CO2 cho nhóm các nước ASEAN. Kết quả cho thấy xuất khẩu đóng góp chính cho phát thải CO2 ở các nước ASEAN phát triển, đang phát triển và đang phát triển muộn; khơng tìm thấy bằng chứng nào cho thấy ảnh hưởng xấu của FDI đến chất lượng môi trường.

Với mục đích kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết “Nơi trú ẩn của ô nhiễm”, Al-Mulali & Tang (2013) đã sử dụng dữ liệu của các quốc gia vùng Vịnh

trong giai đoạn 1980- 2009 để tiến hành phân tích. Kết quả hồi quy FMOLS cho thấy tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng GDP làm tăng phát thải CO2, trong khi các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi có quan hệ tiêu cực kéo dài với phát thải CO2. Kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy FDI khơng có mối quan hệ nhân quả trong ngắn hạn với phát thải CO2 và nhu cầu sử dụng năng lượng trong khi nhu cầu sử dụng năng lượng và tăng trưởng GDP có tác động dương đến lượng phát thải CO2. Vì vậy, nghiên cứu khuyến nghị rằng các nước này nên sử dụng các chính sách để khuyến khích đầu tư nước ngồi vì nó đóng một vai trị quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng GDP.

Lee (2013) nghiên cứu đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc sử dụng năng lượng sạch, phát thải cácbon và tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng dữ liệu của 19 quốc gia G20 trong giai đoạn 1971-2009. Sử dụng kiểm định đồng liên kết để kiểm tra mối tương quan trong dài hạn của các biến này và mơ hình FEM để đo lường tác động của FDI lên từng chỉ tiêu. Các kết quả kiểm tra cho thấy FDI đã đóng một vai trị quan trọng trong tăng trưởng kinh tế trong khi khơng tìm thấy bằng chứng thuyết phục về tác động của FDI lên lượng phát thải CO2 và với việc sử dụng năng lượng sạch. Với kết quả, bài báo thảo luận về vai trò tiềm năng của FDI trong việc đạt được các mục tiêu tăng trưởng xanh.

Shaari et al.(2014) sử dụng dữ liệu bảng của 15 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1992 –2012 để điều tra những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế đối với phát thải CO2. Kết quả kiểm định Johansen cho thấy có tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa FDI, tăng trưởng kinh tế và mức phát thải CO2. Thực hiện hồi quy FMOLS cho thấy trong dài hạn, FDI khơng có tác động gì đến phát thải CO2; tuy nhiên tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng cường phát thải CO2. Nghiên cứu đưa ra khuyến nghị các nước đang phát triển cần xây dựng các chính sách về mơi trường để đạt được tính bền vững về kinh tế. Kết quả kiểm định Granger cho thấy khơng có tác động của FDI và GDP đối với phát thải CO2 trong ngắn hạn.

Một kết quả tương tự cũng được ghi nhận bởi Chang và Huang (2015) trong một nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng để xác định tác động của FDI và tăng trưởng kinh tế lên lượng phát thải CO2 trong các chế độ có sự khác nhau về mật độ dân số. Tồn tại một mối quan hệ phi tuyến giữa tổng sản phẩm trong nước và lượng phát thải CO2 cùng với sự giảm đáng kể trong phát thải CO2 khi có sự gia tăng FDI. Lượng phát thải CO2 tăng cùng với tăng giá trị gia tăng trong ngành công nghiệp ở giai đoạn đầu và giảm khi mà ngành đạt đến sự trưởng thành (ngành công nghiệp bắt đầu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và thể chế đến sự bền vững của môi trường ở các quốc gia châu á (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)