So sánh theo số lượng người di cư trong hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 38 - 39)

3.4. Tác động của di cư lao động đến chất lượng sống của người cao tuổi còn ở lại

3.4.1. So sánh theo số lượng người di cư trong hộ

Có sự tương đồng về CLS của NCT trong hộ có từ 1-2 lao động di cư, tương tự đối với hộ có từ 3-4 lao động di cư. Điều này cho thấy nếu cấu trúc hộ gia đình thay đổi theo hướng thu hẹp dần số thành viên và kết hợp với sự di cư lao động sẽ ảnh hưởng đến CLS của những NCT còn ở lại.

Cấu trúc gia đình thay đổi theo xu hướng hộ gia đình ít con tăng dần và số lượng gia đình có nhiều thế hệ sống chung khơng cịn nhiều. Trong 100 hộ gia đình chỉ 9% hộ gia đình có từ 3-4 lao động di cư thuộc hộ đơng con và có đến 91% hộ gia đình có 1-2 lao động di cư và thuộc hộ có ít con. Khi gia đình có xu hướng hạt nhân hố và tuổi thọ được nâng cao thì khả năng NCT sống cô đơn trong khoảng thời gian dài sẽ tăng.

Theo kết quả của mẫu cho thấy NCT sống trong hộ gia đình có ít lao động di cư sẽ ít hài lịng về CLS so với hộ có nhiều lao động di cư. Khác biệt là chủ yếu ở các yếu tố tâm lý, sức khoẻ, quan hệ xã hội và môi trường. Nguyên nhân của sự khác biệt xuất phát từ tình trạng gia đình ít con, nên khi lao động di cư sẽ khơng có điều kiện chăm sóc chu tồn cho cha mẹ về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chia sẻ của bà T.T.P (77 tuổi, có 2 người con di

cư) về chất lượng sống “Con đi làm xa, thỉnh thoảng mới về thăm ba mẹ nên mọi việc

trong gia đình đều do ơng bà lo toan. Bà có bệnh cao huyết áp, chóng mặt, khó ngủ và suy nghĩ nhiều, khả năng nghe nhìn cũng yếu nên khơng làm thêm được. Hàng ngày bà trông nom nhà cửa, giữ cháu nội và trồng thêm rau màu, hoa quả. Con trai và con dâu đi làm ở Sài Gòn bà cũng thấy khơng an tâm vì sợ con gặp khó khăn và rủi ro”

Hình 3.13. CLS của NCT cịn ở lại theo số lượng lao động di cư

Ngược lại, gia đình có đơng con dù có tình trạng di cư lao động thì con cái cũng sẽ có điều kiện thay nhau chăm sóc cha mẹ tốt hơn do đó chất lượng sống có sự hài lịng cao hơn.

Ơng M.V.L (74 tuổi, có 3 người con di cư) chia sẻ “Con cái cùng thay nhau về chăm sóc

và cho tiền ơng bà nên ơng bà cũng ít có cảm giác buồn và lo lắng. Mặc dù tuổi già có nhiều bệnh nhưng tâm lý thoải mái và an tâm nên cuộc sống hiện tại cũng khá tốt”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của di cư lao động đến chất lượng sông của người cao tuổi còn ở lại, nghiên cứu trường hợp tại một số huyện của tỉnh long an (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)