MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT Ở CÁC NƢỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
4.3.2 Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát ở 60 quố ca đan phát tr ển (mẫu tổng thể)
(mẫu tổng thể)
Các kết quả ước lượng từ phương pháp GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano – Bond Ďược trình bày trong Bảng 4.11. Dấu dương của hệ số GDP bình quân Ďầu
người thực ngược với dấu âm của hệ số tương quan giữa GDP bình quân Ďầu người thực và lạm phát Ďược thống kê ở Bảng 4.1. Điều này hàm ý tồn tại hiện tượng nội
sinh giữa biến phụ thuộc và một trong các biến Ďộc lập. Vì thế, phương pháp ước lượng GMM sai phân dữ liệu bảng Arellano – Bond với các biến công cụ dường như phù hợp cho mơ hình thực nghiệm này.
Để Ďánh giá tính phù hợp của các biến công cụ trong ước lượng GMM sai phân và tính tự tương quan chuỗi của các phần dư, nghiên cứu thực hiện kiểm Ďịnh Sargan và kiểm Ďịnh Arellano – Bond cho tương quan chuỗi AR(2). Các kết quả của các kiểm Ďịnh này cho thấy rằng các giả thuyết null Ďều bị bác bỏ. Vì thế, các biến cơng cụ phù hợp và khơng có hiện tương tương quan chuỗi.
Để kiểm tra tính bền của phương pháp ước lượng, các kết quả ước lượng thường Ďược kiểm tra bằng cách thêm/loại bỏ một vài biến. Theo Ďó, ước lượng Ďược bắt Ďầu ở Mơ hình 1, sau Ďó tiếp tục với Mơ hình 2 và kết thúc ở Mơ hình 3 (Mơ hình Ďầy Ďủ biến). Các kết quả cho thấy dấu, Ďộ lớn và mức ý nghĩa của các hệ số ước lượng trong Bảng 4.11, Bảng 4.12, Bảng 4.13, Bảng 4.14, Bảng 4.15, và Bảng 4.16, gần như không Ďổi. Điều này khẳng Ďịnh các kết quả của phương pháp GMM
sai phân dữ liệu bảng Arellano-Bond hoàn toàn bền vững.
Kết quả ước lượng trong Bảng 4.11 cho thấy nợ công, tăng trưởng kinh tế, và Ďầu tư tư nhân có các tác Ďộng dương, trong khi lực lượng lao Ďộng, cơ sở hạ tầng, và Ďộ mở thương mại có các tác Ďộng âm ý nghĩa lên lạm phát.
Quả thực, tác Ďộng dương của nợ công lên lạm phát trong nghiên cứu này ủng hộ quan Ďiểm của Sargent and Wallace (1981) cho rằng sự gia tăng nợ công Ďưa Ďến lạm phát ở các nước mắc nợ cao. Các nghiên cứu của Taghavi (2000), Kwon et al. (2009), Davig & Leeper (2011), Ahmad et al. (2012), Nastansky et al. (2014), Nguyen (2015), Martin (2015) chứng thực bằng thực nghiệm nợ cơng có ảnh hưởng dương lên lạm phát.
Bashir et al. (2011) và Gyebi & Boafo (2013) cho thấy tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quyết Ďịnh của lạm phát ở các nước Ďang phát triển. Theo nghiên cứu của họ, tăng trưởng kinh tế cao dẫn Ďến lạm phát cao.
Trong các mơ hình tăng trưởng kinh tế, vốn Ďầu tư và lao Ďộng là hai nguồn lực Ďầu vào chính có tính nội sinh, thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp các nước Ďang phát triển, việc sử dụng không hiệu quả Ďầu tư tư nhân Ďưa Ďến lạm phát gia tăng. Điều này cũng nhất quán với kết luận của Buffie (1995) rằng trong dài hạn, ở một phạm vi nào Ďó Ďầu tư tư nhân sẽ Ďưa Ďến lạm phát cao. Không giống như Ďầu tư tư nhân, việc tăng lên của nguồn lực lao Ďộng giúp làm giảm lạm phát.
Bản 4.11 Tác đ ng của nợ công lên lạm phát cho mẫu tổng thể (60 quốc a đan phát triển trên thế giới)
Biến phụ thu c: Δ Lạm phát
Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3
Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Lạm phát (-1) -1.279*** 0.031 -1.280*** 0.031 -1.280*** 0.031 Nợ công 0.403** 0.157 0.388** 0.155 0.405** 0.160 GDP bình quân thực 1.034** 0.416 1.312*** 0.457 1.301*** 0.457 Đầu tư tư nhân 6.568*** 2.091 6.045*** 2.052 5.869*** 2.093 Lực lượng lao Ďộng -16.671* 9.111 -22.132** 9.776 -21.482** 9.888 Nguồn thu chính phủ 0.365 0.893 Cơ sở hạ tầng -3.146** 1.502 -3.091** 1.506 Độ mở thương mại -1.856*** 0.379 -1.781*** 0.366 -1.828*** 0.383 Obs 1006 1006 1006 AR(2) test 0.349 0.165 0.165 Sargan test 0.222 0.266 0.223
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Looney (1990) Ďã cho thấy cơ sở hạ tầng ở Saudi Arabia Ďạt Ďược mục tiêu chính của nó: làm giảm áp lực lạm phát ở những khu vực phi dầu mỏ. Wurstbauer & Schäfers (2015) chứng minh Ďược bằng thực nghiệm cơ sở hạ tầng cung cấp tấm
chắn chống lại lạm phát trong dài hạn. Điều này hàm ý tác Ďộng âm của cơ sở hạ tầng lên lạm phát.
Từ các bằng chứng thực nghiệm có Ďược từ các quốc gia khác nhau, tác Ďộng của Ďộ mở thương mại lên lạm phát cho thấy có thể âm hoặc dương. Trong nghiên cứu này, Ďộ mở thương mại có ảnh hưởng âm lên lạm phát. Điều này ủng hộ giả thuyết Ďược Ďề cập lần Ďầu bởi Romer (1993) rằng lạm phát sẽ giảm Ďi ở những nền kinh tế có Ďộ mở cao. Samimi et al. (2012) cũng Ďã khẳng Ďịnh tác Ďộng âm của Ďộ mở thương mại lên lạm phát.
Bản 4.12 Tác đ ng của lạm phát lên nợ công cho mẫu tổng thể (60 quốc a đan phát triển trên thế giới)
Biến phụ thu c: Δ Nợ cơng
Mơ hình 1 Mơ hình 2 Mơ hình 3
Coef Std.Err Coef Std.Err Coef Std.Err Nợ công (-1) -0.5485*** 0.033 -0.543*** 0.034 -0.549*** 0.033 Lạm phát -0.598** 0.233 -0.631*** 0.237 -0.554** 0.239 GDP bình quân thực -0.345*** 0.086 -0.311*** 0.091 -0.433*** 0.123 Đầu tư tư nhân 2.215*** 0.601 2.267*** 0.609 2.246*** 0.597
Lực lượng lao Ďộng 3.428 2.407 Nguồn thu chính phủ -2.662*** 0.433 -2.685*** 0.438 -2.435*** 0.464 Cơ sở hạ tầng -0.762 0.594 -0.447 0.623 Độ mở thương mại 0.599*** 0.137 0.610*** 0.139 0.623*** 0.137 Obs 826 826 826 AR(2) test 0.955 0.923 0.853 Sargan test 0.125 0.155 0.147
Ghi chú: ***, ** và * lần lượt ký hiệu cho mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% Nguồn: xử lí bằng phần mềm Stata
Kết quả ước lượng về tác Ďộng của lạm phát lên nợ công cho tổng thể mẫu Ďược thể hiện trong Bảng 4.12. Theo Ďó, lạm phát, GDP bình qn Ďầu người thực, và nguồn thu của chính phủ có tác Ďộng âm ý nghĩa trong khi Ďầu tư tư nhân và Ďộ mở thương mại có ảnh hưởng dương ý nghĩa lên nợ cơng.
Nhiều nhà kinh tế học xuất sắc bao gồm Ken Rogoff, Olivier Blanchard và Paul Krugman Ďề nghị sử dụng lạm phát cao Ďể bào mịn giá trị thực của nợ cơng. Theo các nhà kinh tế học này, các quốc gia mắc nợ công cao có thể thốt khỏi khủng hoảng nợ thông qua lạm phát cao. Trong nghiên cứu này, kết quả ước lượng ủng hộ Ďề xuất này, Ďó là lạm phát làm giảm Ďi nợ cơng. Thực vậy, Akitoby et al. (2014) và Hilscher et al. (2014) minh chứng bằng thực nghiệm cho thấy lạm phát cao có thể Ďược sử dụng như một cơng cụ hữu hiệu Ďể bào mòn giá trị thực của nợ công.
Tăng trưởng kinh tế là một trong những công cụ hữu hiệu Ďể làm giảm nợ công. Tăng trưởng kinh tế cao giúp chính phủ gia tăng nguồn thu ngân sách và giảm Ďi thâm hụt, Ďiều này Ďưa Ďến giảm nợ. Panizza & Presbitero (2014), Greiner & Fincke (2015), Pereima et al. (2015) cung cấp bằng chứng cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác Ďộng âm lên nợ công. Nhất quán với các kết luận này, chương này cũng cho thấy tác Ďộng của tăng trưởng kinh tế lên nợ cơng âm có ý nghĩa.
Ở một vài quốc gia Ďang phát triển, Ďầu tư công hỗ trợ Ďầu tư tư nhân (Erden & Holcombe, 2005; Erden & Holcombe, 2006; Hassan et al., 2011). Để tài trợ cho Ďầu tư công, hầu hết các nước Ďang phát triển phải vay mượn nợ. Vì thế, khi Ďầu tư cơng tăng lên, Ďầu tư tư nhân cũng gia tăng, và Ďi kèm theo Ďó là lượng nợ càng tăng. Vì vậy, kết quả ước lượng cho thấy Ďầu tư tư nhân có quan hệ dương với Ďầu tư cơng.
Mặc dù nguồn thu chính phủ có thể bóp méo nền kinh tế nhưng ở vài quốc gia Ďang phát triển, nó là một trong những yếu tố quan trọng Ďể thúc Ďẩy tăng trưởng (Okafor, 2012; Worlu & Nkoro, 2012). Vì thế, gia tăng nguồn thu chính phủ, trong Ďiều kiện các yếu tố khác không Ďổi, sẽ dẫn Ďến giảm thâm hụt ngân sách, và Ďưa Ďến giảm Ďi lượng nợ công.
Theo Combes & Saadi-Sedik (2006), Ďộ mở thương mại bao gồm Ďộ mở tự nhiên và Ďộ mở do chính sách. Bằng chứng thực nghiệm của họ cho thấy Ďộ mở tự nhiên có thể làm giảm cán cân ngân sách trong khi Ďộ mở chính sách cải thiện. Kizilgol & Ipek (2014) chỉ ra Ďộ mở thương mại tăng lên có tác Ďộng dương lên nợ nước ngoài cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tương tự vậy, trong nghiên cứu này, Ďộ mở thương mại có tác Ďộng dương lên nợ cơng.
Tóm lại, mối quan hệ giữa nợ cơng và lạm phát cho mẫu tổng thể gồm 60 quốc gia Ďang phát triển Ďược Ďánh giá thực nghiệm. Theo Ďó, ở chiều từ nợ công Ďến lạm phát, nợ cơng có tác Ďộng dương ý nghĩa lên lạm phát trong khi ở chiều ngược lại, lạm phát có tác Ďộng âm ý nghĩa lên nợ công. Điều này cho thấy ở các quốc gia Ďang phát triển, nợ công cao gây nên lạm phát trong khi lạm phát cao bào mòn giá trị thực của nợ.