CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu
3.5.1. Làm sạch dữ liệu
Bảng 3.2 Các sai lệch có thể xảy ra và biện pháp kiểm sốt Sai lệch Nguyên nhân Biện pháp kiểm soát Sai lệch Nguyên nhân Biện pháp kiểm soát
Chọn mẫu Chọn sai đối tƣợng nghiên cứu
Tác giả khảo sát trực tiếp từng bác sĩ tại phòng khám và theo sát lịch khám bệnh do bệnh viện cung cấp
Thông tin Đối tƣợng khảo sát không hiểu hoặc hiểu sai về các câu hỏi khảo sát
Bộ câu hỏi đã đƣợc khảo sát thử nghiệm với nhóm nhỏ để chỉnh sửa nội dung.
Tác giả là ngƣời trực tiếp phỏng vấn với từng bác sĩ và giải thích kịp thời về những thắc mắc của bác sĩ nếu có
Nhập liệu Nhập sai số liệu Phần nhập liệu đƣợc kiểm tra lại bởi một ngƣời khác
3.5.2. Kiểm định giá trị của thang đo
Phân tích nhân tố khám phá đƣợc sử dụng đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Các chỉ tiêu quan tâm gồm:
- Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): Trƣớc khi phân tích nhân tố, cần sử dụng phép kiểm KMO để kiểm tra tính phù hợp của bộ số liệu. Trị số của KMO lớn (từ 0,5 đến 1,0) là điều kiện để phân tích nhân tố.
- Hệ số tải nhân tố (factor loadings) là những hệ số tƣơng quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này cần lớn hơn 0,5.
- Hệ số Eigenvalue lớn hơn 1, là phần biến thiên đƣợc giải thích bởi mỗi nhân tố.
- Phƣơng sai sai trích lớn hơn 50%.
3.5.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Phép kiểm Cronbach’s Alpha giúp kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Các thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,7 đƣợc xem xét loại.
3.5.4. Phân tích tƣơng quan – hồi qui
Mơ hình hồi qui Ordered Logit đƣợc sử dụng để phân tích quyết định tƣ vấn của bác sĩ dƣới tác động của thái độ bác sĩ về TPCN và đặc điểm dân số học. Mơ hình này cũng đƣợc sử dụng để phân tích tác động của các đặc điểm dân số học đến thái độ của bác sĩ.
Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các phƣơng trình hồi qui, tác giả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng ma trận hệ số tƣơng quan và hồi qui phụ đồng thời loại bỏ ảnh hƣởng của phƣơng sai thay đổi bằng cách thêm Robust vào phƣơng trình hồi qui.
3.5.5. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc điểm dân số học
Phép kiểm T-test và ANOVA đƣợc sử dụng để kiểm định sự khác biệt trong thái độ và quyết định tƣ vấn của bác sĩ theo các đặc điểm dân số học bao gồm: tuổi, giới tính, số năm kinh nghiệm và bằng cấp.
TÓM TẮT CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả trình bày quy trình nghiên cứu, cách lấy mẫu cùng với phƣơng pháp nghiên cứu. Đầu tiên, tác giả phối hợp với các chuyên gia xây dựng bộ câu hỏi khảo sát theo thang đo Likert 5. Sau đó bảng câu hỏi này đƣợc sử dụng để khảo sát thử 6 bác sĩ nhằm ghi nhận lỗi chính tả, chỉnh sửa ngữ nghĩa câu từ cho rõ ràng dễ hiểu. Sau khi hoàn tất bảng câu hỏi cuối cùng, tác giả xin giấy giới thiệu của khoa và của trƣờng đến xin phép Ban giám đốc và Phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện Da Liễu để thực hiện khảo sát. Khảo sát đƣợc thực hiện trên 100 bác sĩ đang công tác tại bệnh viện Da Liễu và có tham gia khám chữa bệnh ngoại trú. Thời gian khảo sát từ ngày 12/02/2017 đến 15/04/2017. Trong chƣơng này, tác giả giải thích rõ ràng hơn về các biến số khảo sát với thang đo cụ thể. Bộ công cụ khảo sát gồm 3 phần: phần đầu giới thiệu mục đích phỏng vấn, yêu cầu phỏng vấn, cam kết với ngƣời cung cấp thông tin; phần thứ hai thu thập đặc điểm của bác sĩ đƣợc phỏng vấn (bao gồm họ tên, năm sinh, giới tính, bằng cấp, kinh nghiệm); phần thứ ba khảo sát thái độ và quyết định tƣ vấn TPCN của bác sĩ gồm 12 câu hỏi chính trong đó có 11 câu hỏi thuộc 4 biến đo lƣờng thái độ của bác sĩ về TPCN và 1 biến đo lƣờng quyết định tƣ vấn TPCN cho bệnh nhân. Trong quá trình khảo sát, tác giả có sử dụng một số biện pháp nhằm hạn chế các khả năng sai lệch có thể xảy ra. Tiếp theo, tác giả tiến hành nhập liệu bằng phần mềm EXCEL, xử lý và phân tích định lƣợng bằng phần mềm STATA.