CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm
2.1.7 Phản hồi dự toán
Sự phản hồi dự toán đề cập đến mức độ như thế nào một người quản lý bộ phận nhận được thơng tin về việc hồn thành các mục tiêu ngân sách trong nghiên cứu của tác giả Hirst và Lowy (1990). Theo tác giả Kenis (1979) sự phản hồi ngân sách là phản hồi về mức độ mà các nhà quản trị của bộ đã đạt được mục tiêu ngân sách của họ và mức độ mà các nhà quản trị cung cấp phản hồi cho trưởng bộ phận về
28
thành tích của họ về mục tiêu ngân sách. Trong các nghiên cứu kế toán, sự phản hồi được điều phối bởi lý thuyết dự phòng được cụ thể trong nghiên cứu của tác giả Otley và Berry (1980). Phản hồi đóng một vai trị quan trọng trong hoạt động của cấp dưới trong bối cảnh đánh giá hiệu quả hoạt động trong hoạt động kiểm toán theo nghiên cứu của các tác giả như tác giả Luckett và Eggleton (1991), Hirst và Lowy (1990) và của tác giả R. Libby và Lipe (1992). Trong nghiên cứu của hai tác giả Carroll Jr và Tosi (1970) nghiên cứu về các đặc điểm của mục tiêu và các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình quản lý mục tiêu; bài nghiên cứu này còn đưa ra mối tương quan giữa sự phản hồi dự tốn tích cực với việc đạt được mục tiêu và thơng qua đó làm tăng kết quả công việc. Theo nghiên cứu của tác giả Kenis (1979) cũng nghiên cứu về sự tham gia vào dự tốn ngân sách đến kết quả cơng việc, trong nghiên cứu tác giả còn nghiên cứu thêm về sự phản hồi dự tốn trong q trình thiết lập ngân sách và sự tác động của sự phản hồi dự toán đến sự cam kết với mục tiêu dự toán và kết quả công việc.