Kết luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính thanh khoản và định giá tài sản, bằng chứng thực nghiệm ở thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1 Kết luận chung

Với đề tài nghiên cứu về “Tính thanh khoản và định giá tài sản: Bằng chứng thực nghiệm ở thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh” tác giả nghiên cứu dựa trên dữ liệu cổ phiếu được thu thập ở thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 06 năm 2014.

Tác động của tính thanh khoản đối với TSSL cổ phiếu đã được nghiên cứu khá nhiều trong thời gian qua. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng là các chứng khốn kém thanh khoản thì có TSSL cao hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số bằng chứng có kết quả trái ngược. Các nhà nghiên cứu cho rằng những bằng chứng chưa thống nhất với nhau có thể là vì chưa có phương pháp đo lường thanh khoản nào là hồn hảo.

Bài nghiên cứu của tác giả sử dụng biến đại diện thanh khoản là tỷ lệ doanh thu, sau đó tính ra nhân tố thanh khoản là LIQ1 để lo lường rủi ro thanh khoản đối với các cổ phiếu trên thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh.

Bằng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất (OLS) và GRS (Gibbons, Ross, và Shanken, 1989) trong mơ hình CAPM để kiểm tra hệ số chặn có cùng bằng 0 hay khơng; tác giả lần lượt kiểm định trên 4 phương trình tương ứng với 4 mơ hình: mơ hình CAPM 3-moment, mơ hình Fama-French ba nhân tố, mơ hình Fama-French ba nhân tố có thêm nhân tố thanh khoản và cuối cùng là mơ hình Fama-French ba nhân tố có thêm nhân tố thanh khoản và nhân tố momentum. Sau khi tiến hành các kiểm định trên thì tác giả có thể trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ban đầu như sau:

1. Nhân tố thanh khoản là nhân tố cần thiết và hợp lý khi đưa vào mơ hình định giá. Biến thanh khoản có ý nghĩa thống kê mạnh. Do đó, có thể thấy nhân tố thanh khoản là nhân tố quan trọng trong việc định giá.

2. Mơ hình Fama-French ba nhân tố có thêm nhân tố thanh khoản và mơ hình Fama-French ba nhân tố có thêm nhân tố thanh khoản và nhân tố momentum là những mơ hình phù hợp trong việc định giá tài sản.

Ngoài ra nghiên cứu của tác giả cho thấy kết quả không phù hợp với kỳ vọng lý thuyết; tức là các cổ phiếu có thanh khoản thấp thì lại có TSSL thấp hơn các cổ phiếu có thanh khoản cao.

Nguyên nhân dẫn đến kết quả như trên có thể là do những đặc điểm sau đây của thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh:

- Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà Nước, các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK HCM chủ yếu là do Nhà Nước nắm cổ phần chi phối. Hoạt động của các cơng ty này chịu sự ảnh hưởng bởi tính chất quản lý của Nhà Nước. Do đó, tình trạng bất cân xứng thơng tin trở thành vấn đề khi nhà đầu tư muốn đầu tư chứng khoán ở TP.HCM.

- Các nhà đầu tư ở TTCK HCM chỉ kỳ vọng TSSL cao ở những cổ phiếu có tính thanh khoản cao, vì các cổ phiếu có thanh khoản cao ở Việt Nam đa phần là các cổ phiếu Blue-chip do vậy họ sẵn sang chấp nhận mức rủi ro cao hơn để có được TSSL cao hơn.

- Các nhà đầu tư ở Việt Nam còn tồn tại hiện tượng bầy đàn. Họ mua các cổ phiếu dễ giao dịch theo sự dẫn dắt của các nhà đầu tư lớn mà bất chấp rủi ro có thể có nếu thị trường đi xuống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tính thanh khoản và định giá tài sản, bằng chứng thực nghiệm ở thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)