1.4.2 .Quy trình thanh tra kinh tế, xã hội
2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra KTXH huyện Giồng Trôm
2.2.1.2. Sai phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm diễn ra nhiều vụ khiếu nại, tranh chấp thường xun và mang tính phức tạp. Khơng chỉ mất mát tài sản của nhà nước mà còn của nhân dân. Trong những năm gần đây nước ta đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm trong việc cấp phát, mua bán, chuyển nhượng trái phép, đền bù giá rẻ, chuyển đổi mục đích sử dụng khơng theo quy hoạch...
Điển hình vụ Khổng Tấn Duyệt (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phú Ngãi) có hành vi sai phạm trong chuyển nhượng trái phép đất công của xã.
Từ năm 2015 đến năm 2018, Thanh tra huyện đã tiến hành 21 cuộc thanh tra, phát hiện sai phạm về đất đai là 339.004,4 m2 đất và 91,240,000 đồng, kiến nghị xử lý 12 tập thể và 09 cá nhân được thể hiện qua biểu số liệu sau:
Biểu số 2.4 Tình hình sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai ở huyện
TT Năm Số cuộc thanh tra Phát hiện sai phạm Xử lý Tập thể Cá nhân 1 2015 5 9.085,3 m 2 đất và 22,890,000 đồng 04 04 2 2016 7 14.149m2 đất 03 03 3 2017 5 9.185,1m2 đất 0 02 4 2018 04 5.585 m 2 đất và 13,350,000 đồng 02 0
Tổng số 21 28.004,4 m 2
đất và
36.170.000 đồng 12 09
Nguồn: Số liệu của Thanh tra huyện. Báo cáo kết quả công tác thanh tra từ năm 2015 -2018.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra Chính phủ có ba nhóm nhân tố chính thúc đẩy hành vi tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai theo mơ hình sau:
Hình 2.1. Hành vi tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai
Nguồn: Viện Khoa học Thanh tra - Thanh tra CP (2011). Một số nguy cơ tham nhũng dễ phát sinh trong quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam, Hà Nội.
Ba nhóm nhân tố trên bao gồm:
- Tính phức tạp của vấn đề: Bản thân việc cấp và chuyển nhượng giấy chứng nhận rất phức tạp do hai ngun nhân chính. Thứ nhất, có nhiều văn bản luật cùng điều chỉnh hoạt động này và hệ thống áp dụng phù hợp lại tùy theo đặc điểm của từng loại đất. Thứ hai, hồ sơ nhiều mảnh đất không đáp ứng được yêu cầu theo quy định do yếu tố lịch sử để lại; từ đó làm tăng tính phức tạp của vấn đề, tạo tâm lý không an tâm cho người dân là cơ hội để một số cán bộ thực hiện các hành vi TN.
Hành vi tham nhũng Tính phức tạp của vấn đề (quy trình, thủ tục) Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật
của người dân
Ý thức, trách nhiệm của CB,CC
- Ý thức trách nhiệm của một bộ phận CB,CC: Một bộ phận CB,CC đã tận dụng cơ hội từ tính phức tạp của vấn đề để trục lợi riêng và gây khó khăn cho người dân, có ba hình thức trục lợi:
Trục lợi thông qua việc tạo cảm giác bất ổn cho người dân. Các hành vi như kéo dài thời gian, sách nhiễu, địi thêm thủ tục, khơng cung cấp thơng tin đầy đủ…
Trục lợi thông qua việc ngầm cung cấp dịch vụ tư vấn/trung gian hoặc móc nối với tổ chức/cá nhân làm dịch vụ này.
Trục lợi từ vị trí tiếp cận thơng tin.
- Nhận thức việc chấp hành luật pháp của người dân: tính phức tạp của vấn đề làm người dân không tự tin thực hiện hoạt động xin cấp mới và chuyển nhượng giấy chứng nhận. Mặt khác, người dân ngại tìm hiểu và tuân thủ pháp luật. Vì vậy, ba nhóm nhân tố này gắn bó với nhau tạo nên sự cộng hưởng lớn trong việc thúc đẩy hành vi tham nhũng.