CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
4.1.1.5. Nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo ở thị trấn Đầm Dơi
Trước hết phải khẳng định so với các đơn vị trong tồn huyện Đầm Dơi, thì thị trấn Đầm Dơi là địa bàn có nhiều tiềm năng và có nhiều lợi thế nhất về phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp…Song do nguồn đầu tư còn hạn hẹp, thiếu cân đối, đồng bộ nên khơng ít tiềm năng thế mạnh chưa được phát huy, khoa học kỹ thuật chậm phát triển, kiến thức kinh nghiệm làm ăn của bà con nhân dân còn nhiều hạn chế, một bộ phận dân cư do thiếu đất canh tác, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm. Một nguyên nhân rất cơ bản trong những năm qua do thiên tai diễn biến bất thường, hạn hán kéo dài gây khó khăn cho việc sản xuất, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, giá cả đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, các mặt hàng thiết yếu tăng cao, một số mặt hàng của nông dân làm ra bán với giá thấp.
Với đặc trưng thị trấn Đầm Dơi là trung tâm chợ, do vậy dân cư từ các tỉnh, thành về đây giao thương, mua bán sinh sống rất đơng, trong đó có rất nhiều thành phần, hộ giàu, hộ khá. Đặc biệt hộ nghèo trên địa bàn Thị trấn thì trong đó có gần 50% hộ từ địa phương khác chuyển đến tạm trú lâu năm.
Công tác phối, kết hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành đồn thể trong việc thực hiện cơng tác giảm nghèo từng lúc chưa thực sự chặt chẽ và đồng bộ. Việc kiểm tra, giám sát của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo cịn hạn chế.
Cơng tác tun truyền nâng cao ý thức của người dân, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước vẫn chưa đạt hiệu quả cao, điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế của khóm, cụm dân cư chưa đồng đều, nếp sống sinh hoạt của đại bộ phận người dân chưa tích cực đổi mới, trình độ ứng dụng vào việc sản xuất còn thấp kém.
Từ kết quả nghiên cứu thực thực tế cho thấy, vấn đề nghèo đói ở thị trấn Đầm Dơi xuất phát từ các vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Thiếu thốn đáng kể về hầu hết các nguồn lực cho sản xuất như đất
đai, vốn, lao động, kỹ thuật. Trên thực tế các hộ nghèo cũng đã được bố trí cho vay vốn, nhưng trong áp dụng để thực hiện thì khơng mang lại hiệu quả. Các hoạt động khuyến nơng, khuyến lâm cũng cịn nhiều hạn chế nhất định, cùng với kỹ thuật canh tác trong cây trồng, vật ni chưa được đa dạng hóa...nên giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cịn rất thấp, việc hỗ trợ về kỹ thuật gieo trồng, chăn ni hầu như phát triển cịn chậm so với u cầu. Vì vậy, có thể nói những hộ nghèo khơng đủ điều kiện và khả năng để tự vượt nghèo bằng nội lực của chính mình.
Thứ hai, Việc làm, thường không ổn định, thu nhập rất thấp. Hộ nghèo ở thị
trấn Đầm Dơi thường đơng con, đa phần có từ 4 đến 5 con, lao động chính trong hộ gia đình có học vấn rất thấp, do đó khó có cơ hội tìm được việc làm có thu nhập khá và ổn định. Trên thực tế thu nhập bình quân đầu người ở thị trấn Đầm Dơi 48 triệu
đồng/người/năm, thu nhập của nhóm hộ nghèo dưới 900.000 đồng/người/tháng.
Những hạn chế về kinh tế chính là cản trở đối với người nghèo trong việc tiếp cận các điều kiện phúc lợi trong giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt văn hóa...
Thứ ba, Ý thức và khả năng tự vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như
cơng tác xóa đói, giảm nghèo cịn nhiều hạn chế, về mặt nhận thức, các hộ nghèo ý thức chưa đầy đủ về việc tự giải thốt mình khỏi cảnh nghèo khó, khơng quan tâm
tích lũy vốn để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh. Đa phần hộ nghèo cịn cho rằng cơng tác xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của Nhà nước, của chính quyền các cấp nên họ khơng có ý thức hợp tác. Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện của chính quyền địa phương trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo từng lúc chưa được thể hiện rõ vai trò trách nhiệm.