.14 Phản ứng của cầu tiền với cú sốc sản lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn chính sách tiền tệ tại việt nam nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình SVAR (Trang 44)

Nhìn vào hình ta thấy cầu tiền phản ứng với xu hướng tăng giảm liên tục nhưng nó phản ứng cùng chiều với cú sốc sản lượng trong tất cả các kì. Điều này hồn tồn phù hợp với thực tế . Vì để tăng sản lượng công nghiệp, các công ty nhà

máy phải mở rộng đầu tư, nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, đặc biệt đầu tư cho máy móc thiết bị nhà xưởng tăng nên người ta sẽ cần một lượng tiền lớn đển đáp ững những nhu cầu này, dẫn đến cầu tiền sẽ tăng.

4.7.4 Phản ứng của tỷ giá hối đoái đối với cú sốc sản lƣợng

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.15 Phản ứng của tỷ giá hối đối với cú sốc sản lƣợng

Tỷ giá hối đoái phản ứng ngược chiều với cú sốc sản lượng công nghiệp ở tất cả các kỳ. Phản ứng này tương đối nhỏ ở 4 kỳ đầu và hầu như khơng có ở các kỳ sau.

4.7.5 Phản ứng của sản lƣợng đối với cú sốc cầu tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.16 Phản ứng của sản lƣợng với cú sốc cầu tiền

Sản lượng phản ứng ngược chiều với cầu tiền trong 3 kỳ đầu, cùng chiều ở kỳ thứ 3 tới kỳ thứ 5, rồi lại luân phiên ngược chiều và cùng chiều ở các kỳ còn lại.

Cầu tiền ngược chiều với lãi suất. Khi cầu tiền tăng, lãi suất tăng, sẽ làm tăng chi phí cho các DN đặc biệt là các DN có tỉ lệ vốn vay cao, làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất và tác động xấu đến sản lượng. Xét ở góc độ khác, ở một số thời kỳ, khi cầu tiền tăng chứng tỏ người dân đang có nhu cầu sử dụng tiền cho các mục đích tiêu dùng dẫn đến nhu cầu hàng hóa tăng, từ đó tác động làm tăng sản lượng của doanh nghiệp.

4.7.6 Phản ứng của sản lƣợng đối với cú sốc tỷ giá hối đoái

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.17 Phản ứng của sản lƣợng với cú sốc tỷ giá hối đối

Sản lượng hầu như khơng phản ứng với cú sốc tỷ giá hối đoái ở 4 kỳ đ ầu. Từ kỳ thứ 5 trở đi sản lượng phản ứng ngược chiều với tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá hối đoái tăng tức là nội tệ bị mất giá làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn. Các doanh nghiệp sẽ tăng chi phí sản xuất nếu như sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu, làm tăng giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt hơn có thể tác động làm giảm sản lượng. Tuy nhiên trong trường hợp này, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, làm nền kinh tế tăng trưởng hơn. Tuy vậy những giai đoạn chúng ta đang xét, Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu nên tỷ giá hối đoái sẽ phản ứng ngược chiều với sản lượng

4.7.7 Phản ứng của lạm phát đối với cú sốc cầu tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.18 Phản ứng của lạm phát với cú sốc cầu tiền

Lạm phát không phản ứng với cầu tiền ở 3 kỳ đầu và hầu như phản ứng cùng chiều với cú sốc cầu tiền ở các kỳ sau. Khi nhu cầu về tiền tăng, nhu cầu chi tiêu hàng hóa của người dân cũng tăng. Điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế, cầu tăng nếu cung không đổi dẫn đến giá cả sản phẩm tăng.

4.7.8 Phản ứng của lạm phát đối với cú sốc tỷ giá hối đoái

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.19 Phản ứng của lạm phát với tỷ giá hối đoái

Lạm phát phản ứng hầu như cùng chiều với tỷ giá hối đối nhưng vẫn có những kỳ như kỳ 5 và kỳ 9 lạm phát phản ứng ngược chiều với tỷ giá hối đoái.

Nếu đồng nội tệ lên giá tức là tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm cho hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, do đó người dân có xu hướng tiêu dùng hàng nhập khẩu nhiều hơn, làm hạn chế hoạt động xuất khẩu, thu hẹp sản xuất trong nước, sẽ làm giảm lạm phát, vì vậy tỷ giá hối đối có tác động cùng chiều đến lạm phát. Tuy nhiên Khi đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu. Khi tăng giá nguyên vật liệu đầu vào của các hàng hóa nhập khẩu thì thơng qua cung cầu thị trường nó sẽ lâp tức ảnh hưởng làm tăng chi phí sản xuất và sẽ làm tăng giá hàng hóa trong nước, lâu dài dẫn tới lạm phát. Vì vậy ta thấy ở một số kỳ tỷ giá hối đối có tác động ngược chiều đến lạm phát.

4.7.9 Phản ứng của biến cơng cụ chính sách tiền tệ với cú sốc cầu tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.20 Phản ứng của cầu tiền với cú sốc cầu tiền

Phản ứng của càu tiền với cú sốc của chính nó và tỷ giá hối đoái là giống nhau. Cầu tiền quá cao hay thấp đều ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế. Vì thế những nưuời làm chính sách sẽ dựa vào tình hình cầu tiền để điều chỉnh chính sách để giữ cầu tiền ở mức độ vừa phải phù hợp với nền kinh tế. Theo sau cú sốc tăng cầu tiền sẽ là sự gia tăng cầu tiền , tức là nhu cầu về đồng nội tệ tăng, một phần sẽ đẩy đồng nội tệ tăng giá so với đồng ngoại tệ, làm giảm tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đối giảm làm nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng, nhu cầu ngoại tệ tăng , giảm nhu cầu nôị tệ trong nước, dẫn đến cầu tiền sẽ giảm trong kỳ tiếp theo. Điều này phù hợp với hình trên, tỷ giá hối đoái phản ứng ngược chiều với cú sốc cầu tiền ở kỳ thứ nhất, cùng chiều ở kỳ thứ 2, ngược chiều ở kỳ thứ 3 và lại cùng chiều ở kỳ thứ 4, cứ luân phiên nhu vậy.

4.7.10 Phản ứng của biến cơng cụ chính sách tiền tệ với cú sốc tỷ giá hối đoái

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.23 Phản ứng của tỷ giá hối đoái với cú sốc tỷ gi á hối đoái

Tỷ giá hối đoái chịu tác động mạnh của cú sốc chính nó.Cịn cầu tiền không phản ứng trong kỳ đầu tiên, phản ứng cùng chiều ở kỳ thứ 2 và thứ 3, gần như phản ứng ngược chiều với tỷ giá hói đối ở các kỳ cịn lại. Tác động này phản ứng rõ rang từ kỳ thứ 4 trở đi. Khi tỷ giá hối đoái tăng, tức đồng nội tệ mất giá so với ngoại tệ, nhu cầu sử dụng hàng hóa trong nước tăng làm tăng cầu tiền tệ, nhưng về lâu dài Việt Nam vẫn là một nước nhập siêu cao, tỷ giá hối đoái tăng khiến chúng ta cần nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu, làm cho cầu tiền tệ giảm.

4.7.11 Phản ứng của các biến vĩ mô trƣớc cú sốc cung tiền.

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.25 Phản ứng của sản lƣợng với cú sốc cung tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.26 Phản ứng của cầu tiền với cú sốc cung tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Hình 4.28 Phản ứng của lạm phát với cú sốc cung ti ền

Khi Việt Nam thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, một sự gia tăng trong cung tiền sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế ở nhiều khía cạnh. Chính sách tiền tệ thơng qua các cơng cụ của mình và qua các kênh truyền dẫn, để tác động đến mức sản lượng và giá cả trong nền kinh tế. Cung tiền tăng làm cho lãi suất giảm thúc đẩy sản lượng công nghiệp tăng. Tỷ giá hối đoái cũng là một kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ. Kênh truyền dẫn này cũng bao gồm tác động của lãi suất. Trong trường hợp này, lãi suất của nội tệ giảm so với ngoại tệ, người dân có xu hướng năm giữ các tài sản nước ngồi làm cho giá trị đồng nội tệ giảm. so với ngoại tệ, làm tỷ giá hối đoái tăng. Điều này đồng thời sẽ kích thích xuất khẩu tăng làm sản lượng nền kinh tế tăng.

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ ,khi cung tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát. Nhìn vào hình trên ta thấy lạm phát phản ứng cùng chiều với cung tiền từ kỳ thứ 2. Cung tiền tăng còn làm cho lãi suất nội tệ giảm, người dân có xu hướng năm giữ các tài sản nước ngoài làm cho đồng ngoại tệ tăng giá so với đồng nội tệ, làm tăng tỷ giá hối đoái

4.8 Phân rã phƣơng sai

4.8.1 Phân rã phƣơng sai của IP

Bảng 4.5 Bảng phân rã phƣơng sai của IP

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Biến động ở trong sản lượng được giải thích chủ yếu do biến động trong tự bản thân yếu tố sản lượng, khoảng 83.08%, s ản l ư ợng ch ịu tác động lớn của các yếu tố bên ngồi nền kinh tế đó là lãi suất Fed tác động 4.13 % và và giá dầu tác động 3.40 % , cung tiền tác động 3.62%, cầu tiền tác động 3.62% , tỷ giá hối đoáivà lạm phát tác động nhỏ đến sản lượng ở kỳ thứ 10

4.8.2 Phân rã phƣơng sai của CPI

Khoảng 40.96% thay đổi trong lạm phát là do chính nó. Giống như sản lượng, lạm phát chịu tác động lớn từ các yếu tố bên ngoài nên kinh tế. Giá dầu tác động 28.25% đến lạm phát. Lãi suất Mỹ tác động 16.04%, sau đó đến cung tiền tác động 7.05%, cầu tiền tác động 3.46%, tỷ giá hối đoái 3.01% và cuối cùng lẩn lượng tác động 1.19%.

4.8.3 Phân rã phƣơng sai của cầu tiền;

Bảng 4.7 Bảng phân rã phƣơng sai của cầu tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Khoảng 77.79 % thay đổi trong cầu tiền là do chính nó. Cầu tiền ít chịu tác động từ các yếu tố bên ngoài nền kinh tế như sản lượng và lạm phát. Giá dầu tác động 7.73% đến lạm phát. Lãi suất Mỹ tác động 4.12%. Sản lượng tác động 5.00%, cung tiền tác động 1.14%, tỷ giá hối đoái 1.09% đ ến c ầu ti ền ở k ỳ thứ 10.

4.8.4 Phân rã phƣơng sai của cung tiền

Bảng 4.8 Bảng phân rã phƣơng sai của cung tiền

Nguồn tổng hợp từ phần mềm Eviews 8 dựa trên số liệu tác giả thu thập

Biến động ở trong cung tiền được giải thích chủ yếu do biến động trong tự bản thân yếu tố cung tiền , khoảng 47.80%. Giá dầu có tác động nhỏ đến cung tiền, 3.38%. Lãi suất Mỹ tác động 13.52%. Xét bên trong nền kinh tế, cầu tiền có tác động 16.01% đến cung tiền, tỷ giá hối đoái tác động 13.39% đến cung tiền , lạm phát tác động 4.21%, sản lượng tác động 1.66% ở kỳ thứ 10

4.8.5 Phân rã phƣơng sai của tỷ giá hối đoái

Khoảng 71.46 % thay đổi trong tỷ giá hối đối là do chính nó. Giá dầu tác động 6.35 % đến tỷ giá hối đoái. Lãi suất Mỹ tác động 1.5%. Sản lượng tác động 1.62%, cung tiền tác động 10.03%, cung tiền tác động 4.77 % đến cầu tiền ở kỳ thứ 10.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN 5.1 Kết luận

Tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời câu hỏi câu hỏi: trước sự biến động của các cú shock bên ngoài nền kinh tế, cung tiền, tỷ giá và, nền kinh tế và cơng tác điều hành chính sách tiền tệ Việt Nam phản ứng ra sao? B ài nghiên cứu

đưa ra các kết luận sau :

Thứ nhất, Kết quả hàm phản ứng xung cho thấy cung tiền tác động tích cực tới nền kinh tế. Khi có một cú sốc cung tiền, sau 1 kỳ sản lượng sẽ phản ứng tăng cùng chiều. Ngồi ra cú sốc cung tiền cịn làm cho làm phát tăng từ kỳ thứ 2 trở đi.

Thứ hai, các nhân tố bên ngồi nền kinh tế khơng tác động nhiều tới tỷ

giá . Khi có cú sốc cung tiền, tỷ giá tăng bắt đầu từ kỳ thứ 2. Cung tiền tăng làm lãi suất đồng nội tệ giảm. Lãi suất đồng nội tệ giảm sẽ làm đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng.

Thứ ba , , chỉ số CPI phản ứng ngược chiều với chính sách tiền tệ sau 2 quý. Khi có cú sốc tăng cung tiền , sau 2 quý , sẽ làm cho lạm phát tăng.

Thứ 4, theo kết quả phân rã phương sai, tỷ giá hối đoái tác động 3.01% tới CPI và tác động 1.32% đến sản lượng. Từ đó cho ta thấy chính sách tiền tệ có truyền dẫn qua kênh tỷ giá hối đoái nhưng với mức độ tác động nhỏ. Và tác động này thể hiện sau 2 kỳ chứ không phản ứng ngay.

Thứ 5, các cú sốc bên ngoài nền kinh tế tác động mạnh đến CPI, IP và các biến vĩ mơ khác. Chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng chịu yếu tố tác động từ nước ngoài. Điều này là phù hợp khi nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa để hội nhập với các nền kinh tế thế giới.

5.2 Ý nghĩa của đề tài

Bài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà làm chính sách kinh tế. Hiểu được cơ chế và mức đồ truyền dẫn của các kênh truyền dẫn và ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tới chính sách tiền tệ Việt Nam sẽ giúp

việc hoạch định chính sách tiền tệ đúng đắn và phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế hơn.

5.3 Hạn chế đề tài

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam chưa có nhiều nên chưa có điều kiện so sánh các kết quả thực nghiệm. Nếu ta so sánh với các nghiên cứu thế giới thì sẽ khơng chính xác vì đặc điểm và tính chất các khu vực khác nhau .

Thứ hai, bài nghiên cứu còn hạn chế về các biến nghiên cứu các kênh truyền dẫn, vì thực tế trên Việt Nam hiện nay có rất nhiều các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ, với dữ liệu hạn chế. Tác giả chưa xem xét được hết cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam.

5.4 Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng tai

Thứ nhất, Có thể nghiên cứu về vấn đề truyền dẫn chính sách tiền tệ với cỡ mẫu lớn hơn, dữ liệu cập nhật nhất có thể.

Thứ hai, nên có nhiều nghiên cứu hơn về kênh tài sản, đặc biệt là kênh cổ phiếu vì giá cổ phiếu thể hiện tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, có tác động rất lớn đến nền kinh tế.

Thứ ba, nên thực hiện các nghiên cứu so sánh cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ giữa các giai đoạn quan trọng của nền kinh tế như giai đoạn trước và sau khủng hoảng, giai đoạn trước và sau gia nhập WTO.

Tài liệu Tiếng Việt .

Chu Khánh Lân,2013.Nghiên cứu thực nghiệm về truyền dẫn chính sách tiền tệ thơng qua kênh tín dụng tại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 5, trang 17-23

Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh, 2013. Hiệu quả của chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền dẫn chính sách tiền tệ tại việt nam nghiên cứu thực nghiệm bằng mô hình SVAR (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)