Chƣơng 5 : Kết luận, kiến nghị và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai
5.1. Kết luận kết quả nghiên cứu
Bài nghiên cứu đưa ra một góc nhìn mới khái qt về việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế số 02: “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” tại Việt Nam. Nội dung nghiên cứu có những đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu thực nghiệm chuyên ngành kế toán, đặc biệt là lĩnh vực kế toán cơng và góp phần giúp nhà nước định hướng trong việc chuẩn bị ban hành chuẩn mực kế toán cho khu vực công.
Với những lý do và điều kiện trình bày trong cơ sở lý thuyết cùng kết quả khảo sát 133/139 ý kiến đồng ý với việc Việt Nam cần lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chuẩn mực kế toán quốc tế cho thấy vấn đề đang nghiên cứu là cấp thiết và được nhiều đối tượng quan tâm. Các kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy Báo cáo lưu chuyển tiền tệ nếu được lập sẽ giúp tăng tính minh bạch thơng tin giữa chính phủ với nhân dân, phản ánh rõ hơn tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị, hỗ trợ thuận lợi cho việc hợp nhất báo cáo của các đơn vị. Chính vì những lý do đó góp phần tích cực gia tăng sự kỳ vọng cho việc lập một báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chuẩn quốc tế.
Người trực tiếp lập báo cáo là các kế toán viên của các đơn vị . Giả định ban đầu của tác giả là nhân tố “trình độ của kế tốn viên” sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, với dữ liệu thu thập được không đảm bảo độ tin cậy của thanh đo nên kết quả nghiên cứu hoàn toàn loại bỏ nhân tố này. Thang đo “nhận thức của người quản lý đơn vị” dù đảm bảo độ tin cậy nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, nhân tố “Cơng tác thanh tra, kiểm tra” có ảnh hưởng nhưng rất yếu. Hệ số tải nhân nhỏ hơn 55% nên nhân tố này không được ghi nhận vào mơ hình, chỉ lưu ý nhận xét và xem như một yếu tố phụ khách quan của mơi trường. Đó là ba nhân tố bị loại khỏi mơ hình giả định ban đầu của tác giả.
65
Trong ba nhân tố cịn lại của mơ hình giả định, nhân tố “kinh nghiệm ban hành chuẩn mực” của nhà nước có tác động cao nhất. Kết quả nghiên cứu phù hợp với thực tế quản lý nền kinh tế của Việt Nam. Dù kế toán viên và thủ trưởng đơn vị là những người tác động trực tiếp lên báo cáo nhưng việc ban hành và vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế vào các báo cáo cho các đơn vị hành chính sự nghiệp là quyết định của cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là do Bộ Tài chính ban hành. Kết quả nghiên cứu đã xác định việc “thông tư hướng dẫn nên được ban hành cùng với chuẩn mực”, “áp dụng thử trước khi chính thức áp dụng chuẩn mực”, “lộ trình ban hành rút kinh nghiệm từ việc ban hành chuẩn mực kế toán doanh nghiệp” và “chuẩn mực cần điều chỉnh để phù hợp với môi trường Việt Nam” là các yếu tố gây ảnh hưởng tích cực đến việc ban hành chuẩn mực kế tốn cơng. Mỗi quốc gia có đặc điểm kinh tế riêng còn chuẩn mực được xây dựng tổng quát chung cho các nước nên khi vận dụng vào Việt Nam tất nhiên không tránh khỏi nhiều trở ngại. Nhân tố “cộng đồng kế toán” thể hiện ý kiến đóng góp của các chun gia với nhiều khía cạch khác nhau giúp cơ quan quản lý có cái nhìn đa chiều về các vấn đề liên quan đến việc ban hành chuẩn mực cho kế tốn cơng. Nhân tố này được phản ánh tích cực thơng qua việc các “kế tốn hành chính sự nghiệp thực hiện cơng việc chủ yếu dựa theo các quy định của Luật và thông tư hướng dẫn”, đây là cơ sở nền tảng và tích cực “tham gia các hội thảo chuyên đề” để có thêm nhiều góc nhìn nghiên cứu mới hay có được những gợi ý phù hợp cho các trường hợp chưa được quy định cụ thể. Một nhân tố khác không kém phần quan trọng là hệ thống thông tin. Nền kinh tế phát triển luôn cần một hệ thống mạng lưới dữ liệu được kết nối nhanh chóng và có tính ứng dụng cao. Dữ liệu kế tốn đồng nhất thuận lợi cho việc tổng hợp thông tin tài chính. Các báo cáo được lập chính xác, nhanh chóng và kịp thời giúp người sử dụng đưa ra các quyết định hiệu quả hơn. Hệ thống thông tin yêu cầu phải “kết nối được dữ liệu giữa các đơn vị cùng ngành” và “hỗ trợ tốt cho việc lập báo cáo tổng hợp của các đơn vị”. Điều quan trọng là việc quản lý thông tin giữa các đơn vị phải “đảm bảo được tính tồn vẹn” để dữ liệu không bị mất mát hay thay đổi trong quá trình lưu trữ và truyền tải về đơn vị quản lý cấp trên.
66
Kết quả sau khi nghiên cứu thu được phương trình hồi quy tuyến tính như sau:
E = 0,357*F’1 + 0,186*F’2 + 0,212*F’3
Trong đó: E: Sự kỳ vọng lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chuẩn quốc tế F’1: Kinh nghiệm ban hành chuẩn mực
F’2: Cộng đồng kế tốn F’3: Hệ thống thơng tin
Như vậy, các kiến nghị mà tác giả đưa ra về việc các đơn vị hành chính sự nghiệp tại Việt Nam lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế sẽ xoay quanh việc tác động đến ba nhân tố trên.