6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA XỬ LÝ VI PHẠM TRONG
1.2.3. Yêu cầu đối với việc xử lý vi phạm trong HNYTN
Trong xử lý vi phạm HNYTN việc công bố công khai xử lý vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng là một biện pháp xử lý vi phạm. Bởi lẽ, khi chủ thể vi phạm bị công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt vi phạm hành chính sẽ đối diện với dư luận xã hội, bị lên án, chỉ trích và có thể sẽ bị tẩy chay. Việc công bố công khai không chỉ làm cho chủ thể vi phạm lo ngại mà các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội họ cũng chủ động phịng ngừa. Chính vì thể các nhà làm luật đã cân nhắc tính hai mặt của biện pháp công bố công khai thông tin xử phạt lên phương tiện thông tin đại chúng.
24 Đnh Thị Thanh Nga, 2018. Hợp đồng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo pháp luật Việt
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 có quy định vi phạm hành chính lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh nếu hành vi vi phạm bị xử phạt gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm cơng bố công khai về việc xử phạt. Nội dung công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính. Nội dung cơng bố cơng khai gồm tên cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. Công bố công khai vi phạm của cá nhân, tổ chức lên thông tin đại chúng là một biện pháp có tính răn đe đối với chủ thể vi phạm, nhiều cá nhân, tổ chức ngại việc bị công bố công khai hơn cả bị xử phạt. Mặc khác, cá nhân, tổ chức HNYTN là hoạt động kinh doanh được điều chỉnh bởi pháp luật về doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận, có tính cạnh tranh với các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác. Do đó, trong xử lý vi phạm hành chính phải thận trọng khi áp dụng và công khai kết quả xử lý vi phạm vì có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tổ chức, cá nhân hành nghề.
- Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định Tịa án xét xử cơng khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tịa, trừ trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tịa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.
- Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo u cầu chính đáng của họ. Theo quy định này khi giải quyết vụ việc bồi thường thiệt hại đối với các vi phạm pháp luật trong hoạt động HNYTN thông qua Tịa án việc cơng bố, cơng khai được cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc trước yêu cầu chính đáng của đương sự để quyết định việc cơng bố, công khai.
Xử lý vi phạm trong HNYTN bảo đảm nguyên tắc gắn kết hài hòa giữa xử lý và bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân HNYTN.
- Các vi phạm pháp luật trong HNYTN bị xử phạt vi phạm hành chính phải bảo đảm nguyên tắc: xác định đúng hành vi vi phạm, đúng cơ sở để xử phạt, tiến hành xử phạt bảo đảm chính xác và bảo đảm được quyền của tổ chức, cá nhânHNYTN. Xử phạt vi phạm hành chính với mục đích giáo dục, răn đe, phòng ngừa vi phạm trong tương lai và tránh tùy tiện trong xử phạt vi phạm hành chính.
- Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật; bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an tồn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân; …
- Quy định Bộ Luật Tố tụng dân sư năm 2015, đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tịa án. Khơng ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những nghiên cứu khái quát về HNYTN và xử lý vi phạm trong hoạt động HNYTN dưới khía cạnh pháp luật, cho phép rút ra một số kết luận như sau:
1. NYTN là nghề đặc biệt so với các ngành nghề khác vì hoạt động của người hành nghề có liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người. NYTN có các đặc điểm của NYTMN: i) NYTN là hoạt động có liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người; ii) NYTN gắn với hoạt động chun mơn, nghiệp vụ; iii) NYTN địi hỏi đạo đức đề nghiệp cao; iv) NYTN chứa nhiều rủi ro đối với người hành nghề.
2. HNYTN là hành vi pháp lý của chủ thể kinh doanh lựa chọn NYTN và lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế phù hợp để kinh doanh, đảm bảo tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định. Pháp luật điều chỉnh hoạt động HNYTTN nhằm đảm bảo các yêu cầu: i) Quyền tự do hành nghề/cung ứng dịch vụ y tế tư nhân; ii) Bảo đảm quyền được chữa bệnh chất lượng tốt nhất; iii) Quản lý nhà nước gắn với quyền bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. HNYTN là hành vi của của người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, được cấp CCHN và thực hiện KB, CB trong phạm vi CCHN. Người hành nghể trong các cơ sở YTTN là chủ thể nhân danh cơ sở YTTN tham gia trực tiếp quá trình KB, CB. HNYTN là hoạt động phải tuân thủ nhiều điều kiện do pháp luật quy định đó là: 1) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định pháp luật; ii) Có GPHĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp khi thỏa các điều kiện theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý vi phạm trong hoạt động HNYTN là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc lựa chọn, áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tổ chức HNYTTN. Xử lý vi phạm trong HNYTN có các đặc trưng sau: i) Do chủ thể có thẩm quyền áp dụng; ii) Theo trình tự thủ tục; iii) Gắn với các loại chế tài. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động HNYTN: i) Xử phạt vi phạm hành chính; ii) Xử lý hình sự; Bồi thường thiệt hại. Xử lý vi phạm trong hoạt động HNYTN đáp ứng các yêu cầu sau: i) Thận trọng khi áp dụng và công khai kết quả xử lý vi phạm vì có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tổ chức, cá nhân hành nghề; ii) Gắn kết hài hòa giữa xử lý và bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân hành nghề y tư nhân.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG HNYTN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM