Sự khác biệt giữa các phương ngữ về từ và cách sử dụng từ

Một phần của tài liệu Nhận dạng tự động tiếng nói phát âm liên tục cho các phương ngữ chính của tiếng việt theo phương thức phát âm (Trang 48 - 50)

PNB PNT PNN

này ni nầy

thế này ri vầy

ấy nớ Đó

thế (ấy) rứa vậy

kia tê Đó

kìa tề Đó

đâu, nào mô đâu, nào

soa, thế nào răng Sao

gì chi Gì

tơi tui Tui

tao tau tao, qua (wa)

chúng tôi bầy tui tụi tui

chúng tao bầy choa tụi tao

mày mi mầy

chúng mày bây, bọn bây tụi mầy

nó hắn, nghỉ Nó

chúng nó bọn hắn tụi nó

ơng ấy ơng nớ ổng

bà ấy mệ nớ, mụ nớ bả

cô ấy o nớ cổ

chị ấy ả nớ chỉ

anh ấy eng nớ ảnh

Trong PNN, có nhiều từ vay mượn từ tiếng Chăm, tiếng Khơme. Trong khi PNB có nhiều từ vay mượn từ tiếng Thái. Có những từ Hán-Việt được sử dụng ở PNB thì PNN lại dùng từ thuần Việt và ngược lại. Dưới đây là một số minh họa cho sự khác biệt này [2]:

- Khác về phụ âm đầu: thể hiện q trình xát hóa và hữu thanh hóa như bui/vui, bá/vá, ban/vai, bo/vo, đa/da, đưới/dưới, ăn phúng/ăn vụng, phở đất/vỡ đất, phổ tay/vỗ tay, nhà thốt/nhà dột, mưa thâm/mưa dầm, chi/gì, chừ/giờ…

- Khác biệt về ngun âm: có sự biến đổi từ nguyên âm đơn sang nguyên âm đôi như: nguyên âm đôi mở dần trong PNB và PNT (e/iê, a/ươ, o/uo, méng/miếng,

nót/nuốt,…). Nguyên âm đôi khép dần (i/êi, u/ôu, con chí/con chấy, ni/nầy, mi/mầy…).

49

2.2. Cấu trúc âm tiết, âm vị trong phương ngữ tiếng Việt

2.2.1. Âm tiết và âm vị trong tiếng Việt

2.2.1.1. Âm tiết

Tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết [2, 3]. Mỗi một âm tiết được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết.

Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất. Dù lời nói có chậm đến đâu đi chăng nữa thì cũng chỉ tách được nhỏ nhất đến âm tiết [3]. Ví dụ câu “Quyển sách này mầu đỏ” có tất cả 5 âm tiết. Sở dĩ âm tiết có tính tồn vẹn, khơng thể chia nhỏ về phương diện phát âm là vì một âm tiết được phát âm bởi một đợt căng hệ cơ của bộ máy phát âm. Mỗi lần hệ cơ của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống tạo ra một âm tiết.

Dựa vào cách kết thúc, âm tiết được chia làm 2 loại chính là âm mở và âm khép. Mỗi loại lại có thể được chia làm 2 loại nhỏ hơn, cụ thể như sau:

- Âm tiết nửa khép: là âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang như “m”, “n”, “ng”,

“nh”,…

- Âm tiết khép: là âm tiết kết thúc bằng phụ âm khơng vang. Ví dụ như: học tập tốt…

- Âm tiết nửa mở: là âm tiết kết thúc bằng một bán nguyên âm. Ví dụ như: trêu, kêu, gọi,…

- Âm tiết mở: là âm tiết kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm ở

đỉnh âm tiết. Ví dụ: vo ve, thủ thỉ,…

Âm tiết tiếng Việt có tính độc lập cao:

Khác với các ngôn ngữ khác, âm tiết tiếng Việt thường không bị nhược hóa hay mất đi [3]. Ví dụ trong tiếng Nga, nếu nói nhanh [Mariya Ivanouna] có thể trở thành [mar’van:a]. Trong ngơn ngữ này, khi nói nhanh, những gì khơng có trọng âm có thể bị nhược hóa hay mất đi [3]. Trong một số ngơn ngữ châu Âu, ngồi hiện tượng nhược hóa cịn có hiện tượng nối âm.

Âm tiết tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa:

Trong một số ngôn ngữ khác như ở châu Âu, âm tiết chỉ là đơn vị ngữ âm thuần túy. Nếu bị tách ra khỏi từ chứa nó thì âm tiết trở nên hồn tồn vơ nghĩa. Ngược lại trong tiếng Việt, đa số các âm tiết là có nghĩa. Hay nói khác đi, tuyệt đại đa số các âm tiết đều là từ đơn. Ví dụ như: chân, tay, đầu, mắt,… Trong tiếng Việt hiện nay còn một số âm tiết

được coi là vô nghĩa như pheo trong tre pheo, núc trong bếp núc,… Mặc dù vậy trong quá khứ, các từ này cũng đều có nghĩa (pheo = tre, núc = bếp).

Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ:

Âm tiết tiếng Việt thực chất không phải là một khối không thể chia nhỏ mà là một cấu trúc [3]. Một âm tiết dạng đầy đủ (âm tiết có thanh điệu) bao gồm 5 thành phần thể hiện như ở Bảng 2.2 [41]:

50

Một phần của tài liệu Nhận dạng tự động tiếng nói phát âm liên tục cho các phương ngữ chính của tiếng việt theo phương thức phát âm (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)