Cấu trúc âm tiết tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nhận dạng tự động tiếng nói phát âm liên tục cho các phương ngữ chính của tiếng việt theo phương thức phát âm (Trang 50 - 51)

ÂM ĐẦU

VẦN

Âm đệm Âm chính Âm cuối THANH ĐIỆU

- Thành phần thứ nhất là Thanh điệu: thành phần này có chức năng phân biệt các âm tiết với nhau về mặt cao độ. Trong tiếng Việt có tất cả 6 thanh điệu tương ứng

sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang.

- Thành phần thứ hai là Âm đầu: có chức năng mở đầu một âm tiết. Âm đầu bao

giờ cũng là một phụ âm. Ví dụ, trong âm tiết loại âm đầu là phụ âm /l/. Các âm tiết anh, em, ơi phụ âm đầu là /ʔ/ (âm tắc thanh hầu) (dấu / / dùng để ký hiệu

phiên âm âm vị học [2]).

- Thành phần thứ ba là Âm đệm: âm đệm có chức năng làm thay đổi âm sắc của

âm tiết, cụ thể làm trầm hóa âm tiết. Thành phần này do bán nguyên âm /w/ thực hiện. Trong âm tiết toát, bán nguyên âm là o. Âm tiết xinh khơng có bán ngun âm. Trường hợp này âm đệm được gọi là âm đệm zêrô.

- Thành phần thứ tư là Âm chính: có vai trị quyết định âm sắc chủ yếu của âm

tiết. Thành phần này luôn do một nguyên âm đảm nhiệm. Trong âm tiết toát, /a/

giữ vai trị là âm chính.

- Thành phần cuối cùng là Âm cuối: chức năng của nó là kết thúc âm tiết. Nó có

thể là phụ âm /t/ trong toát, /n/ trong ban, hoặc một bán nguyên âm /u/ trong kêu hay /i/ trong gọi. Tương tự âm đệm, âm cuối có thể là zêrơ. Ví dụ như các âm tiết

ba, bị, bò, bê.

Mối liên kết của năm thành phần trên khơng phải là có mức độ chặt chẽ giống nhau. Liên kết giữa thanh điệu, âm đầu và vần ở mức độ lỏng lẻo, có tính độc lập nhất định. Nghĩa là trong thực tế chúng có thể phân li. Chẳng hạn trong cách nói lái con mèo-

meo cịn, con cầy-cây cịn có hiện tượng tách thanh điệu ra khỏi thành phần còn lại của âm

tiết. Trong cách nói cá đua-cua đá, chua vúa-vua chúa cho thấy có sự hốn đổi âm đầu

giữa hai âm tiết. Mối liên kết giữa các thành phần âm đệm, âm chính và âm cuối trong vần thì chặt chẽ hơn. Trong thực tế, ít thấy có sự phân li giữa các thành phần này [3].

2.2.1.2. Âm vị

Âm vị là đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có ý nghĩa của ngơn ngữ [3]. Để ghi âm vị, người ta thường đặt ký hiệu phiên âm ở giữa hai vạch nghiêng song song. Ví dụ như /b/, /a/. Âm vị có sự phân biệt với âm tố. Âm vị là một đơn vị trừu tượng, còn âm tố là một đơn vị cụ thể. Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị [3].

Các âm tiết tiếng Việt đối lập nhau theo nhiều thành tố: thanh điệu, âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. Tương ứng như vậy, tiếng Việt khơng phải có hai mà có năm

51

hệ thống âm vị: hệ thống âm đầu, hệ thống âm đệm, hệ thống âm chính, hệ thống âm cuối và hệ thống thanh điệu.

a) Hệ thống âm đầu

Tiếng Việt có 22 phụ âm làm nhiệm vụ âm đầu. Các phụ âm được mô tả ở Bảng 2.3 dưới đây.

Một phần của tài liệu Nhận dạng tự động tiếng nói phát âm liên tục cho các phương ngữ chính của tiếng việt theo phương thức phát âm (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)