CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2 Các hàm ý và đề xuất từ kết quả nghiên cứu
5.2.2.2 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Đối với cơ quan chức năng, cần hồn thiện mơi trường pháp lý về trong lĩnh vực kế toán, kiểm tốn và cơng bố thơng tin như: sửa đổi chuẩn mực kế toán, kiểm toán theo hướng tiệm cận với chuẩn mực kế tốn quốc tế; hồn thiện các quy định về trình bày và cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn; kiểm tra kỹ thông tin cung cấp bởi CTNY để đảm bảo rằng thông tin công bố là chính xác và kịp thời, người cung cấp thông tin không vi phạm chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp; ban hành Bộ Nguyên tắc QTCT phù hợp với tình hình thực trạng QTCT tại Việt Nam kèm các văn bản hướng dẫn áp dụng làm cơ sở để các CTNY có thể học hỏi và áp dụng.
Nhà nước cũng cần chú trọng việc quản lý chất lượng thơng tin bên cạnh cơ quan chứng khốn nhằm đảm bảo thơng tin chính xác được cơng bố đến NĐT, tập trung giám sát, phát hiện và xử phạt nghiêm các vi phạm về thao túng, nội gián, vi phạm về nghĩa vụ báo cáo và CBTT của thành viên thị trường, tăng cường các chế tài xử phạt nhằm đủ sức răn đe đối với các CTNY không tuân thủ các quy định về CBTT.
Cùng với đó, cơ quan quản lý yêu cầu doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và BCTC, khuyến khích cơng bố thơng tin bằng tiếng Anh đối với các CTNY, lập và CBTT BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế, tăng cường khả năng đọc hiểu BCTC cho nhà đầu tư, tăng cường kết hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tun truyền thơng tin về thị trường chứng khốn giúp những NĐT và các bên liên quan
85
nắm bắt thơng tin kịp thời, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thơng tin của NĐT.
Việc xây dựng chỉ số minh bạch hóa thơng tin đối với TTCK Việt Nam rất cần thiết khơng chỉ đối với các NĐT mà cịn đối với cả quản lý nhà nước. Việc triển khai thực hiện cần sự phối hợp cả về tài chính, cũng như kỹ thuật của các cơ quan ban, ngành, như: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, các tổ chức trong và ngồi nước, các hiệp hội nhà đầu tư, ... Ngoài ra, cũng cần sự phối hợp của các cơ quan truyền thông trong việc tuyên truyền cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích mà chỉ số minh bạch hóa thơng tin mang lại.
Nguồn thông tin được sử dụng để đánh giá mức độ minh bạch hóa thơng tin cần đảm bảo tính chính xác, tồn diện của chỉ số, sẽ là báo cáo thường niên của doanh nghiệp, báo cáo tài chính năm, q, website, quy chế cơng ty, biên bản họp hội đồng thường niên, ... Áp dụng kinh nghiệm của Đài Loan trong việc phối hợp giữa các sàn giao dịch chứng khoán xây dựng một website cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá, hay áp dụng kinh nghiệm của Mỹ trong xây dựng mẫu báo cáo chung cho các công ty niêm yết gửi tới các cổ đơng. Mẫu này có thể do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng dựa trên những tiêu chí đánh giá tình hình minh bạch hóa thơng tin. Quy trình chấm điểm nên chia làm 2 bước: (1) Doanh nghiệp có thể tự nguyện và định kỳ tính điểm của mình; (2) Ủy ban đánh giá thực hiện dựa trên việc ghi nhận từng tiêu chí để đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Đánh giá việc thực hiện chấm điểm của từng công ty nên thực hiện bởi một ủy ban độc lập, bao gồm: các thành viên độc lập từ các tổ chức uy tín như: Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán và các hiệp hội chứng khoán, hiệp hội kiểm tốn, …
Quy trình đánh giá cũng nên công bố rộng rãi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nắm rõ. Qua đó, một mặt nâng cao hiệu quả hoạt động tại doanh nghiệp. Mặt khác, nhà đầu tư sẽ có một kênh thơng tin hữu ích, tổng hợp và dễ dàng so sánh hơn trong việc ra quyết định đầu tư. Cần có các biện pháp khuyến khích hợp lý như: trao giải thưởng, chứng chỉ hàng năm vinh danh các cơng ty có chỉ số minh bạch hóa thơng tin cao.