CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Đo lường các biến nghiên cứu
3.3.1.2 Đo lường biến phụ thuộc
Trên cơ sở quan điểm về MBTT trên BCTC như trên, việc đo lường mức độ minh bạch tập trung vào các đặc điểm của thông tin được thể hiện trong khái niệm về MBTT trên BCTC bao gồm: tin cậy, kịp thời, trung thực, đầy đủ, nhất quán và thuận tiện. Đồng
thời, kết hợp với việc kế thừa phương pháp đo lường của Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)
60
có điều chỉnh lại một số mục, nghiên cứu này đưa ra thước đo về mức độ MBTT trên BCTC của các CTNY như sau: mỗi đặc điểm hoặc nhóm đặc điểm được tính với 5 mức điểm, trong đó: điểm thấp nhất trong mỗi đặc điểm là 1 và cao nhất là 5 điểm.
Về sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán: Nghiên cứu kết hợp hai căn cứ: mức độ uy
tín của cơng ty kiểm toán của CTNY và loại ý kiến kiểm toán của BCTC của CTNY để đo lường đồng thời các đặc điểm.
• Mức độ uy tín của cơng ty kiểm tốn
Để đánh giá mức độ uy tín của cơng ty kiểm tốn, nghiên cứu dựa trên cách đánh giá và phân loại của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) với các tiêu chí về doanh thu, số lượng khách hàng, số lượng nhân viên và số lượng kiểm toán viên hành nghề trong mỗi doanh nghiệp kiểm tốn. Các cơng ty kiểm toán được phân loại thành 5 nhóm:
Bảng 3.1 Bảng phân nhóm cơng ty kiểm tốn
Năm Nhóm 1: Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 2014 EY, Deloitte, KPMG PwC, A&C, AASC, UHY ACA DTL, GTV,
AISC, VAE AAC
Các DN KT còn lại 2015 EY, Deloitte, PwC, AASC KPMG, A&C,
UHY ACA AISC, AVA
GTV, DTL, AAC, VAE, TL-TDK Các DN KT còn lại 2016 EY, Deloitte, PwC, AASC KPMG, A&C UHY ACA, RSM, VAE, TL-TDK GTV, AVA, CPA VIETNAM, AAC, AISC Các DN KT còn lại 2017 EY, Deloitte, PwC KPMG, A&C TL-TDK, MAZARS VIETNAM, UHY ACA GTV, ANVIET CPA, CPA VIETNAM, AAC, AISC Các DN KT còn lại
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của VACPA)
Và được sắp xếp theo thứ tự mức độ uy tín giảm dần như sau:
61
Bảng 3.2: Cách tính điểm mức độ uy tín của cơng ty kiểm tốn
Nhóm Tiêu chuẩn đo lường Điểm
1 Nhóm các cơng ty kiểm tốn nằm trong top 5 của cả 4 tiêu chí do VACPA đưa ra. CTNY do nhóm 1 kiểm tốn thì điểm
số là 5 - mức cao nhất. 5
2
Nhóm các cơng ty kiểm tốn nằm trong top 10 của cả 4 tiêu chí do VACPA đưa ra nhưng không bao gồm các doanh nghiệp kiểm toán đã xếp vào nhóm 1. CTNY do nhóm 2 kiểm tốn thì điểm số là 4.
4
3
Nhóm các cơng ty kiểm toán nằm trong top 15 của cả 4 tiêu chí do VACPA đưa ra nhưng không bao gồm các doanh nghiệp kiểm tốn đã xếp vào 2 nhóm trên. CTNY do nhóm 3 kiểm tốn thì điểm số là 3.
3
4
Nhóm các cơng ty kiểm tốn nằm trong top 20 của cả 4 tiêu chí do VACPA đưa ra nhưng không bao gồm các doanh nghiệp kiểm tốn đã xếp vào 3 nhóm trên. CTNY do nhóm 4 kiểm tốn thì điểm số là 2.
2
5 Nhóm các cơng ty kiểm tốn cịn lại ngồi các doanh nghiệp kiểm tốn đã xếp vào 4 nhóm trên thì điểm số là 1- mức thấp
nhất. 1
(Nguồn: Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015))
• Loại ý kiến của kiểm tốn viên
Ngồi ra để đánh giá sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán của thông tin trên BCTC
mà các CTNY cung cấp, nghiên cứu cịn sử dụng loại ý kiến của kiểm tốn viên độc lập về BCTC của các CTNY làm cơ sở đánh giá. Các ý kiến trên báo cáo kiểm toán phát hành cùng BCTC của từng doanh nghiệp được phân nhóm thành: (1) Ý kiến kiểm tốn
chấp nhận tồn phần; (2) Ý kiến kiểm toán ngoại trừ; (3) Ý kiến kiểm toán trái ngược và từ chối đưa ra ý kiến.
Căn cứ vào nội dung của các ý kiến kiểm toán tác giả điều chỉnh điểm đánh giá sự tin
cậy, đầy đủ và nhất quán của thông tin trên BCTC mà các CTNY cung cấp. Cách thức
điều chỉnh điểm như sau:
- Trường hợp ý kiến kiểm toán là ý kiến chấp nhận tồn phần thì khơng điều chỉnh giảm điểm số của sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán - là điểm số đã cho theo “Mức độ uy tín của doanh nghiệp kiểm tốn”.
- Trường hợp ý kiến chấp nhận tồn phần nhưng có đoạn nhấn mạnh mà cơ sở cho đoạn nhấn mạnh có ảnh hưởng đến sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán, chẳng hạn như:
62
doanh nghiệp khơng trích lập dự phịng trợ cấp mất việc làm, … điểm số cho mục sự tin
cậy, đầy đủ và nhất quán trong trường hợp này bị giảm trừ đi 1 điểm.
- Trường hợp ý kiến kiểm toán ở các dạng ý kiến cịn lại khơng phải là ý kiến chấp nhận tồn phần thì điểm số cho đặc điểm sự tin cậy, đầy đủ và nhất quán ở mức thấp nhất – 1 điểm.
Về sự kịp thời: Đặc điểm này được xác định bằng cách tính khoảng thời gian từ
thời điểm kết thúc niên độ kế toán của mỗi CTNY trong mẫu nghiên cứu đến thời điểm công bố BCTC. Thời điểm cơng bố BCTC chính là thời điểm phát hành chính thức BCTC kèm báo cáo kiểm tốn BCTC của các CTNY được cơng bố trên website chính thức của SGDCK TP.HCM và Hà Nội.
Bảng 3.3: Cách tính điểm mức độ kịp thời của thơng tin BCTC
Nhóm Tiêu chuẩn đo lường Điểm
1 Nộp BCTC sớm từ 30 ngày trở lên 5
2 Nộp BCTC sớm từ 15 đến dưới 30 ngày 4
3 Nộp BCTC đúng hạn hoặc sớm từ 1 đến dưới 15 ngày 3
4 Nộp BCTC trễ dưới 10 ngày 2
5 Nộp BCTC trễ từ 10 ngày trở lên 1
(Nguồn: Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015))
Về tính trung thực: Tính trung thực của thông tin trên BCTC công bố của các CTNY được xác định bằng cách so sánh KQKD được công bố trước và sau khi kiểm toán, độ chênh lệch càng lớn thì độ trung thực càng giảm và ngược lại.
Bảng 3.4: Cách tính điểm mức độ trung thực của thơng tin BCTC
Nhóm Mức Tiêu chuẩn đo lường Điểm
1 Khơng có sai sót Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trong ngưỡng từ 0% đến dưới
1% 5
2 Mức sai sót khơng đáng kể Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trong ngưỡng từ 1% đến 5% 4 3 Mức sai sót đáng kể Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và kiểm toán trong ngưỡng từ trên 5% đến sau
10% 3
4 Mức sai sót vượt mức trọng yếu Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán trên 10% đến 50% 2 5 Mức sai sót vượt mức trọng yếu với tỷ
lệ cao
Tỷ lệ chênh lệch lợi nhuận trước và sau
kiểm toán trên 50% 1
63
(Nguồn: Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015))
Về sự thuận tiện: Sự thuận tiện trong việc thu thập BCTC của các CTNY được
xác định bằng tính thuận lợi và dễ dàng trong việc tiếp cận thông tin của NĐT trong việc thu thập và tổng hợp thông tin thông qua các phương tiện CBTT. Cách thức tính điểm để xác định sự thuận tiện được chi tiết như sau:
Bảng 3.5: Cách tính điểm mức độ thuận tiện của thơng tin BCTC
Nhóm Tiêu chuẩn đo lường Điểm
1
Các CTNY công bố và sắp xếp thơng tin tài chính (TTTC) một cách cụ thể rõ ràng theo từng mục, các TTTC được thể hiện sẵn trên website công ty, file định dạng dữ liệu gồm cả PDF, Word hoặc Excel, có file tiếng Việt lẫn tiếng Anh, có những phân tích sơ bộ cho nhà đầu tư về các TTTC trên website cơng ty, có so sánh chỉ số tài chính của cơng ty với các công ty cùng ngành
5
2
Các CTNY công bố và sắp xếp thông tin một cách cụ thể rõ ràng theo từng mục, các thông tin được thể hiện sẵn trên website công ty, dễ thấy, dễ tìm, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file tiếng Việt và có những phân tích sơ bộ cho nhà đầu tư về các thơng tin tài chính trên website cơng ty
4
3
Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC một cách cụ thể rõ ràng theo từng mục, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file tiếng Việt và có ít hoặc khơng có phân tích sơ bộ về các thơng tin tài chính trên website cơng ty
3
4
Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC bình thường, dưới dạng tin tức, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file tiếng Việt và chỉ cơng bố thơng tin đơn thuần, khơng có bất kỳ phân tích gì về các thơng tin tài chính trên website công ty
2
5
Các CTNY công bố và sắp xếp TTTC khơng rõ ràng hoặc khó tìm hoặc khơng cơng bố trên website công ty, file định dạng dữ liệu chỉ có PDF, chỉ có file tiếng Việt và chỉ CBTT đơn thuần, khơng có bất kỳ phân tích gì về các thơng tin tài chính trên website công ty
1
(Nguồn: Ts. Lê Thị Mỹ Hạnh (2015)) 3.3.1.3 Chỉ số mức độ minh bạch thông tin trên BCTC
Sau khi đo lường từng điểm thành phần trên, chỉ số mức độ MBTT trên BCTC của mỗi CTNY được tính như sau:
𝐓𝐓𝐓𝐓𝐓𝐓𝐓𝐓𝐓𝐓𝐣𝐣 = ∑ 𝐝𝐝𝐢𝐢𝐣𝐣
𝐧𝐧𝐣𝐣 𝐢𝐢=𝟏𝟏
𝐧𝐧𝐣𝐣
64 Trong đó:
- TRANSj: Chỉ số mức độ minh bạch thông tin trên BCTC của CTNY j; - d: Mức điểm tương ứng với từng đặc điểm, nhóm đặc điểm;
- i: Các đặc điểm, nhóm đặc điểm để đo lường mức độ minh bạch; - n: Tổng số các đặc điểm, nhóm đặc điểm đánh giá.
3.3.2 Biến độc lập
Các biến độc lập gồm 11 biến: quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, mức sinh lời, hiệu suất sử dụng tài sản, tài sản đảm bảo, công ty kiểm tốn, sở hữu cổ đơng nhà nước, mức độ sở hữu tập trung, sở hữu cổ đơng nước ngồi, cơ cấu HĐQT, kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
Mô tả chi tiết và cách thức đo lường các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 3.6 Biến độc lập và cách đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin BCTC của CTNY
Tên
biến Mô tả biến Loại biến Cách đo lường nghiên cứu Kế thừa
Ảnh hưởng kỳ vọng
đến TRANS
FSIZE Quy mô doanh nghiệp Biến độc lập
Logarit giá trị sổ sách tổng tài sản
của doanh nghiệp tại thời điểm
cuối năm báo cáo
Bushman và cộng sự (2001), Archambault (2003), Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015),… +
LEV Địn bẩy tài chính Biến độc lập
Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm báo cáo. Jeffrey và Marie E. Archambault (2003), Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015),… +
PROL Mức sinh lời Biến độc lập
Lợi nhuận sau thuế/ [(Doanh thu thuần + Doanh thu HĐTC + Doanh thu] Archambault (2003), Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015),… +
65
EASSET Hiệu suất sử dụng tài sản Biến độc lập Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015),… +
FIX Tài sản đảm bảo Biến độc lập
[Nguyên giá tài sản cố định - khấu hao tài sản cố định]/Tổng tài sản
Cheung và
cộng sự (2005) +
AUDIT Chủ thể kiểm toán Biến độc lập =1 nếu do Big Four kiểm toán, ngược lại = 0 Becker và cộng sự (1998), Fargher và cộng sự (2001), Archambault (2003), L.T.M. Hạnh (2015), H.X. Thạch (2017),… +
OWNP Sở hữu cổ đông nhà nước
Biến độc
lập Tỷ lệ sở hữu cổ đông nhà nước
Robert Bushman, Piotroski & Smith (2004)
+
CONS Mức độ sở hữu tập trung Biến độc lập Tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất
Archambault (2003), S.Y Cheung et al (2005), H.X. Thạch (2017),… -
FORES Sở hữu cổ đơng nước ngồi
Biến độc
lập Tỷ lệ sở hữu của cổ đơng nước ngồi
Assaf và Efraim (2004),
H.X. Thạch (2017)
+
BEXC Cơ cấu HĐQT Biến độc lập Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015) + CEO Kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc. Biến độc lập Sử dụng biến giả: CEO = 1, nếu chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc; CEO = 0, nếu chủ tịch HĐQT không kiêm Tổng giám đốc Cheung và cộng sự (2005), L.T.M. Hạnh (2015), H.X. Thạch (2017), … -
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ các nghiên cứu trước)
3.4 Thu thập dữ liệu
Mẫu được chọn từ tổng thể nghiên cứu ban đầu là các công ty cổ phần niêm yết ngành nguyên vật liệu trên SGDCK TP.HCM (HOSE). Điều kiện để các doanh nghiệp được chọn vào mẫu nghiên cứu là những CTNY có đầy đủ các báo cáo:
66
- BCTC phải có đủ bốn báo cáo; BCTC dưới dạng file PDF hoặc word được thu thập trực tiếp từ website của công ty hay sàn giao dich chứng khoán, BCTC đã được kiểm toán liên tục trong 4 năm từ 2014 đến 2017.
- Báo cáo thường niên năm 2014, 2015, 2016 và 2017.
Để thể hiện tính thống nhất của số liệu thu thập, tác giả chỉ sử dụng số liệu trên BCTC của các CTNY có niên độ kế tốn bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc ngày 31/12 cùng năm. Căn cứ vào các điều kiện trên, có 58 CTNY được chọn vào mẫu nghiên cứu. Đồng thời khảo sát trong một khoảng thời gian sẽ mang lại tính chính xác cao hơn cho bài nghiên cứu. Ngoài những báo cáo, tác giả thu thập thêm những thơng tin có sẵn và các dữ liệu đầu vào có liên quan nhằm phục vụ cho quá trình điều tra các biến về sau.
3.5 Phương pháp ước lượng mơ hình
3.5.1 Lựa chọn mơ hình
- Mơ hình hồi quy gộp (Pooled OLS) - Mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) - Mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM)
Từ mẫu dữ liệu bảng, tác giả thực hiện hồi quy với mơ hình ảnh hưởng cố định và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên. Sau đó áp dụng thủ tục kiểm định Hausman. Nếu (Prob>χ2) < 5%, nghĩa là mơ hình ảnh hưởng cố định (FEM) được lựa chọn. Ngược lại mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) sẽ được lựa chọn. Trong trường hợp nếu mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) được lựa chọn, tác giả tiếp tục kiểm tra tính hợp lệ của mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên bằng cách áp dụng thử nghiệm Breusch Pagan Lagrange. Nếu (Prob >χ2) < 5%, nghĩa là mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) được lựa chọn. Ngược lại, áp dụng mơ hình hồi quy gộp Pooled OLS.
3.5.2 Kiểm định các khuyết tật của mơ hình
a. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến b. Kiểm định tự tương quan
c. Kiểm định phương sai thay đổi
TỔNG KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả trình bày về quy trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, mơ hình, giả thuyết nghiên cứu, cách chọn mẫu và thu thập dữ liệu, đưa ra cách tính các biến độc lập và phụ thuộc. Bài nghiên cứu đưa ra nhóm giả thuyết kiểm định trong mối quan hệ giữa các biến: quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, mức sinh lời, hiệu suất sử
67
dụng tài sản, tài sản đảm bảo, cơng ty kiểm tốn, sở hữu cổ đông nhà nước, mức độ sở hữu tập trung, sở hữu cổ đơng nước ngồi, cơ cấu HĐQT, kiêm nhiệm chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc tác động lên MBTT trên BCTC của các CTNY ngành nguyên vật liệu trên TTCK Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ BCTC có kiểm tốn của CTNY ngành nguyên vật liệu trên sàn HOSE trong giai đoạn 2014-2017, tập hợp thành dữ liệu bảng. Sau khi có đầy đủ dữ liệu tác giả tiến hành xử lý bằng phần mềm STATA và excel. Chương tiếp theo, kết quả thu được sẽ được phân tích thơng qua phương pháp thống kê mơ tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy.
68
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở chương 3. Những kiểm định được thực hiện nhằm kiểm chứng các giả thuyết đặt ra trên cơ sở đó đánh giá xem kết quả đó có đáp ứng mục tiêu của bài nghiên cứu là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính minh bạch thơng tin trên BCTC của CTNY ngành