CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ HỒI QUY
4.3. Bình luận kết quả nghiên cứu
4.3.2. Vai trò của các cơ quan tham chiếu tín dụng trong việc thúc đẩy phát triển tà
tài chính
Thống kê mơ tả dữ liệu cho thấy, so sánh về độ bao phủ theo tỷ lệ phần trăm trên 100 người trưởng thành thì độ bao phủ của các cơ quan đăng kí tín dụng cơng thấp hơn so với các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân tại các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp, thu nhập trung bình thấp và thu nhập trung bình cao tại châu Á. Tuy nhiên, kết quả ước lượng các mơ hình hồi quy lại cho thấy các cơ quan đăng kí tín dụng cơng có vai trị mạnh mẽ hơn so với các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân trong nổ lực thúc đẩy phát triển tài chính.
Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của (Galindo & Miller, 2001) theo quan điểm rằng các cơ quan đăng ký tín dụng cơng có nhiều khả năng tăng cường phát triển tài chính so với văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân ở các nước kém phát triển. Mặt khác, kết quả này lại không phù hợp với (Love & Mylenko, 2003) ở lập luận rằng trong khi sự hiện diện của các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân có liên quan đến tỷ lệ cho vay ngân hàng cao hơn và các ràng buộc thấp hơn về tài chính, thì các cơ quan đăng ký tín dụng cơng khơng có ảnh hưởng đáng kể đến những hạn chế tài chính. Kết quả này cũng khơng thống nhất với nghiên cứu của (Triki & Gajigo, 2012), vì các tác giả đã kết luận rằng các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân nhạy cảm hơn với việc tiếp cận tài chính, so với các cơ quan đăng ký tín dụng cơng. Và cuối cùng, kết quả nghiên cứu này cũng không đồng nhất với phát hiện của Asongu et al. (2016), rằng phần lớn các cơ quan tham chiếu tín dụng (bao gồm cả cơ quan đăng kí tín dụng cơng và văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân) ảnh hưởng tiêu cực đến việc truy cập tài chính, và (Asongu & Nwachukwu, 2017) kết luận rằng các động lực phát triển tài chính phản ứng tích cực hơn với các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân so với các cơ quan đăng ký tín dụng cơng. Như vậy, kết quả nghiên cứu này tuy phù hợp với nghiên cứu của (Galindo & Miller, 2001) nhưng chưa thống nhất với các nghiên cứu trước đó của các tác giả (Asongu & Nwachukwu, 2017; Asongu et al., 2016; Love &
Mylenko, 2003; Triki & Gajigo, 2012). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này có thể khách quan, phù hợp với thực tế và được giải thích cho trường hợp của các quốc gia châu Á trong mẫu nghiên cứu bởi một số nguyên nhân sau.
Thứ nhất, một cơ quan đăng ký công thường được duy trì bởi khu vực cơng, thơng thường là ngân hàng trung ương, trong khi một văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân được quản lý bởi khu vực tư nhân. Trong hầu hết các trường hợp, các cơ quan đăng ký cơng cộng được thiết lập, ít nhất là ban đầu, để hỗ trợ giám sát ngân hàng, mặc dù dữ liệu cũng thường được truy cập bởi những người cho vay, những người sử dụng thơng tin tín dụng để đánh giá người vay tiềm năng. Theo một khảo sát do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2003, 46% cơ quan đăng ký tín dụng cơng ban đầu được thành lập để hỗ trợ giám sát ngân hàng, trong khi chỉ có 34% được thiết lập để cải thiện chất lượng và số lượng dữ liệu có sẵn cho người cho vay (Miller 2003). Do tính chất và mục tiêu hoạt động này mà các thơng tin tín dụng được chia sẻ với cơ quan đăng kí tín dụng cơng là bắt buộc thực hiện đối với một số tổ chức tài chính, tính chính xác và minh bạch của thơng tin tín dụng được chia sẻ cũng cao hơn. Ngược lại, các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân khơng có quyền lực pháp lý hoặc quy định để áp dụng các biện pháp trừng phạt đáng kể đối với những người không cung cấp dữ liệu hoặc cung cấp dữ liệu không đáng tin cậy và dễ bị lỗi, họ chỉ có thể giới hạn các tổ chức vi phạm truy cập cơ sở dữ liệu thơng tin tín dụng. Đồng thời, cũng vì mục đích chính của các cơ quan đăng ký tín dụng cơng là theo dõi rủi ro ngân hàng, nên các cơ quan này thường chỉ thu thập dữ liệu trên mức giới hạn tối thiểu, vì các khoản vay nhỏ hơn thường khơng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngành ngân hàng. Hơn nữa, hầu hết các cơ quan đăng ký tín dụng cơng chỉ chứa thơng tin về các tổ chức được giám sát, ngoại trừ các tổ chức không giám sát như nhà bán lẻ, viễn thơng, tổ chức tài chính vi mơ. Điều này giải thích tại sao mức độ bao phủ của các cơ quan đăng kí tín dụng cơng thường thấp hơn so với các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân nhưng hiệu quả thúc đẩy phát triển tài chính lại mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, có thể xảy ra một số trường hợp mà các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân không tự phát triển hoặc chỉ phát triển với phạm vi hạn chế. Trong những trường hợp như vậy, phản ứng của chính phủ là thành lập các cơ quan đăng ký công hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của cơ quan đăng kí tín dụng cơng đã thành lập để giám sát rủi ro của ngành ngân hàng. Jappelli và Pagano (2002) đã chứng minh các cơ quan đăng ký tín dụng cơng thường đóng vai trị thay thế, nghĩa là chúng đã được chính phủ tạo ra như một sự thay thế cho văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân vắng mặt. Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng các cơ quan đăng ký tín dụng cơng tồn tại khi khả năng bảo vệ chủ nợ yếu (Jappelli và Pagano 2003) - thị trường cho các tổ chức cho vay trong những tình huống này cao, và do đó họ có xu hướng bị chi phối bởi một hoặc một vài tổ chức lớn. Djankov, McLiesh và Shleifer (2007) đã chứng minh rằng các quốc gia kém phát triển hơn có nhiều khả năng có cơ quan đăng kí tín dụng cơng hơn là văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân. Thêm nữa, hoạt động của một văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân có thể hiệu quả hơn so với cơ quan đăng kí tín dụng cơng khi ở mức độ phát triển cao của khu vực tài chính. Điều này là do phạm vi thơng tin tín dụng được thu thập bởi các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân rộng hơn so với các cơ quan đăng kí tín dụng cơng. Ngồi các tổ chức tài chính, văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân cịn thu thập thơng tin tín dụng từ các cơng ty viễn thơng, cơng ty tiện ích, và các đơn vị có cung cấp tín dụng khác mà những loại hình tổ chức này thường chỉ vận hành tốt ở các quốc gia có thị trường tài chính phát triển. Do đó, với mẫu dữ liệu nghiên cứu bao gồm các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp, trung bình thấp và trung bình cao ở châu Á thì hoạt động của các văn phịng thơng tin tín dụng tư nhân chưa phát huy hiệu quả cao hơn so với các cơ quan đăng kí tín dụng cơng.
Thứ ba, theo kết quả nghiên cứu trước đó của (Asongu & Nwachukwu, 2017), kết quả nghiên cứu này có thể được cho là trực quan vì đối với các hệ thống tài chính kém phát triển, việc tăng cường chia sẻ thơng tin trong một số trường hợp có thể làm giảm tốc độ phát triển tài chính, trong khi đối với các hệ thống tài chính phát triển hơn,
việc chia sẻ thơng tin có tác động ngược lại. Đồng thời, mối quan hệ này có thể là phi tuyến tính tùy thuộc vào mức độ phát triển tài chính (Asongu & Nwachukwu, 2017).