CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.4 GIỚI THIỆU VỀ ETHANOL SINH HỌC
1.4.4 Tình hình sản xuất ethanol trên thế giới
Ethanol nhiên liệu là cồn tuyệt đối (hay cịn gọi là cồn khan, có độ cồn 99,7 – 100 %), được sản xuất từ cồn cơng nghiệp (có hàm lượng ethanol 92 – 96 %). Trên thế giới, việc nghiên cứu sử dụng ethanol để thay thế chất phụ gia MTBE trong xăng dầu đã được tiến hành trong nhiều năm qua. Ở Mỹ, Chính phủ nước này cơng bố cấm sử dụng MTBE vào đầu năm 2003, do nhiều cơng trình nghiên cứu về sự ơ nhiễm nguồn nước, mơi
20
trường khơng khí, sức khỏe con người của việc sử dụng MTBE. Ethanol nhiên liệu được đặc biệt chú ý ở các nước có nền nơng nghiệp phát triển và là mục tiêu hướng tới của đa số quốc gia có nhu cầu tiêu thụ năng lượng lớn. Chương trình ethanol nhiên liệu được nhiều nước quan tâm, đầu tư xây dựng chiến lược để phát triển các nhà máy sản xuất ethanol từ các loại ngũ cốc như: ngơ, sắn, mía đường.... để đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiên liệu tái tạo trong tương lai. Đây là chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có về lao động, đất đai, nguồn nơng sản ở mỗi quốc gia.
Theo Petrovietnam, hiện nay, 47 % ethanol nhiên liệu trên thế giới được sản xuất từ mía đường và 53 % được sản xuất từ nguyên liệu chứa tinh bột. Năm 2003, toàn thế giới đã sản xuất được 38,5 tỷ lít Etanol nhiên liệu (trong đó châu Mỹ chiếm khoảng 70 %, châu Á 17 %, châu Âu 10 %), trong đó 70 % được dùng làm nhiên liệu, 30 % được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm, y tế, hoá chất. Đến năm 2007, lượng ethanol nhiên liệu sản xuất đã tăng lên 56 tỷ lít, trong đó tỷ lệ sử dụng làm nhiên liệu tăng lên 75 %. Dự báo đến năm 2012 (khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực), lượng ethanol nhiên liệu thế giới sẽ tăng lên 81,9 tỷ lít và tỷ lệ sử dụng làm nhiên liệu tăng lên tới 85 %.
Trên thế giới, Brazil, Mỹ và Trung Quốc là 3 quốc gia đứng đầu về sản xuất và sử dụng Etanol nhiên liệu. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia phát triển rất nhanh về sản xuất và sử dụng xăng pha cồn sản xuất từ phế phẩm của sắn, hạt ngô, cây ngơ, đường, bã mía.
Brazil: Là quốc gia sản xuất và sử dụng cồn nhiên liệu lớn nhất thế giới. Hiện có trên 60.000 đồn điền trồng mía với 6,5 triệu hecta và trên 500 nhà máy sản xuất đường, cồn chủ yếu dùng trong nước và xuất khẩu (tương đương với 220.000 thùng dầu/ngày) hàng năm tiết kiệm được trên 2 tỷ USD chi cho việc nhập dầu. Cả nước có trên 3 triệu ơtơ sử dụng hồn tồn cồn khan làm nhiên liệu và 17 triệu ơtơ sử dụng xăng pha 24 % cồn. Ngành cơng nghiệp mía - đường - cồn và các ngành liên quan của Braxin hàng năm có doanh thu khoảng 8,3 tỷ USD, giải quyết việc làm cho trên 1 triệu lao động. Từ năm 1975, Chính phủ Braxin đã thực thi chương trình mang tên Proalcool mà sau này trở thành mẫu hình được nhiều quốc gia học tập để phát triển nhiên liệu sinh học (Đỗ Huy
Định, 2003; Pessoa et al., 2005). Năm 2004, Braxin sản xuất cồn ở mức kỷ lục với 15,2
tỷ lít, tăng 3,4 % so với năm 2003, năm 2009, sản lượng này lên tới 19,8 tỷ lít (Bảng 1.8).
Bảng 1.8 Dự tính sản lượng ethanol tồn cầu từ năm 2011 đến năm 2016 Dự tính sản lượng ethanol tồn cầu 2011 – 2016 (Triệu Gallons)
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Mỹ 14.401 13.768 13.293 14.313 14.807 15.329 Brazil 5.573 5.577 6.267 6.190 7.093 7.295 Liên minh Châu Âu 1.167 1.139 1.371 1.445 1.387 1.377 Trung Quốc 554 555 696 635 813 845
21 Thái Lan 310 334 322 Argentina 160 211 264 Ấn Độ 545 155 211 225 Các nước khác 727 865 391 490 Thế giới 22.404 21.812 23.429 24.570 25.682 26.583
(Renewable Fuels Association.
http://www.ethanolrfa.org/resources/industry/statistics/#1460745351689-ce62f81b-
29be. Truy cập ngày 4/4/2017).
Mỹ: Là quốc gia tiêu thụ hàng năm 25 % năng lượng trên thế giới (trong khi chỉ có 6 % trữ lượng dầu mỏ), hơn 60 % dầu mỏ phải nhập từ bên ngoài. Sự thâm hụt cán cân thương mại năng lượng lên đến trên 80 tỷ USD. Năm 1998, Tổng thống Mỹ B. Clinton đã ký sắc lệnh 13101 về sử dụng sản phẩm sinh học thay thế một phần dầu mỏ. Năm 2004, Mỹ đã sản xuất trên 13 triệu m3 cồn. Tương lai, Mỹ có thể vượt Braxin, nước sản xuất ethanol lớn nhất trên thế giới hiện nay (vào năm 2004), do lệnh cấm sử dụng MTBE (vào năm 2003) sẽ làm tăng mạnh nhu cầu đối với ethanol nhiên liệu ở Mỹ. Trung Quốc: Là quốc gia sản xuất và sử dụng cồn nhiên liệu lớn thứ 3 sau Braxin và Mỹ. Năm 2004, nước này đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất cồn lớn nhất thế giới với công suất 600.000 tấn/năm tại Cát Lâm (mỗi năm tiêu thụ 1,9 triệu tấn ngô làm nguyên liệu), tăng sản lượng cồn ethanol cả nước trên 3,5 triệu m3. Từ tháng 6/2002, nước này đã quyết định sử dụng xăng pha 10 % cồn khan (E - 10) ở 5 thành phố và đến cuối năm 2006 sẽ tăng thêm 27 thành phố đông dân khác.
Thái Lan: Cũng là một trong những quốc gia tích cực đầu tư vào nhiên liệu sinh học. Đến năm 2004, nước này đã sản xuất trên 280.000 m3 cồn, đầu tư thêm 20 nhà máy để năm 2015 có trên 2,5 tỉ lit cồn dùng làm nhiên liệu. Chính phủ nước này có kế hoạch tăng sản lượng ethanol nhiên liệu lên tới 650 triệu lít vào năm 2003 từ nguyên liệu chính là sắn, ngơ, mía đường.
Tây Ban Nha: Trở thành nhà sản xuất ethanol sinh học lớn nhất ở châu Âu vào năm 2004, khi nhà máy thứ 3 và là nhà máy lớn nhất của nước này đi vào hoạt động vào năm 2004.
Ấn Độ: Là nước thứ 3 trong khu vực châu Á bắt đầu sản xuất ethanol nhiên liệu. Ấn Độ đã sử dụng xăng pha 5 % cồn ở 9 bang và 4 tiểu vùng từ ngày 1/1/2003, các bang còn lại sử dụng ở giai đoạn 2, giai đoạn 3 sẽ tăng 10 % cồn pha trong xăng. Hiện nay, công nghiệp ethanol của nước này mới đạt 1,8 tỷ lít. Ấn Độ phụ thuộc chủ yếu vào lượng dầu nhập khẩu, năm 2001, lượng dầu nhập khẩu là 75 triệu tấn, trị giá 17,5 tỷ USD, cho thấy nhu cầu về ethanol nhiên liệu là rất lớn. Số liệu của tiến sĩ Christoph Beng trong báo cáo "Công nghiệp sản xuất ethanol thế giới năm 2001" cho biết: Tổng nhu cầu ethanol nhiên liệu của ấn Độ ước tính khoảng 3,2 tỷ lít/ năm. Nhu cầu ethanol tăng cao dẫn đến hình thành thị trường xuất nhập khẩu ethanol nhiên liệu giữa các nước. Một số nước công nghiệp như Nhật bản, Hàn quốc… phải nhập khẩu lượng lớn ethanol từ một
22
số quốc gia sản xuất cồn nhiên liệu. Theo dự tính, từ năm 2008 đến năm 2012 sản lượng ethanol trên tồn cầu tăng từ 61 đến 82 tỉ lít.